Nội dung bài viết

Sparkline Google Sheets – Mẹo sử dụng hàm đơn giản, hiệu quả

12/11/2024
88 lượt xem
5/5 - (1 đánh giá)
Chia sẻ qua
Hàm Sparkline Trong Google Sheets

Sparkline trong Google Sheets là một hàm tính cho phép người dùng có thể thiết lập các biểu đồ thu nhỏ trong một ô dựa trên xu hướng dữ liệu số mà mình đã chọn. Tuy là hàm cũ, nhưng thực tế, khá nhiều người dùng Google Sheets vẫn chưa thực sự hiểu rõ về Sparkline và cách triển khai hàm tính hiệu quả. Vậy nên, với nội dung bài viết hôm nay, HVN Group sẽ chia sẻ chi tiết đến người dùng tất tần tật những thông tin tổng quan về Sparkline Google Sheets.

Cú pháp của hàm Sparkline trong Google Sheets

Thông thường, người dùng sẽ bôi đen dữ liệu và click chọn Insert >> chọn Chart và chọn loại biểu đồ mà mình muốn hiển thị. Tuy nhiên, hàm Sparkline thì không khả dụng với cách này. 

Biểu đồ được tạo với hàm Sparkline sẽ được hiển thị thông qua công thức. Khi đó, việc hiểu rõ cú pháp của hàm Sparkline sẽ giúp người dùng dễ dàng tùy chỉnh biểu đồ chỉ với vài thao tác đơn giản. Cụ thể:

Cú pháp hàm Sparkline cơ bản

Cú pháp công thức hàm tính Sparkline cơ bản trong Google Sheets sẽ trả nhanh kết quả là biểu đồ đường thu nhỏ dựa theo mặc định. Nếu thấy biểu đồ phù hợp, người dùng có thể thao tác nhanh mà không cần tùy chỉnh. Cụ thể:

=SPARKLINE(data-range)

Trong đó, data-range là phạm vi vùng dữ liệu mà người dùng muốn tạo biểu đồ. Phạm vi dữ liệu có thể thay đổi theo tùy chọn và mục đích hiển thị dữ liệu của người dùng, nhưng ít nhất phải bao gồm nhiều hơn hai ô trong một cột hoặc một hàng.

Cú Pháp Hàm Sparkline Cơ Bản

Cú pháp hàm Sparkline với các tùy chọn

Cú pháp nâng cao của hàm tính Sparkline cho phép người dùng có thể tùy chỉnh các loại biểu đồ và định dạng phù hợp theo nhu cầu. Cụ thể:

=SPARKLINE(data-range,{option1,option1-value;option2,option2-value,…})

Trong đó, các giá trị sẽ bao gồm:

  • data-range: Phạm vi vùng dữ liệu mà người dùng muốn tạo biểu đồ.
  • option: Cài đặt tùy chỉnh cho loại biểu đồ (cột, đường, thanh ngang, hoặc winloss,…).
  • option-value: Các giá trị liên quan đến cài đặt tùy chỉnh.

Cú Pháp Hàm Sparkline Với Các Tùy Chọn

Cách sử dụng hàm Sparkline Google Sheets

Cách sử dụng hàm Sparkline vẽ biểu đồ trong Google Sheets có thể sẽ hơi phức tạp với người mới, nhưng cũng không quá khó nếu người dùng thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:

Hàm Sparkline với biểu đồ cột

Dưới đây sẽ là một ví dụ cơ bản về cách sử dụng hàm Sparkline trong Google Sheets để tạo biểu đồ cột với bảng dữ liệu như hình bên dưới.

Hàm Sparkline Với Biểu đồ Cột

Để tạo biểu đồ cột với hàm Sparkline, người dùng hãy sử dụng công thức:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“column”})

Trường hợp người dùng muốn tùy chỉnh biểu đồ, có thể xem xét các tùy chọn sau:

1. Tùy chọn Color

Mục đích là để hiển thị màu sắc cho các cột của biểu đồ theo màu chỉ định của người dùng. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“column”;“color”,“yellow”})

Với công thức trên, màu sắc hiển thị của cột sẽ là màu vàng. 

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Cột Với Tùy Chọn Color

2. Tùy chọn FirstColor và LastColor

Mục đích là để đánh dấu cột đầu tiên hoặc cột cuối cùng trong biểu đồ bằng một màu sắc riêng. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“column”;“firstcolor”,“red”})

Với công thức trên, cột đầu tiên của biểu đồ sẽ được hiển thị với màu đỏ.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Cột Với Tùy Chọn Firstcolor

3. Tùy chọn LowColor và HighColor

Mục đích là để đánh dấu cột điểm thấp nhất hoặc cao nhất trong biểu đồ bằng một màu sắc riêng. Ví dụ cụ thể như sau:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“column”;“highcolor”,“green”})

Với công thức trên, cột có điểm số cao nhất trong biểu đồ sẽ được hiển thị với màu xanh.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Cột Với Tùy Chọn Highcolor

4. Tùy chọn NegColor

Mục đích là để đặt màu cho tất cả các cột có giá trị phủ định (giá trị âm cần vẽ trong biểu đồ thu nhỏ). Ví dụ:

=SPARKLINE($D$3:$D$12,{“charttype”,“column”;“negcolor”,“green”})

Với công thức trên, các cột có giá trị âm trong bảng dữ liệu sẽ được hiển thị với màu xanh.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Cột Với Tùy Chọn Negcolor

5. Tùy chọn Axis và AxisColor

Mục đích là để thiết lập một trục vô hình, biểu thị các giá trị dương ở trên trục và bên dưới trục là các giá trị âm. Ví dụ:

=SPARKLINE($D$3:$D$12,{“charttype”,“column”;“negcolor”,“green”;“axis”,TRUE})

Với công thức trên, trục sẽ hiển thị cùng với các giá trị dương ở trên và giá trị âm màu xanh ở dưới.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể tô màu cho trục cho công thức đơn giản sau:

=SPARKLINE($D$3:$D$12,{“charttype”,“column”;“negcolor”,“green”;“axis”,TRUE;“axiscolor”,“yellow”})

Với công thức trên, trục sẽ được hiển thị với màu vàng và các giá trị âm màu xanh ở dưới.

6. Tùy chọn RTL

Mục đích là để tùy chọn hiển thị biểu đồ từ trái sang phải, hoặc từ phải sang trái linh hoạt theo mục đích người dùng. Trong đó, tùy chọn TRUE – tương ứng với hiển thị từ phải sang trái và FALSE – là trái sang phải. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“column”;“rtl”,FALSE})

Với công thức trên, đường biểu đồ sẽ được hiển thị từ trái qua phải. Tùy chọn này sẽ rất hữu ích nếu người dùng muốn hiển thị dữ liệu theo hướng ngược lại mà không cần phải thao tác quá nhiều với việc thay đổi tệp dữ liệu ban đầu.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Cột Với Tùy Chọn RTL

7. Tùy chọn Empty

Mục đích là để thiết lập cài đặt xử lý các ô trống với các giá trị tương ứng có thể là “zero” – không hoặc “ignore” – chỉ định bỏ qua các giá trị. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“column”;“empty”,“zero”})

Với công thức trên, các ô trống sẽ được biểu thị với giá trị là 0.

8. Tùy chọn NaN

Mục đích là để thiết lập cài đặt cho các ô có dữ liệu không phải là số, cụ thể là “ignore” – chỉ định bỏ qua các giá trị này và “convert” – chuyển đổi giá trị thành 0. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“column”;“nan”,“convert”})

Với công thức trên, các giá trị văn bản sẽ được chuyển đổi thành 0.

9. Tùy chọn Ymax và Ymin

Mục đích là để biểu đồ tự động điều chỉnh Yaxis dựa trên dữ liệu max hoặc min. Ví dụ: 

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“column”;“ymin”,“0”})

Với công thức trên, trục Y trên biểu đồ sẽ bắt đầu từ ), giúp người dùng dễ dàng xác định độ lớn, cũng như sự thay đổi rõ rệt giữa các điểm dữ liệu.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Cột Với Tùy Chọn Ymin

Hàm Sparkline với biểu đồ đường

Tương tự với bảng dữ liệu tạo biểu đồ cột bằng hàm Sparkline trong Google Sheets, người dùng có thể thao tác để tạo biểu đồ cột với các bước đơn giản sau: 

Hàm Sparkline Với Biểu đồ đường

Để tạo biểu đồ đường với hàm Sparkline, người dùng hãy sử dụng công thức:

=SPARKLINE($B$3:$B$12)

Biểu đồ đường là biểu đồ mặc định trong Google Sheets, vì vậy trong trường hợp này người dùng sẽ cần xác định rõ phạm vi của dữ liệu. Cụ thể công thức như sau:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“line”})

Trường hợp người dùng muốn tùy chỉnh biểu đồ, có thể xem xét các tùy chọn sau:

1. Tùy chọn Linewidth 

Mục đích là để xác định độ dày của đường trong biểu đồ. Số càng lớn, thì đường sẽ càng dày, và ngược lại. Ví dụ: 

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”;“line”,“linewidth”,2})

Với công thức trên, độ dày đường trong biểu đồ sẽ được chỉ định là 2.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ đường Với Tùy Chọn Linewidth

2. Tùy chọn Color

Mục đích là để chỉ định màu sắc mà người dùng muốn sử dụng cho đường. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“line”;“color”,“yellow”})

Với công thức trên, màu sắc của đường trong biểu đồ sẽ là màu vàng. Ngoài ra, mã hex của màu cũng có thể sử dụng trong trường hợp này, nhưng lưu ý nên đặt nó trong dấu ngoặc kép.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ đường Với Tùy Chọn Color

3. Tùy chọn NaN

Mục đích là để thiết lập cài đặt cho các ô có dữ liệu không phải là số, cụ thể là “ignore” – chỉ định bỏ qua các giá trị này và “convert” – chuyển đổi giá trị thành 0. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“line”;“nan”,“convert”})

Với công thức trên, các giá trị văn bản sẽ được chuyển đổi thành 0.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ đường Với Tùy Chọn Nan

4. Tùy chọn Xmax và Xmin

Mục đích là để giới hạn trục X của biểu đồ đường. Trong đó, Xmin là giá trị nhỏ nhất dọc theo trục hoành, còn Xmax là giá trị lớn nhất dọc theo trục hoành. Ví dụ: 

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“line”;“xmin”,3;“xmax”,7})

Với công thức trên, xmin – 3 và xmax – 7 biểu thị cho việc người dùng muốn lập biểu đồ dữ liệu bắt đầu từ ngày 3 và kết thúc ở ngày 7.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ đường Với Tùy Chọn Xmax Và Xmin

5. Tùy chọn Empty

Mục đích là để thiết lập cài đặt xử lý các ô trống với các giá trị tương ứng có thể là “zero” – không hoặc “ignore” – chỉ định bỏ qua các giá trị. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“line”;“empty”,“zero”})

Với công thức trên, các ô trống sẽ được biểu thị với giá trị là 0.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ đường Với Tùy Chọn Empty

6. Tùy chọn RTL

Mục đích là để tùy chọn hiển thị biểu đồ từ trái sang phải, hoặc từ phải sang trái linh hoạt theo mục đích người dùng. Trong đó, tùy chọn TRUE – tương ứng với hiển thị từ phải sang trái và FALSE – là trái sang phải. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“line”;“rtl”,“FALSE”})

