Appsheet được biết đến là một trong những lựa chọn lý tưởng dành cho các doanh nghiệp và người dùng cá nhân trong việc phát triển các ứng dụng tiện ích cho riêng mình mà không yêu cầu quá nhiều kiến thức về code. Vậy Google Appsheet là gì? Nền tảng này có những tính năng và ưu thế nổi bật ra sao? Người dùng hãy cùng HVN Group khám phá và tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Google Appsheet là gì?
Google Appsheet là nền tảng phát triển ứng dụng “no-code” dựa trên công nghệ đám mây của ông lớn Google. Theo đó, nền tảng này cho phép người dùng có thể xây dựng, phát triển và tích hợp các ứng dụng cho web, cũng như thiết bị di động một cách tối ưu mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên sâu về code.
Ứng dụng cũng có thể hỗ trợ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Cùng với đó là giao diện trực quan, chức năng kéo – thả linh hoạt và sự cộng tác mạnh mẽ. Điều đó khiến cho Appsheet trở thành lựa chọn lý tưởng dành cho các cá nhân, doanh nghiệp muốn tự mình phát triển và tùy chỉnh ứng dụng để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu trong thời gian ngắn.
Tính năng “nổi bật” của Google Appsheet
Sở hữu giao diện thân thiện cùng khả năng tùy chỉnh “mạnh mẽ”, Google Appsheet được xem như giải pháp hoàn hảo cho doanh nghiệp và người dùng khi cần tạo ứng dụng mà hạn chế về kiến thức lập trình. Cụ thể những tính năng nổi bật của Appsheet Google như sau:
Thu thập dữ liệu
Google Appsheet có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, từ bảng tính đơn giản như Excel, Google Sheets, Google Forms cho đến những nguồn dữ liệu phức tạp như MySQL, Smartsheet, Salesforce, hay DreamFactory,… Ngoài ra, nền tảng còn có thể thu thập dữ liệu bằng hình ảnh, cho phép người dùng dễ dàng quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cũng như tiến độ thi công dự án,…. một cách đơn giản với các hình ảnh thực tế.
Hiển thị dữ liệu trực quan
Ngoài việc cho phép thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, Appsheet còn có thể tự động tùy chỉnh giao diện để phù hợp hơn với các thiết bị, giúp cho việc theo dõi bảng tính và các nguồn dữ liệu thêm trực quan và dễ dàng hơn trên ứng dụng di động. Đặc biệt, dữ liệu trên Appsheet còn có thể hiển thị với nhiều định dạng, chẳng hạn như biểu mẫu, bản đồ, bảng, lịch, hoặc trang tổng quan,… để đáp ứng linh hoạt và đa dạng nhu cầu người dùng.
Tạo báo cáo tự động
Tính năng tạo báo cáo tự động cũng là một ưu điểm nổi bật của Appsheet, nhất là với những người dùng xây dựng app để tiện cho việc theo dõi và quản lý đội nhóm. Khi đó, chỉ với vài thao tác đơn giản, không khó để người dùng có thể tạo file Excel, PDF, hoặc CSV để thực hiện báo cáo định kỳ, hoặc truy xuất dữ liệu báo cáo theo mốc thời gian cụ thể.
Ghi lại vị trí (Log Locations)
Trong Google Appsheet, người dùng cũng không thể bỏ qua tính năng ghi lại vị trí khi đi thu thập dữ liệu, đặc biệt là với các công việc cần di chuyển nhiều như Sale. Theo đó, thông qua Appsheet, người dùng có thể xây dựng một ứng dụng để việc quản lý đội nhóm sale trở nên dễ dàng hơn khi có thể nhanh chóng biết được nhân viên có đi gặp gỡ khách hàng ở các địa điểm hẹn trước hay không.
Scan Barcodes
Scan Barcodes cũng là một tính năng rất thú vị khi người dùng thiết lập ứng dụng trên Google Appsheet. Chẳng hạn như, xây dựng các ứng dụng về quy trình quản lý sản phẩm, bán hàng hoặc quản lý tồn kho, người dùng có thể đơn giản hóa quá trình nhập – xuất sản phẩm với thao tác quét mã vạch nhanh chóng.
Chia sẻ và cộng tác dữ liệu
Tương tự như nhiều ứng dụng khác của Google, Appsheet cũng cho phép người dùng có thể chia sẻ và cộng tác linh hoạt trên dữ liệu. Cùng với đó là tính năng đồng bộ hóa, hỗ trợ người dùng hiệu quả trong việc truy cập và thực hiện chỉnh sửa trên các thiết bị khác nhau như PC hay ứng dụng di động.
Hỗ trợ làm việc ngoại tuyến
Với tính năng làm việc ngoại tuyến, Google Appsheet cho phép người dùng có thể chỉnh sửa và xây dựng ứng dụng ngay cả khi không có kết nối Internet. Khi đó, dữ liệu chỉnh sửa sẽ được hệ thống ghi nhận tạm thời trong thiết bị. Và khi đảm bảo được kết nối Internet, dữ liệu sẽ được đẩy từ thiết bị về cơ sở dữ liệu của người dùng lưu trữ trên đám mây.
Tích hợp dữ liệu nâng cao
Appsheet hỗ trợ tích hợp dữ liệu nâng cao từ nhiều nguồn. Ngoài các ứng dụng trong hệ sinh thái Google Workspace như Gmail, Google Sheets,… thì còn có thể kết nối với các ứng dụng của bên thứ ba như Box, Dropbox, Office 365,… Không chỉ vậy, nền tảng còn phép người dùng truy xuất dữ liệu từ MySQL, OData, Apigee và API REST, giúp việc thiết lập dữ liệu và xây dựng ứng dụng trở nên dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Ưu nhược điểm của Appsheet Google
Như đã chia sẻ ở trên, thì Google Appsheet là giải pháp “hoàn hảo” cho các doanh nghiệp trong việc phát triển và lập trình ứng dụng. Hãy cùng tham khảo một số ưu, nhược điểm dưới đây của Google Appsheet để người dùng có cái nhìn khách quan nhất về ứng dụng:
Ưu điểm của Google Appsheet
Một số ưu điểm nổi bật của Google Appsheet khiến nó trở thành nền tảng được nhiều cá nhân và doanh nghiệp ưa chuộng trong việc phát triển ứng dụng có thể kể đến đó là:
Tối ưu hóa hiệu suất làm việc
Thông qua Google Appsheet, doanh nghiệp dễ dàng phát triển các ứng dụng “tự động hóa quy trình làm việc”, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng công việc một cách hiệu quả. Hiểu đơn giản, thì Appsheet cho phép doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng mạnh mẽ, hỗ trợ quản lý, giám sát và giao việc cho nhân viên nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả để giải quyết các vấn đề kịp thời.
Nâng cao dịch vụ và trải nghiệm khách hàng
Google Appsheet cũng cung cấp cho doanh nghiệp nhiều tính năng “tiện ích” để có thể cải thiện và nâng cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn. Ví dụ như, doanh nghiệp có thể dựa trên các tính năng của Appsheet để xây dựng các app tùy chỉnh, giúp nhân viên tư vấn dễ dàng theo dõi, quản lý các đánh giá và liên hệ của khách hàng một cách hiệu quả.
Tận dụng sức mạnh “tuyệt vời” của AI
Thực tế thì, không riêng gì Appsheet, mà nhiều các ứng dụng “tiện ích” khác của Google như Docs, Sheets, Slides, Chat,…. cũng đều tích hợp công nghệ AI và khai thác mạnh mẽ tiềm năng của trí tuệ nhân tạo. Theo đó, dựa trên kết nối của AI, người dùng có thể dễ dàng mô tả các vấn đề mình đang gặp phải, từ đó phát triển ứng dụng chặt chẽ, linh hoạt và đáp ứng tối ưu nhu cầu hiện tại.
Giúp tiết kiệm chi phí và tiền bạc
Với Appsheet, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu và mục tiêu mà không cần tốn kém quá nhiều chi phí, cũng như tiền bạc. Khi đó, doanh nghiệp có thể trực tiếp trao quyền cho nhân viên để họ nghiên cứu và triển khai các ứng dụng thay vì phải thuê đội ngũ lập trình viên bên ngoài với nhiều chi phí phát sinh.
Kết nối “liền mạch” với các ứng dụng Google
Appsheet mang đến trải nghiệm liền mạch khi có thể tích hợp chặt chẽ với nhiều ứng dụng khác của Google như Gmail, Google Chat, Google Calendar,…. Điều này không chỉ giúp đơn giản hóa việc nghiên cứu, phát triển ứng dụng, mà còn tránh tình trạng doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian chuyển đổi giữa các công cụ để hoàn tất quy trình kinh doanh.
Nhược điểm của Google Appsheet
Để có thể sử dụng và tích hợp Google Appsheet một cách tốt nhất, người dùng cũng cần lưu ý một số hạn chế dưới đây của ứng dụng:
Không hỗ trợ việc viết mã
Trường hợp người dùng cần tùy chỉnh tự động, hoặc tích hợp với các tính năng nâng cao, Google Appsheet có thể sẽ không linh hoạt vì không hỗ trợ viết mã như các nền tảng khác.
Có thể sẽ không đồng nhất giữa việc hiển thị giao diện trên web và trên thiết bị di động
Về cơ bản, một ứng dụng phát triển “hoàn hảo” thì nên có sự đồng nhất về giao diện trên cả ứng dụng web và thiết bị di động. Nhưng với GG Appsheet, việc này có thể sẽ gặp một số bất lợi, vì ứng dụng có thể thân thiện với thiết bị di động, nhưng chưa hẳn đã đảm bảo trải nghiệm tốt cho người dùng khi thao tác trên máy tính PC.
Khó khăn với nguồn dữ liệu lớn và phức tạp
Appsheet Google có thể hỗ trợ đa dạng nguồn dữ liệu. Tuy nhiên, với những trường hợp sử dụng nguồn dữ liệu lớn từ bảng tính, hoặc cần tích hợp phức tạp, thì điều này có thể gây ra một số hạn chế với hiệu suất kém.
Tính ứng dụng của Google Appsheet trong thực tế
Nhìn chung, Appsheet được ứng dụng rất phổ biến và rộng rãi trong thực tế khi có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu triển khai app của các doanh nghiệp, người dùng cá nhân và nhà phát triển. Cụ thể:
Google Appsheet dành cho các doanh nghiệp
Appsheet là giải pháp “hoàn hảo” cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và triển khai các ứng dụng để tối ưu hóa quy trình làm việc và đẩy mạnh hiệu suất. Thông qua Appsheet, doanh nghiệp có thể trao quyền cho nhân viên để thực hiện nghiên cứu và phát triển các ứng dụng quản lý tài sản, dịch vụ CSKH, theo dõi tiến độ, hoặc hệ thống quản lý nhân sự,…. Giúp đảm bảo tính chính xác và linh hoạt theo yêu cầu thực tế của từng mục tiêu.
Google Appsheet cho người dùng cá nhân
Google Appsheet cũng là một trải nghiệm tốt cho người dùng cá nhân. Ứng dụng với đầy đủ các tính năng cần thiết, cho phép người dùng có thể tiến hành các thử nghiệm, tùy chỉnh và phát triển để tạo ra các phiên bản ứng dụng tốt nhất, mang lại hiệu quả và có giá trị thực tiễn cao.
Google Appsheet cho nhà phát triển
Google Appsheet cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho các nhà phát triển. Ứng dụng có thể tự động hóa các tác vụ thủ công và đẩy nhanh hiệu suất công việc để người dùng có thể tập trung vào những điều quan trọng nhất. Kèm theo đó là các tính năng linh hoạt, giúp nhà phát triển có thể đơn giản hóa quá trình xây dựng và triển khai các ứng dụng trên thiết bị.
Hướng dẫn sử dụng AppSheet chi tiết từ A-z cho người mới
Về cơ bản, người dùng có thể linh hoạt sử dụng các tính năng của Google Appsheet để xây dựng và triển khai các ứng dụng theo nhu cầu và mục tiêu cụ thể. Theo đó, để người dùng hiểu rõ cách sử dụng Appsheet, HVN Group sẽ đưa ra một ví dụ với quy trình thực hiện đơn giản như sau:
– Bước 1: Người dùng trước tiên phải tạo một bảng tính để sử dụng làm nguồn dữ liệu cho app. Ví dụ, với mục đích tạo app để tiện cho việc theo dõi công việc, thường sẽ bao gồm các tiêu đề cột như sau:
- Đầu mục công việc
- Mã công việc
- Nội dung báo cáo
- Link đính kèm
- Ghi chú (nếu có)
– Bước 2: Truy cập trang appsheet.com → sau đó click chọn Đăng nhập. Nếu đã có tài khoản Google Workspace, thì người dùng chỉ cần sử dụng tính năng đăng nhập 1 lần.
– Bước 3: Sau khi truy cập Appsheet, người dùng sẽ được nhắc tạo ứng dụng mới. Lúc này, đơn giản chỉ cần nhấn chọn Create → chọn App và chọn Start with a template or Start with existing data.
– Bước 4: Nếu người dùng muốn bắt đầu với một template có sẵn, hãy click chọn Start with a template. Khi giao diện chuyển đổi, thì chọn bất kỳ ứng dụng trong thư mục template mà mình muốn copy và di chuyển vào mục tương ứng.
– Bước 5: Trường hợp người dùng chọn Task Manager, chỉ cần nhấn chọn Copy and Customize, sau đó đặt tên cho ứng dụng và trường tương ứng.
– Bước 6: Click chọn mục Data → chọn New Table → chọn Add data from… Lúc này, người dùng chỉ cần chọn trường dữ liệu Google Sheets đã tạo trước đó và nhấn tải lên.
– Bước 7: Sau khi các thao tác thiết lập hoàn tất, người dùng sẽ thấy phiên bản thực tế của ứng dụng nằm ngay bên phải. Để thực hiện tùy chỉnh, hãy click nút App ở cột bên trái. Khi đó, các chỉnh sửa như đổi màu, thêm logo, ẩn dữ liệu, hoặc cập nhật hành động kết tiếp có thể được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng.
– Bước 8: Khi đã có được phiên bản phù hợp nhất, người dùng dễ dàng triển khai ứng dụng bằng cách click chọn nút ở góc trái với nội dung “Not Deployed”. Cuối cùng, di chuyển xuống dưới và nhấn chọn Move app to deployed state despite errors.
*Người dùng sau khi triển khai ứng dụng, nút Not Deployed sẽ chuyển sang màu xanh lục và thay đổi với nội dung Deployed và tích xanh bên cạnh.
Chi phí sử dụng Google Appsheet là bao nhiêu?
Hiện tại, Google Appsheet được chia thành 03 gói giải pháp với các tính năng và mức giá khác nhau, phù hợp nhiều đối tượng và nhiều nhu cầu khách hàng nhau của người dùng. Dưới đây là bảng giá cụ thể của Appsheet người dùng có thể tham khảo:
Appsheet Starter | Appsheet Core | Appsheet Enterprise Plus | |
Chi phí | 5$/người dùng/tháng | 10$/người dùng/tháng | Liên hệ HVN Group để cập nhật giá ưu đãi. |
Tính năng | – Thiết kế ứng dụng và tự động hóa cơ bản
– Kết nối với bảng tính và nguồn dữ liệu lưu trữ đám mây – Cơ sở dữ liệu Appsheet |
– Thiết kế ứng dụng và tự động hóa nâng cao
– Kết nối với bảng tính và nguồn dữ liệu lưu trữ đám mây – Kiểm soát bảo mật – Email hỗ trợ khách hàng – Cơ sở dữ liệu Appsheet |
– Thiết kế ứng dụng và tự động hóa nâng cao
– Kết nối với bảng tính, nguồn dữ liệu lưu trữ đám mây, cơ sở dữ liệu, API, dịch vụ SaaS – Kiểm soát bảo mật, quản lý nhóm và phân quyền quản trị. – Mô hình học máy (AI) – Email hỗ trợ khách hàng – Cơ sở dữ liệu Appsheet |
Để có thể hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong việc phát triển app no-code, HVN Group – Đối tác cấp cao Premier Partner của Google Cloud tại thị trường Việt Nam cũng đã triển khai và cung cấp đa dạng các gói giải pháp Appsheet. Theo đó, không chỉ cam kết giá phải chăng, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình, mà đơn vị còn gửi đến khách hàng cẩm nang khai thác hiệu quả các tính năng của Appsheet dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của chuyên gia.
Mọi thắc mắc, người dùng có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 024.9999.7777, hoặc để lại lời nhắn chi tiết tại LiveChat phía dưới để đội ngũ tư vấn viên HVN Group có thể hỗ trợ và chăm sóc được tốt nhất.
Giải đáp một số thắc mắc liên quan Google Appsheet
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Google Appsheet để người dùng có thể hiểu rõ hơn về ứng dụng và các trải nghiệm liên quan:
Google Appsheet có miễn phí không?
Hiện tại, Google Appsheet cho phép người dùng có thể sử dụng “miễn phí” phần lớn các tính năng trên nền tảng với quy mô nhóm dưới 10 người. Trường hợp doanh nghiệp muốn tích hợp ứng dụng trong tổ chức lớn hơn, bắt buộc phải đăng ký gói trả phí hàng tháng để có thể sử dụng linh hoạt các tính năng Appsheet cung cấp.
Appsheet có thể liên kết với những nguồn dữ liệu nào?
Google Appsheet hỗ trợ làm việc trên đa dạng nền tảng, đa dạng các thiết bị, và cho phép kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn như Google Sheets, Microsoft Excel trên Office 365/Dropbox/Box, Mysql, Microsoft SQL Server, Google Forms, Smartsheet, Salesforce, hoặc DreamFactory,….
Sử dụng Google Appsheet có cần phải biết lập trình không?
Như đã chia sẻ ở trên, thì GG Appsheet là một nền tảng phát triển ứng dụng “no-code”, được thiết kế để dễ sử dụng cho cả những người dùng không quá am hiểu về lập trình. Khi đó, người dùng dễ dàng xây dựng các ứng dụng của mình với việc thiết lập các tùy chỉnh add-on, đảm bảo trải nghiệm và tối ưu hóa quy trình làm việc hiệu quả.
Google Appsheet xác định người dùng như thế nào?
Tổng quan, thì Appsheet sẽ tính những người đã đăng nhập và sử dụng ứng dụng với tư cách là người dùng. Trường hợp người dùng chưa đăng nhập thì sẽ được tính là khách. Vậy nên, nếu có ý định sử dụng Appsheet Google trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ cần phải đăng ký số lượng giấy phép tương ứng với số lượng người dùng dự định có.
Appsheet tích hợp với các ứng dụng Google Workspace như thế nào?
Google Appsheet có thể tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng Workspace khác để tạo ra sự kết nối liền mạch và tối ưu hiệu suất công việc một cách tốt nhất. Ví dụ như:
- Lưu trữ tệp và dữ liệu trong ứng dụng tại các thư mục Google Sheets hoặc Google Drive.
- Tích hợp các ứng dụng trực tiếp vào Gmail bằng cách sử dụng email động.
- Kết nối Google Calendar để thiết lập dữ liệu sự kiện, lịch trình cụ thể vào ứng dụng.
- Tạo và khởi chạy Google Meet trực tiếp trong các ứng dụng Appsheet….
Có thể chia sẻ công khai ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu Appsheet không?
Các ứng dụng xây dựng trên Appsheet có thể công khai và chia sẻ cho bất kỳ ai mà không cần xác thực trong tổ chức. Tuy nhiên, những ứng dụng bảo mật yêu cầu xác thực khi chia sẻ bên ngoài tổ chức, thì bắt buộc phải có chính sách cấp phép từ tài khoản quản trị.
Trong khi đó, cơ sở dữ liệu của Appsheet sẽ không thể công khai. Chỉ những tài khoản được cấp phép Appsheet trong tổ chức hoặc địa chỉ email nhất định mới có thể truy cập và tùy chỉnh.
Lời kết
Trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết nằm giải đáp thắc mắc “Google Appsheet là gì”, tính năng, cũng như cách sử dụng chi tiết từ A-z cho người mới. Nếu người dùng còn băn khoăn, hoặc bất kỳ vấn đề gì chưa rõ, hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 tại LiveChat phía dưới để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia.