Bảo mật dữ liệu – Chìa khóa cho sự phát triển
Dữ liệu là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển và danh tiếng thương hiệu trên thương trường.
DLP - Giải pháp phòng chống mất dữ liệu doanh nghiệp
DLP là viết tắt của Data Loss Prevention, là một hệ thống được thiết kế để phát hiện, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu trong các tổ chức. Nó được sử dụng để bảo vệ thông tin nhạy cảm và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo mật dữ liệu.
Hệ thống DLP sẽ giám sát các thông tin trong tổ chức, như email, tệp tin và dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, để phát hiện các thông tin nhạy cảm có thể bị rò rỉ hoặc bị lộ ra bên ngoài. Nó cũng có thể ngăn chặn việc sao chép, di chuyển hoặc chia sẻ các thông tin nhạy cảm không được phép.
Hệ thống DLP được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tài chính, chính phủ và y tế, để đảm bảo an toàn cho dữ liệu quan trọng và nhạy cảm.
Điều gì xảy ra khi doanh nghiệp mất dữ liệu?
Nỗi sợ lớn nhất đối với các doanh nghiệp là đánh mất/rò rỉ dữ liệu quan trọng vào tay kẻ xấu.
Rò rỉ thông tin
Nếu doanh nghiệp không có một hệ thống bảo mật dữ liệu hiệu quả, thông tin mang tính quan trọng có thể bị rò rỉ, gây thiệt hại nghiêm trọng về uy tín và tài chính.
Phạt và trách nhiệm pháp lý
Trường hợp doanh nghiệp không có biện pháp tuân thủ các quy định pháp lý về bảo mật thông tin, vấn đề bị phạt và trách nhiệm pháp lý là không thể tránh khỏi.
Ảnh hưởng hiệu suất làm việc
Không có sự hỗ trợ từ hệ thống bảo mật chất lượng, việc quản lý và kiểm soát dữ liệu trong tổ chức sẽ trở nên khó khăn, dẫn đến giảm hiệu quả và hiệu suất làm việc.
Thiệt hại về tài sản
Nếu không được trang bị hệ thống bảo mật dữ liệu, doanh nghiệp có thể mất các thông tin quan trọng về khách hàng, sản phẩm và dịch vụ, dẫn đến thiệt hại về tài sản.
Mất khách hàng và doanh thu
Lòng tin của khách hàng và doanh thu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực khi doanh nghiệp làm mất hoặc rò rỉ thông tin quan trọng ra bên ngoài.
Rủi ro bảo mật thông tin
Vắng sự bảo vệ của biện pháp bảo mật dữ liệu, tổ chức có thể bị tấn công mạng, virus và phần mềm độc hại, gây ra mất dữ liệu, uy tín và thiệt hại tài chính.
Những lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng DLP
Bảo mật dữ liệu đóng vai trò quan trọng và then chốt đối với sự phát triển và phồn thịnh của doanh nghiệp trên thương trường, đặc biệt trong bối cảnh các mối đe dọa về công nghệ đang ngày một gia tăng và tinh vi hơn.
Giữ an toàn thông tin
Bằng cách áp dụng tư duy tập trung vào bảo mật dữ liệu và triển khai bộ công cụ phù hợp, bạn có thể đảm bảo các data quan trọng không rơi vào tay kẻ xấu. Các thông tin đó bao gồm thông tin thanh toán của khách hàng, hồ sơ bệnh án, thông tin nhận dạng,…
Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp
Khi làm việc với doanh nghiệp, khách hàng/đối tác sẽ giao phó thông tin quan trọng cho tổ chức và chiến lược bảo mật dữ liệu cho phép cung cấp sự bảo mật mà đối tác cần. Kết quả nhận lại là danh tiếng của doanh nghiệp được nâng tầm trên thị trường kinh doanh.
Củng cố lợi thế cạnh tranh
Trong nhiều ngành nghề, việc vi phạm thông tin là phổ biến, vì vậy nếu có thể giữ an toàn cho dữ liệu, bạn sẽ tạo được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh khác trên thương trường, cũng như nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.
Tiết kiệm chi phí hỗ trợ và phát triển
Nếu sớm kết hợp biện pháp bảo mật dữ liệu trong quá trình phát triển doanh nghiệp, bạn có thể không phải tiêu tốn các tài nguyên quý giá để thiết kế và triển khai các bản vá hoặc khắc phục sự cố mã hóa trong quá trình thực hiện.
Đảm bảo vấn đề tuân thủ
Đối với các data như Thông tin nhận dạng cá nhân, Thông tin sức khỏe được bảo vệ hoặc Thông tin thẻ thanh toán, việc tuân thủ các quy định chung (như HIPAA, GDPR) là điều bắt buộc. Do đó, biện pháp bảo mật dữ liệu là điều cần thiết để bảo vệ dữ liệu khách hàng, cũng như đảm bảo không xảy ra vấn đề về pháp lý.
Các giải pháp bảo mật dữ liệu phổ biến
Một số công nghệ và phần mềm được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp để bảo mật dữ liệu máy tính, hệ thống và thông tin người dùng.
Quản lý truy cập danh tính
Quản lý danh tính và quyền truy cập (IAM) là quy trình, chiến lược và khung kỹ thuật cho phép các tổ chức quản lý danh tính kỹ thuật số. Các giải pháp IAM bao gồm hệ thống đăng nhập một lần, xác thực hai yếu tố và quản lý quyền truy cập đặc quyền, giúp cho quản trị viên CNTT kiểm soát quyền truy cập của người dùng vào thông tin quan trọng của một tổ chức.
Mã hóa dữ liệu
Mã hóa dữ liệu là phương pháp chuyển đổi data từ định dạng có thể đọc được sang định dạng mã hóa. Chỉ sau khi giải mã data bằng khóa, dữ liệu mới có thể được đọc hoặc xử lý. Là một hình thức bảo mật hiệu quả cũng như cần thiết cho các chiến lược bảo mật trong doanh nghiệp, mã hóa có thể ngăn hacker truy cập vào các thông tin quan trọng của tổ chức.
Ngăn ngừa mất dữ liệu (DLP)
Ngoài việc cung cấp các biện pháp cơ bản như sao lưu, các giải pháp phần mềm DLP có thể hỗ trợ tốt cho bảo mật dữ liệu bằng cách tự động phân tích nội dung để xác định data quan trọng, cho phép kiểm soát trung tâm và thực thi các chính sách bảo vệ, đồng thời cảnh báo theo thời gian thực khi phát hiện việc sử dụng dữ liệu có dấu hiệu bất thường.
Quản trị, rủi ro và tuân thủ (GRC)
GRC là một phương pháp giúp cải thiện tuân thủ và bảo mật dữ liệu bằng cách tạo ra các biện pháp kiểm soát và chính sách được thi hành trong toàn tổ chức; đánh giá các mối đe dọa an ninh mạng tiềm ẩn và hỗ trợ tổ chức chuẩn bị biện pháp đối phó; đảm bảo các hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn ngành và quy định khi xử lý, truy cập và sử dụng dữ liệu.
Nền tảng bảo vệ điểm cuối
Nền tảng có sự kết hợp phần mềm chống virus và phân tích dựa trên máy học về hành vi bất thường trên thiết bị, giúp phát hiện các cuộc tấn công không xác định. Hầu hết các nền tảng cung cấp khả năng phát hiện và phản hồi điểm cuối (EDR), hỗ trợ bảo mật xác định vi phạm trên điểm cuối, điều tra và phản hồi bằng cách khóa, mô phỏng lại các điểm cuối bị ảnh hưởng.
Bảo mật đám mây
Bảo mật đám mây là một phần quan trọng trong chiến lược bảo mật dữ liệu của tổ chức. Các công nghệ bảo mật đám mây thường được chia thành hai loại: giải pháp bảo mật và phương pháp tốt nhất do các nhà cung cấp điện toán đám mây cung cấp, như Amazon Web Services (AWS) và Microsoft Azure, và các công cụ bảo mật do khách hàng mua – quản lý.
Zero Trust
Zero Trust tập trung đặc biệt vào bảo mật dữ liệu với cơ chế xây dựng nhiều lớp bảo mật xung quanh thông tin quan trọng. Kiến trúc Zero Trust được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa bên trong và bên ngoài bằng cách liên tục xác minh tất cả các nỗ lực truy cập và từ chối truy cập theo mặc định.
HVN Group - Nhà cung cấp các giải pháp tự động hóa trong doanh nghiệp
HVN Group có hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 024.9999.7777 để được tư vấn chi tiết nhất
Đăng ký tư vấn dịch vụ
Bạn đã sẵn sàng để chuyển đổi số doanh nghiệp
Ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất và sinh lời tốt hơn với HVN Group
Khám phá giải pháp Gặp gỡ chuyên gia