Với công thức trên, đường biểu đồ sẽ được hiển thị từ trái qua phải. Tùy chọn này sẽ rất hữu ích nếu người dùng muốn hiển thị dữ liệu theo hướng ngược lại mà không cần phải thao tác quá nhiều với việc thay đổi tệp dữ liệu ban đầu.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ đường Với Tùy Chọn Rtl

Hàm Sparkline với biểu đồ thanh ngang

Trong Google Sheets, biểu đồ dạng thanh được thiết kế sử dụng hiệu quả với ít nhất 3 giá trị, cho phép các thanh xếp chồng lên nhau trong mỗi ô. Dưới đây sẽ là một ví dụ cơ bản về cách sử dụng hàm Sparkline trong Google Sheets để tạo biểu đồ thanh ngang với bảng dữ liệu như hình bên dưới.

Hàm Sparkline Với Biểu đồ Thanh Ngang

Để tạo biểu đồ thanh ngang với hàm Sparkline, người dùng hãy sử dụng công thức:

=SPARKLINE(B3,{“charttype”,“bar”})

Trường hợp người dùng muốn tùy chỉnh biểu đồ, có thể xem xét các tùy chọn sau:

1. Tùy chọn Max

Mục đích là để đặt giá trị lớn nhất theo trục hoành. Ví dụ:

=SPARKLINE(B3,{“charttype”,“bar”;“max”,MAX($B$3:$B$12)})

Với công thức trên, dữ liệu trong biểu đồ sẽ được biểu thị theo giá trị lớn nhất.

Trường hợp người dùng muốn thu nhỏ biểu đồ cho 2 cột dữ liệu, cũng chỉ cần thao tác với công thức đơn giản sau:

=ArrayFormula(SPARKLINE(B3:C3,{“charttype”,“bar”;“max”,MAX($B$3:$B$12+$C$3:$C$12)})) 

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Thanh Với Tùy Chọn Max

2. Tùy chọn Color1 & Color2

Mục đích là để chỉ định màu sắc cho các thanh, nhất là trong các trường hợp biểu đồ có thanh xếp chồng lên nhau. Ví dụ:

=ArrayFormula(SPARKLINE(B3:C3,{“charttype”,“bar”;“max”,MAX($B$3:$B$12+$C$3:$C$12);“color1”,“red”;“color2”,“yellow”})) 

Với công thức này, cột dữ liệu đầu tiên sẽ được biểu thị màu đỏ và cột thứ hai là màu vàng.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Thanh Với Tùy Chọn Color1 Và Color2

3. Tùy chọn Empty

Mục đích là để thiết lập cài đặt xử lý các ô trống với các giá trị tương ứng có thể là “zero” – không hoặc “ignore” – chỉ định bỏ qua các giá trị. Ví dụ:

  • Tùy chọn với giá trị Zero

=ArrayFormula(SPARKLINE(B3:C3,{“charttype”,“bar”;“max”,MAX(B3:B12+C3:C12);“empty”,“zero”})) 

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Thanh Với Tùy Chọn Empty Zero

  • Tùy chọn với giá trị Ignore

=ArrayFormula(SPARKLINE(B3:C2,{“charttype”,“bar”;“max”,MAX(B3:B12+C3:C12);“empty”,“ignore”})) 

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Thanh Với Tùy Chọn Empty Ignore

Nếu các ô trống được thiết lập là 0, thì màu của cột dữ liệu kế tiếp sẽ được vẽ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, nó sẽ hoàn toàn bị bỏ qua.

Hàm Sparkline với biểu đồ Win-Loss

Biểu đồ Win-Loss chủ yếu sử dụng với dữ liệu là nhị phân. Tuy thiết kế tương tự biểu đồ cột, nhưng khác biệt là biểu đồ này không hiển thị độ lớn. Như vậy, với bảng dữ liệu như hình dưới đây, người dùng có thể sử dụng hàm Sparkline để vẽ biểu đồ Win-Loss trong Google Sheets chỉ với các công thức đơn giản sau:

Hàm Sparkline Với Biểu đồ Win Loss

1. Tùy chọn Color

Mục đích là để hiển thị màu sắc cho các cột của biểu đồ theo màu chỉ định của người dùng. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“winloss”;“color”,“yellow”})

Với công thức trên, màu sắc hiển thị của cột sẽ là màu vàng. 

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Color

2. Tùy chọn FirstColor và LastColor

Mục đích là để đánh dấu cột đầu tiên hoặc cột cuối cùng trong biểu đồ Win-loss bằng một màu sắc riêng. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“comlumn”;“firstcolor”,“red”;“lastcolor”,“green”})

Với công thức trên, cột đầu tiên của biểu đồ Win-loss sẽ được hiển thị với màu đỏ và cột cuối cùng là màu xanh.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Firstcolor Và Lastcolor

3. Tùy chọn LowColor và HighColor

Mục đích là để đánh dấu các giá trị tối đa hoặc tối thiểu của cột dữ liệu bằng một màu khác. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“winloss”;“lowcolor”,“green”;“highcolor”,“red”})

Với công thức trên, giá trị tối đa của cột dữ liệu sẽ được đánh dấu màu đỏ và giá trị tối thiểu sẽ hiển thị với màu xanh.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Highcolor Và Lowcolor

4. Tùy chọn NegColor

Mục đích là để đặt màu cho tất cả các cột có giá trị phủ định (giá trị âm cần vẽ trong biểu đồ thu nhỏ). Ví dụ:

=SPARKLINE($D$3:$D$12,{“charttype”,“winloss”;“negcolor”,“green”})

Với công thức trên, các cột có giá trị âm trong bảng dữ liệu sẽ được hiển thị với màu xanh.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Negcolor

5. Tùy chọn Axis và AxisColor

Mục đích là để thiết lập một trục vô hình, biểu thị các giá trị dương ở trên trục và bên dưới trục là các giá trị âm. Ví dụ:

=SPARKLINE($D$3:$D$12,{“charttype”,“winloss”;“negcolor”,“green”;“axis”,TRUE})

Với công thức trên, trục sẽ hiển thị cùng với các giá trị dương ở trên và giá trị âm màu xanh ở dưới.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Axis

Ngoài ra, người dùng cũng có thể tô màu cho trục cho công thức đơn giản sau:

=SPARKLINE($D$3:$D$12,{“charttype”,“winloss”;“negcolor”,“green”;“axis”,TRUE;“axiscolor”,“yellow”})

Với công thức trên, trục sẽ được hiển thị với màu vàng và các giá trị âm màu xanh ở dưới.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Axiscolor

6. Tùy chọn NaN

Mục đích là để thiết lập cài đặt cho các ô có dữ liệu không phải là số, cụ thể là “ignore” – chỉ định bỏ qua các giá trị này và “convert” – chuyển đổi giá trị thành 0. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“winloss”;“nan”,“convert”})

Với công thức trên, các giá trị văn bản sẽ được chuyển đổi thành 0.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Nan

7. Tùy chọn Empty

Mục đích là để thiết lập cài đặt xử lý các ô trống với các giá trị tương ứng có thể là “zero” – không hoặc “ignore” – chỉ định bỏ qua các giá trị. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“winloss”;“empty”,“zero”})

Với công thức trên, các ô trống sẽ được biểu thị với giá trị là 0.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Empty

8. Tùy chọn RTL

Mục đích là để tùy chọn hiển thị biểu đồ từ trái sang phải, hoặc từ phải sang trái linh hoạt theo mục đích người dùng. Trong đó, tùy chọn TRUE – tương ứng với hiển thị từ phải sang trái và FALSE – là trái sang phải. Ví dụ:

=SPARKLINE($B$3:$B$12,{“charttype”,“winloss”;“rtl”,FALSE})

Với công thức trên, đường biểu đồ sẽ được hiển thị từ trái qua phải. Tùy chọn này sẽ rất hữu ích nếu người dùng muốn hiển thị dữ liệu theo hướng ngược lại mà không cần phải thao tác quá nhiều với việc thay đổi tệp dữ liệu ban đầu.

Hàm Sparkline Tạo Biểu đồ Win Loss Với Tùy Chọn Rtlr

Lưu ý khi sử dụng hàm Sparkline trong Google Sheets

Sử dụng đúng các tùy chọn sẽ giúp Sparkline phát huy tối đa hiệu quả trong việc biểu thị dữ liệu dưới dạng biểu đồ. Tuy nhiên, trong quá trình thao tác, người dùng vẫn nên lưu ý một số vấn đề cơ bản dưới đây:

  • Nhập đúng công thức hàm: Công thức hàm tính Sparkline đúng sẽ giúp biểu đồ hiển thị chính xác giá trị mà người dùng cần. Nếu nhập sai, không những ảnh hưởng đến kết quả, mà còn phải mất khá nhiều thời gian để tìm lỗi và chỉnh sửa sao cho đúng.
  • Tùy chọn biểu đồ phù hợp: Sparkline hỗ trợ 4 dạng biểu đồ cơ bản là biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ thanh ngang, và biểu đồ win-loss. Người dùng có thể tùy chọn theo nhu cầu, cũng như mục đích phân tích dữ liệu để cân nhắc loại biểu đồ phù hợp nhất.
  • Tùy chỉnh biểu đồ: Khi tùy chỉnh biểu đồ Sparkline, với các tùy chọn như màu sắc, tỷ lệ trục, điểm đánh dấu quan trọng,…. người dùng nên có sự căn chỉnh phù hợp, đảm bảo sự tương phản hài hòa để tối ưu cho việc quan sát.
  • Lưu ý về kích thước ô: Sparkline sẽ hiển thị tốt hơn ở những ô có kích thước phù hợp, do đó mà người dùng cũng nên lưu ý về chiều cao và chiều rộng của ô để biểu đồ có thể hiển thị một cách rõ ràng.
  • Dữ liệu chính xác: Vùng dữ liệu hãy đảm bảo sẽ không chứa các ô trống, hoặc giá trị không hợp lệ, vì chúng có thể khiến biểu đồ méo mó, khó quan sát.
  • Tính ứng dụng: Sparkline rất phù hợp cho mục đích tạo báo cáo dữ liệu nhỏ, hoặc phân tích nhiều dữ liệu để nắm bắt xu hướng nhanh. Tuy nhiên, nếu cần phân tích chi tiết và cụ thể, thì người dùng vẫn nên ưu tiên tính năng tạo biểu đồ đầy đủ như Chart.

Công dụng của hàm Sparkline trong Google Sheets

Sparkline là một biểu đồ thu nhỏ, giúp mô tả xu hướng của dữ liệu chỉ với vài thao tác đơn giản. Theo đó, dưới đây là những lợi ích và lý do nên dùng hàm Sparkline trong Google Sheets người dùng không thể bỏ qua:

1. Tối ưu không gian bảng tính

Hàm tính Sparkline giúp tạo ra một biểu đồ thu nhỏ ngay trong ô tính Google Sheets. Điều này không chỉ giúp hiển thị xu hướng dữ liệu một cách nhanh chóng, mà còn tối ưu không gian, hạn chế việc biểu đồ chiếm quá nhiều diện tích trên trang tính.

2. Trực quan hóa dữ liệu một cách linh hoạt

Biểu đồ Sparkline có thể xem là một trong những cách trực quan hóa dữ liệu đơn giản, dễ thao tác, dễ thực hiện mà không yêu cầu quá nhiều kiến thức chuyên sâu về biểu đồ. Hơn nữa, Sparkline còn cung cấp nhiều dạng biểu đồ khác nhau như biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ thanh ngang, hay biểu đồ win-loss, phù hợp cho nhiều dữ liệu và mục tiêu trình bày khác nhau.

3. Dễ dàng nhận diện xu hướng dữ liệu

Khi sử dụng hàm tính Sparkline để tạo biểu đồ, người dùng chỉ cần nhập công thức và chọn vùng dữ liệu phù hợp. Khi đó, thông qua biểu đồ, Sparkline sẽ cung cấp cho người dùng một cái nhìn tổng quan nhất về xu hướng tăng/giảm, điểm cao/thấp, cũng như biến động của dữ liệu.

4. Đẩy mạnh sự tương tác

Hàm tính Sparkline có thể tự động cập nhật dữ liệu ngay khi có sự thay đổi từ dữ liệu gốc. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn có thể đảm bảo người dùng sẽ luôn nắm bắt xu hướng và biến động theo thời gian một cách chi tiết và cụ thể nhất.

Công Dụng Của Hàm Sparkline Trong Google Sheets

So sánh hiệu quả giữa hàm Sparkline và Pivot Table

Sparkline và Pivot Table hiện tại đều là những công cụ hữu ích trong việc phân tích và trình bày dữ liệu trong bảng tính. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những điểm khác nhau cơ bản mà người dùng cần lưu ý như sau:

Tiêu chí Sparkline Pivot Table
Định nghĩa Hàm tính giúp tạo ra các biểu đồ nhỏ ngay trong ô tính để biểu thị xu hướng dữ liệu theo thời gian. Công cụ tổng hợp và phân tích dữ liệu mạnh mẽ, cho phép người dùng có thể lọc, sắp xếp và tính toán dữ liệu trong Excel theo nhiều chiều khác nhau.
Mục đích Thường được sử dụng để hiển thị sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian, hoặc xu hướng phân bố dữ liệu. Hỗ trợ phân tích và tạo ra các bảng báo cáo chi tiết dựa trên tệp dữ liệu lớn của người dùng.
Mức độ chi tiết Hiển thị xu hướng dữ liệu một cách tổng quan. Hiển thị dữ liệu chi tiết, phân tích và báo cáo chặt chẽ hơn.
Tính linh hoạt Thấp hơn Cao hơn
Dễ sử dụng – Hàm tính đơn giản, dễ sử dụng.

– Định dạng màu sắc, kích thước linh hoạt theo nhu cầu thực tế.

– Yêu cầu phải có kiến thức nhất định về dữ liệu và bảng tính Excel để sử dụng hiệu quả.

– Thời gian thiết lập và tùy chỉnh có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với Sparkline.

Khả năng tùy chỉnh Giới hạn Linh hoạt và dễ thay đổi cấu trúc hơn

Nhìn chung, Sparkline là một lựa chọn tốt nếu người dùng cần tìm kiếm một công cụ có thể hỗ trợ phân tích và theo dõi xu hướng dữ liệu nhanh. Trong khi đó, Pivot Table là lựa chọn lý tưởng với những ai cần phân tích chi tiết và linh hoạt nhiều khía cạnh của dữ liệu, từ đó nâng cao khả năng phân tích và định hướng chiến lược một cách tốt nhất.

Một số câu hỏi thường gặp về hàm Sparkline trong Google Sheets

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và lời giải đáp chi tiết về hàm tính Sparkline trong Google Sheets mà người dùng có thể theo dõi:

Hàm Sparkline dùng để làm gì trong Google Sheets?

Sparkline trong Google Sheets là hàm tính để tạo ra các biểu đồ nhỏ ngay bên trong ô tính, giúp người dùng dễ dàng phân tích và theo dõi xu hướng dữ liệu mà không cần tạo các biểu đồ lớn phức tạp. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc hiển thị xu hướng dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc khi so sánh chi tiết giữa các giá trị trong bảng.

Các loại biểu đồ Sparkline trong Google Sheets?

Hiện tại, hàm tính Sparkline trong GG Sheets hỗ trợ người dùng với 4 loại biểu đồ cơ bản, bao gồm:

  • Biểu đồ đường (line): Hiển thị xu hướng dữ liệu theo thời gian, giúp người dùng dễ dàng theo dõi sự thay đổi của dữ liệu qua các mốc thời gian.
  • Biểu đồ cột (column): Hiển thị dữ liệu dưới dạng cột, giúp việc so sánh và nhận định các dữ liệu nhanh chóng.
  • Biểu đồ thanh ngang (bar): Hiển thị dữ liệu theo tỷ lệ phần trăm, giúp so sánh nhanh các giá trị và dễ dàng đạt được hiệu quả phân tích số liệu tốt nhất.
  • Biểu đồ win-loss: Chủ yếu sử dụng để hiển thị dữ liệu nhị phân, giúp thấy rõ được sự tăng/giảm, hoặc thành công/thất bại.

Hàm Sparkline có giúp tăng hiệu quả phân tích số liệu không?

. Hàm Sparkline trong Google Sheets giúp tăng hiệu quả phân tích số liệu bằng cách cung cấp các biểu đồ trực quan, dễ dàng xem và theo dõi xu hướng biến động của dữ liệu. Hơn nữa, việc Sparkline hiển thị biểu đồ ngay trong ô cũng sẽ giúp người xem đẩy nhanh hoạt động phân tích, đặc biệt là khi cần so sánh một lượng dữ liệu lớn hoặc muốn có một cách nhìn tổng quan về tất cả các dữ liệu.

Biểu đồ Sparkline trong Google Sheets có định dạng được không?

Có. Sparkline cho phép người dùng có thể tùy chỉnh định dạng biểu đồ với các tùy chọn về màu sắc, kích thước, độ dày đường,…. để làm nổi bật các điểm dữ liệu quan trọng.

Biểu đồ Sparkline Trong Google Sheets Có định Dạng được Không

Sparkline có tự động cập nhật khi dữ liệu thay đổi không?

Có. Biểu đồ Sparkline sẽ tự động cập nhật dữ liệu theo dữ liệu nguồn khi có bất kỳ sự thay đổi nào diễn ra. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng theo dõi những thông tin trực quan về dữ liệu mới nhất khi được sửa đổi.

Biểu đồ Sparkline trong Google Sheets có thể có bao nhiêu màu?

Biểu đồ Sparkline trong Google Sheets cho phép người dùng có thể tùy chỉnh màu sắc linh hoạt theo nhu cầu, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, vừa dễ dàng phân biệt các xu hướng của dữ liệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các biểu đồ, Sparkline đều hỗ trợ tùy chọn màu sắc giống nhau.

Ví dụ: Đối với biểu đồ đường, người dùng có thể linh hoạt nhiều tùy chọn màu sắc khác nhau. Trong khi đó, biểu đồ thanh ngang Sparkline tùy chỉnh tối đa 2 màu. Ngoài ra, với biểu đồ cột và biểu đồ win-loss, màu sắc có thể tùy chỉnh theo các giá trị cột dương, trục và giá trị cột âm dưới cùng.

Xem thêm: Cách chuyển cột thành hàng trong Google Sheets

Lời kết

Bài viết là những chia sẻ tổng quan về Sparkline Google Sheets – một tính năng hữu ích giúp bảng tính thêm trực quan, thu hút và hấp dẫn về mặt hình ảnh. Bên cạnh đó, để có thể hiểu tất tần tật về Google Sheets, bạn nên theo dõi thêm bài viết chi tiết về công cụ này tại đây.

Nếu có thắc mắc, hoặc bất cứ vấn đề gì cần giải đáp, người dùng hãy trực tiếp để lại lời nhắn tại LiveChat phía dưới để HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 có thể hỗ trợ được tốt nhất.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận