Nội dung bài viết

Google là gì? Toàn bộ thông tin từ A-z liên quan đến Google

18/09/2024
472 lượt xem
Để lại đánh giá post nếu bạn thấy hữu ích nhé
Chia sẻ qua
Google

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, Google đã không còn là cái tên quá xa lạ với nhiều người. Bằng việc khai thác các tính năng và dịch vụ tiện ích của Google, người dùng có thể liên kết và sử dụng thông tin một cách dễ dàng. Theo đó, để hiểu rõ Google là gì? Lịch sử phát triển, cách thức hoạt động, cũng như tầm quan trọng của Google trong cuộc sống, người dùng có thể cùng HVN Group tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Google là gì?

Google là một công ty công nghệ đa quốc gia, cũng là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Mỹ nổi tiếng trong việc cung cấp và phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến công nghệ. Tính đến thời điểm hiện tại, thì Google.com được xếp hạng là trang web số 1 với lưu lượng truy cập nhiều nhất trên thế giới do Alexa thống kê.

Bên cạnh đó, các sản phẩm và dịch vụ khác của Google như Gmail, Google Drive, Google Maps, Calendar, Docs, Sheets,… cũng nhận được rất nhiều sự tin tưởng và ủng hộ của hàng triệu người dùng. Cũng bởi lẽ đó, mà tầm ảnh hưởng của Google đối với nhân loại là rất lớn, “Gã khổng lồ” có mặt ở khắp mọi nơi và làm thay đổi cả một thế giới.

Google Là Gì

Lịch sử phát triển của Google

Google ban đầu là công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin – hai nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ tại trường Đại học Stanford (California) vào tháng 1 năm 1996. Theo đó, Google được Larry Page và Sergey Brin chính thức thành lập vào năm 1998 nhằm quảng bá Google Tìm kiếm, và nền tảng này sau này đã trở thành công cụ tìm kiếm trên trình duyệt web được sử dụng nhiều nhất.

Thời điểm ban đầu, cả Larry Page và Sergey Brin đều sở hữu 14% cổ phần và kiểm soát 56% quyền biểu quyết của các cổ đông thông qua cổ phiếu ưu đãi. Nhưng đến tháng 9 năm 1998, thì Google đã chính thức hợp nhất thành một công ty tư nhân.

Và để hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của Google, người dùng có thể tham khảo qua bảng tổng hợp chi tiết dưới đây:

Thời gian Sự kiện và lịch sử phát triển của Google
Năm 1995 Larry Page và Sergey Brin đã có cuộc gặp mặt trong khuôn viên trường Đại học Stanford và cùng có chung mục tiêu là nghiên cứu và phát triển công cụ tìm kiếm trên World Wide Web đang phát triển ở thời điểm bấy giờ.
Năm 1996 BackRub – công cụ hỗ trợ tìm kiếm và tự động phân tích liên kết giữa các trang web nhằm mục đích đánh giá mức độ liên quan và trả về thông tin mà người dùng cần đã chính thức ra đời. Đánh dấu bước ngoặt lớn và thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng.
Năm 1998 Tại gara để xe của bạn mình, Larry Page và Sergey Brin đã chính thức thành lập Google. *Để giải thích cho tên gọi, thì việc này thực chất bắt nguồn từ sự cố đánh máy sai sót của thuật ngữ “Googol” – con số đại diện cho số 1 và theo sau bởi 100 con số 0.
Tháng 3/1999 Google đã chuyển văn phòng của mình đến Palo Alto (California) – nơi có nhiều công ty công nghệ đang phát triển và khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon.
Tháng 6/2000 Google chính thức trở thành nhà cung cấp công cụ tìm kiếm “mặc định” cho Yahoo – một trong những trình duyệt web phổ biến nhất vào thời điểm đó.
Năm 2001 Google nhận được bằng sáng chế cho thuật toán PageRank của mình, và nó chính thức được giao cho Đại học Stanford do Larry Page là nhà phát minh.
Năm 2003 Google đã thuê một tổ hợp văn phòng tại 1600 Amphitheater Parkway ở Mountain View (California).
Năm 2005 The Washington Post đã đưa ra báo cáo về việc tăng 700% lợi nhuận trong quý III của Google. Doanh thu chủ yếu là nhờ vào các công ty lớn chuyển chiến lược quảng cáo của họ từ tạp chí, truyền hình sang Internet.
Năm 2009 CNN cũng đưa ra báo cáo về các tìm kiếm chính trị hàng đầu trong năm 2009, trong đó có hơn 1 tỷ lượt tìm kiếm đang được thực hiện và thao tác trên Google mỗi ngày.
Tháng 5/2001 Google đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên số lượng khách hàng truy cập duy nhất vào Google đã vượt qua 1 tỷ lần. Tỷ lệ này đã tăng hơn 8.4% so với tháng 5/2010 với 931 triệu lượt truy cập.
Năm 2012 Google lần đầu tạo ra doanh thu hàng năm với 50 tỷ đô – một thành tích khổng lồ ở thời điểm bấy giờ.
Tháng 11/2018 Google đưa ra công bố về việc mở rộng văn phòng tại thành phố New York với sức chứa hơn 12.000 nhân viên.

Không ngừng đổi mới và phát triển, Google hiện nay đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và chuyển đổi số. Theo đó, không đơn thuần chỉ là công cụ tìm kiếm, mà Google còn cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ tiện ích, hỗ trợ người dùng hiệu quả trong việc lưu trữ, quản lý và gia tăng sự cộng tác từ xa.

Google ảnh hưởng đến thế giới như thế nào?

Là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, cũng là nhà cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến tiện ích, Google đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Theo đó, có thể dễ dàng nhận thấy, sức lan tỏa và ảnh hưởng của Google lớn đến mức mà nhiều người trong số chúng ta mỗi ngày đều tương tác với các sản phẩm của Google, ngay cả những người không truy cập web thường xuyên.

Hiện tại, Google đang cung cấp kho ứng dụng và dịch vụ khổng lồ, và rất nhiều trong số đó là “miễn phí” như như Gmail, Drive, Google Maps, Google Calendar,…. Đồng thời, Google cũng cung cấp cho người dùng rất nhiều cách để hoàn thành công việc mà không cần tốn kém quá nhiều chi phí hay thời gian, linh hoạt như bộ công cụ tiện ích Google Workspace

Ở một khía cạnh khác, có thể nói, nếu không có Google, thì Internet sẽ không thể thâm nhập nhanh vào mọi khía cạnh của cuộc sống như hiện tại. Google đã thay đổi cách mà chúng ta làm việc, tương tác với thế giới xung quanh. Chỉ với vài thao tác đơn giản, không khó để người dùng có thể giải đáp thắc mắc, thiết lập nhu cầu tìm kiếm và truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi miễn sao có kết nối Internet ổn định.

Google ảnh Hưởng đến Thế Giới Như Thế Nào

Google có những đóng góp gì cho xã hội?

Trải qua hành trình dài phát triển, Google đã thành công hòa nhập vào mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta. Và chắc chắn rằng, Google đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi và cải tiến công nghệ, cùng với đó là những đóng góp tuyệt vời cho xã hội như:

1. Dịch vụ Internet “tốc độ cao” trên toàn thế giới

Google hy vọng có thể mang đến trải nghiệm Internet tốc độ cao trên toàn thế giới, bao gồm cả những khu vực chưa được kết nối. Theo đó, trong dự án Project Loon, Google tiến hành các thử nghiệm khinh khí cầu phát Internet tới một số quốc gia trên thế giới để người dùng có thể tiếp cận và có được trải nghiệm Internet tốt hơn.

2. Hỗ trợ các Tổ chức phi lợi nhuận

Chương trình Google cho Tổ chức phi lợi nhuận hiện có mặt ở hơn 65 quốc gia, mang đến cho các tổ chức đủ điều kiện truy cập những quyền lợi và chiết khấu ưu đãi khi đăng ký và sử dụng các dịch vụ của Google. Điều này giúp họ có thể giải quyết nhanh những thách thức mà mình đang gặp phải, chẳng hạn như kết nối người quyên góp, kêu gọi hành động ủng hộ, tìm kiếm tình nguyện viên mới, hoặc gia tăng sự cộng tác và kết nối khi làm việc từ xa,…

3. Phát triển ứng dụng phân vùng dịch cúm

Để người dùng dễ dàng trong việc xác định các khu vực đang bị lây nhiễm dịch cúm, Google cũng đã nghiên cứu và cho ra mắt dịch vụ miễn phí mang tên Google Flu Trends. Thông qua ứng dụng, người xem có thể phân định nhanh các khu vực đang có dịch cúm thông qua màu sắc và thiết kế tương tự dạng bản đồ, đồng thời cũng có thể tải ảnh và các thông số để phục vụ cho mục đích so sánh với nhiều phương tiện khác.

4. Đấu tranh vì quyền lợi trẻ em

Từ năm 2013, Google cũng đã công khai tuyên chiến với tình trạng lạm dụng trẻ em trên blog của mình, và nổi bật nhất là dự án Tineye  – công cụ tìm kiếm hình ảnh trên Internet được Google nâng cấp và mở rộng hơn tính năng tìm kiếm hình ảnh thông thường trên Google. Theo đó, Google sẽ sử dụng công cụ này để dò tìm tất cả những tấm hình liên quan đến việc trẻ em bị xâm hại và lạm dụng. Những tấm hình cũng sẽ được trích xuất nguồn gốc và cung cấp thông tin chi tiết để cơ quan chức năng có thể điều tra và có biện pháp xử lý thích đáng.

5. Thúc đẩy sự bình đẳng cho phụ nữ

Google cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự tiến bộ trong bình đẳng giới ở xã hội. Trao quyền cho phụ nữ thông qua sự hiện diện để mọi người có được cái nhìn chân thực nhất về cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh đó, Google còn nâng cao sự bình đẳng với AI, sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp các ngành có thể vượt qua các thách thức về bình đẳng giới.

Google Có Những đóng Góp Gì Cho Xã Hội
Google Có Những đóng Góp Gì Cho Xã Hội

Google hoạt động như thế nào?

Mỗi khi người dùng tìm kiếm sẽ có hàng trăm, hàng ngàn kết quả được hiển thị. Tất cả đều sẽ được thiết lập và hiển thị theo một quy trình “chuẩn chỉnh”, đảm bảo tính chính xác và hữu hiệu nhất cho mục đích tìm kiếm của người dùng. Cụ thể cách thức hoạt động của Google như sau:

Thu thập và xử lý dữ liệu

Google thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, chẳng hạn như sử dụng robot web để duyệt web và thu thập thông tin từ các website, video, hình ảnh, tin tức, hoặc tài liệu trực tuyến từ Google Maps, Google Analytics, Search Console và nhiều dịch vụ khác của Google.

Theo đó, tất cả những dữ liệu mà Google thu thập được sẽ được phân tích và xử lý thông qua các thuật toán phức tạp. Chúng sẽ được phân loại dựa trên chủ đề, từ khóa, sản phẩm, dịch vụ, hoặc ngôn ngữ,… Đồng thời Google cũng sẽ lập chỉ mục cho các trang web và tài liệu có liên quan để tạo nên sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả nhất cho hoạt động tìm kiếm của người dùng.

Trả về kết quả tìm kiếm

Thông qua những từ khóa và mô tả cụ thể mà người dùng cung cấp, Google sẽ thực hiện việc tra cứu trong chỉ mục, tìm kiếm và hiển thị các trang web phù hợp với yêu cầu người dùng. Google sẽ hiển thị các kết quả lần lượt theo mức độ liên quan, sự uy tín và tính hữu ích của thông tin. Đồng thời, Google cũng sẽ cung cấp và tích hợp các tính năng tìm kiếm nâng cao, cho phép người dùng có thể thiết lập các tìm kiếm cụ thể và chi tiết nhất.

Đánh giá xếp hạng trang web

Google sử dụng thuật toán để đánh giá và xếp hạng mức độ uy tín của trang web. Khi đó, thuật toán sẽ được áp dụng và triển khai dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm như nội dung, từ khóa, liên kết trỏ đến trang web, hoặc việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO),…

Kiểm soát nội dung đăng tải

Nội dung mà người dùng đăng tải trên các web, các ứng dụng, sản phẩm và dịch vụ của Google đều sẽ được kiểm duyệt và đưa ra định hướng rõ ràng thông qua các chính sách. Theo đó, những nội dung vi phạm sẽ không được phép xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.

Thiết lập bảo mật và quyền riêng tư

Google cam kết tuân thủ theo các nguyên tắc bảo mật và quy định về quyền riêng tư, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng cho bất kỳ ai. Đồng thời, Google cũng thiết lập các giao thức bảo mật chặt chẽ, ngăn chặn và bảo vệ an toàn dữ liệu của người dùng trước các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng phức tạp và rủi ro như hiện nay.

Cập nhật và cải tiến

Tất cả các ứng dụng của Google sẽ liên tục được cập nhật và cải thiện tính năng để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nổi bật nhất phải kể đến các thuật toán của Google, chúng sẽ liên tục được update để đảm bảo rằng chỉ có những nội dung chất lượng mới được hiển thị đến người dùng.

Google Hoạt động Như Thế Nào

Các sản phẩm và dịch vụ của Google

Hiện tại, Google không đơn giản chỉ là một công cụ tìm kiếm, mà nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến khi thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người dùng trên thế giới với nhiều sản phẩm và dịch vụ tiện ích như:

Google Cloud

Google Cloud (hay còn được gọi là Google Cloud Platform) là một nền tảng điện toán đám mây, cho phép người dùng có thể khởi chạy các ứng dụng của mình trên hệ thống một cách linh hoạt, an toàn và hiệu quả. Có thể nói, nhờ vào sự xuất hiện của Google Cloud, mà năng suất công việc của mọi người được nâng cao rất nhiều, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.

Google Workspace

Google Workspace là một giải pháp “toàn diện”, bao gồm tất cả các ứng dụng và bộ công cụ “trực tuyến” do Google tạo ra. Theo đó, các giải pháp Google Workspace của Google cũng rất đa dạng, linh hoạt theo nhu cầu, mục đích và quy mô sử dụng của doanh nghiệp. Cụ thể:

Gmail

Gmail là dịch vụ thư điện tử cũng rất phổ biến của Google. Người dùng có thể thông qua Gmail để lưu trữ và truyền đi dữ liệu một cách nhanh chóng, an toàn và bảo mật chỉ với thiết bị có kết nối Internet ổn định. Bên cạnh đó, dịch vụ Gmail doanh nghiệp cũng được thiết kế rất “đặc biệt” để đáp ứng linh hoạt nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp.

Gmail

Google Drive

Google Drive là giải pháp lưu trữ dữ liệu “hoàn hảo” dựa trên nền tảng đám mây. Ứng dụng cho phép người dùng có thể lưu trữ đa dạng các định dạng dữ liệu, kèm theo đó là tính năng đồng bộ, sao lưu và hỗ trợ truy cập trên mọi thiết bị, miễn sao người dùng có kết nối Internet ổn định.

Google Docs

Google Docs là ứng dụng hỗ trợ soạn thảo văn bản trực tuyến của Google. Với Docs, người dùng có thể tạo nhanh các tài liệu trực tuyến, chia sẻ và chỉnh sửa đồng thời cùng bất kỳ ai theo thời gian thực từ mọi thiết bị, đảm bảo tính linh hoạt và hiệu suất cộng tác tối ưu trong doanh nghiệp, tổ chức.

Google Sheets

Google Sheets cũng là một ứng dụng rất phổ biến của Google. Ứng dụng cho phép người dùng tạo nhanh các bảng tính trực tuyến, chỉnh sửa và cộng tác đồng thời trên nhiều thiết bị khác nhau. Bên cạnh đó, Google Sheets cũng cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ, giúp việc xử lý dữ liệu bảng tính, phân tích, trực quan và tự động hóa các công việc trở nên đơn giản, hiệu quả hơn bao giờ hết.

Google Slides

Google Slides là ứng dụng trình chiếu miễn phí được cung cấp bởi Google trong bộ ứng dụng văn phòng Google Workspace. Tương tự như Docs và Sheets, người dùng cũng có thể tạo nhanh các bản slides trình chiếu trực tuyến mà không cần phải mất nhiều thời gian cài đặt và thiết lập trên máy tính.

Google Forms

Google Forms cũng là một ứng dụng được nhiều người biết đến. Người dùng có thể thông qua GG Forms để tạo nhanh các bảng khảo sát, thăm dò ý kiến, hay bảng câu hỏi,… để tiến hành thu thập thông tin và phân tích kết quả theo thời gian thực. Không những vậy, dữ liệu trên Google Forms còn có thể truy xuất sang Google Sheets một cách nhanh chóng để thuận tiện cho vấn đề xử lý và phân tích dữ liệu nâng cao.

Google Calendar

Nếu thường xuyên làm việc với các ứng dụng của Google, người dùng chắc hẳn cũng không thể bỏ qua Google Calendar – ứng dụng lịch nhằm mục đích hỗ trợ người dùng sắp xếp, quản lý công việc, thời gian và lịch hẹn một cách hiệu quả. Chưa kể, Google Calendar còn có thể kết nối và tích hợp linh hoạt với các ứng dụng Google Meets, Google Drive, Gmail,…. để tạo ra sự liên kết chặt chẽ và dễ dàng quản lý thời gian. 

Google Calendar

Google Photos

Google Photos là ứng dụng sao lưu hình ảnh và video trực tuyến với kho lưu trữ lớn cùng nhiều tính năng tiện ích. Ngoài việc lưu trữ, GG Photos còn cho phép người dùng có thể chia sẻ và tùy chỉnh ảnh nâng cao với nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh từ bên thứ ba, đảm bảo trải nghiệm hoàn hảo và linh hoạt theo mục đích sử dụng của người dùng.

Google Meet

Google Meet là ứng dụng hỗ trợ tổ chức các họp trực tuyến, cho phép người dùng có thể liên lạc video nhanh chóng, an toàn và miễn phí thông qua trang web hoặc ứng dụng di động. Tất cả các cuộc trò chuyện được tạo bởi Google Meet đều sẽ được mã hóa, cung cấp tính năng ghi lại, phụ đề, hoặc chia sẻ, thuyết trình,…. để hỗ trợ người dùng một cách hiệu quả.

Google Chrome

Google Chrome là trình duyệt truy cập web miễn phí, hỗ trợ trên đa nền tảng của Google. Với các tính năng nổi bật, được cập nhật thường xuyên và tích hợp linh hoạt với các tiện ích mở rộng, Google Chrome được như giải pháp hoàn hảo để người dùng có thể truy cập và xử lý nhanh các tác vụ trên trình duyệt web.

Youtube

Youtube – nền tảng chia sẻ video trực tuyến chắc chắn cũng là ứng dụng không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là nền tảng được Google mua lại vào năm 2006 với giá trị khoảng 1,65 tỷ đô. Với tầm nhìn là phát triển nền tảng có số lượng người tiếp cận lớn, Youtube luôn mang đến cho người dùng đa dạng với các nội dung từ video giải trí, âm nhạc, phim ngắn, cho đến các video giáo dục, tin tức, thể thao cùng nhiều thể loại khác,….

Google Search

Google Search có thể nói là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Google với hàng triệu người dùng mỗi ngày. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể nhập các cụm từ hoặc từ khóa muốn tìm kiếm và Google Search sẽ trả lại những kết quả sát với ý định tìm kiếm đó, đảm bảo cung cấp những thông tin có giá trị và hữu ích nhất đến người dùng.

Google Ads

Google Ads là một ứng dụng quảng cáo có trả phí của Google. Theo đó, người dùng có thể thông qua Ads để tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là tiếp cận khách hàng và mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Google Translate

Google Translate (hay còn được gọi là Google dịch) là công cụ hỗ trợ dịch thuật trực tuyến được cung cấp miễn phí bởi Google. Theo đó, người dùng có thể thông qua Google Translate để dịch nhanh các văn bản, hình ảnh, video, tài liệu, hoặc giọng nói,… từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, giúp mang lại sự tiện dụng và hữu ích cho mọi đối tượng.

Google Maps

Google Maps là ứng dụng bản đồ trực tuyến, được nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích thay thế bản đồ giấy thông thường. Trên Maps sẽ hiển thị đầy đủ các hình ảnh vệ tinh, danh lam thắng cảnh, điều hướng chỉ đường, thông báo điều kiện giao thông, thời gian, địa điểm, phương tiện công cộng cùng nhiều tiện ích khác để hỗ trợ tối ưu cho mục đích tra cứu và nhu cầu người dùng.

Google Maps

Google Play

Google Play là nền tảng cho phép người dùng có thể tải và cập nhật các ứng dụng từ Google trên điện thoại Android một cách nhanh chóng. Cũng có thể nói, Google Play đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng, luôn có sẵn các bản cập nhật tự động để người dùng có thể truy cập và tích hợp các công nghệ mới nhất của Google.

Google Gemini

Google Gemini – công cụ AI tạo sinh được nghiên cứu và phát triển bởi Google nhằm mục đích thúc đẩy năng suất, tối ưu trải nghiệm và hiệu quả công việc tốt nhất cho doanh nghiệp, tổ chức và người dùng cá nhân. Theo đó, với nền tảng dữ liệu khổng lồ, khả năng truy cập trên đa thiết bị cùng các tính năng hỗ trợ truy vấn nâng cao, Gemini được xem như giải pháp hoàn hảo, bất cứ ai cũng có thể sử dụng mà không yêu cầu quá nhiều về kiến thức công nghệ.

Google Font

Google Font (trước đây gọi là Google Web Font) là dịch vụ cung cấp miễn phí các font chữ trực tuyến của Google. Hiểu đơn giản, thì người dùng Google Font có thể sử dụng các font chữ trên web của mình một cách dễ dàng thông qua CSS và Android. Điều này không chỉ giúp tùy chỉnh linh hoạt, mà còn có thể cải thiện tốc độ tải trang của web nhanh hơn vì tất cả các font chữ đều đã được lưu trên Server của Google và không làm ảnh hưởng đến hosting.

Các sản phẩm và dịch vụ nổi bật khác

Ngoài những sản phẩm và dịch vụ phổ biến trên, thì Google còn cung cấp đến người dùng đa dạng các ứng dụng và dịch vụ tiện ích như Google Vault, Google Tag Manager, Google Chat, Google Earth, Google Sites, Google Voice,…. Khi đó, tùy nhu cầu, mục đích, cũng như ý định sử dụng, mà người dùng có thể linh hoạt đăng ký và sử dụng các sản phẩm phù hợp.

Những lợi ích của Google trong cuộc sống hiện đại

Google là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số với đa dạng các công cụ và dịch vụ tiện ích cho người dùng Internet. Do đó, người dùng chắc chắn không thể bỏ qua những lợi ích tuyệt vời mà các sản phẩm của Google mang lại dưới đây:

Nâng cao hiệu suất làm việc

Google hiện cung cấp đa dạng các nền tảng và ứng dụng miễn phí, cho phép người dùng có thể truy cập và chỉnh sửa tài liệu từ mọi thiết bị, giúp tối ưu hóa năng suất, cũng như đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý và kiểm soát dữ liệu. Ngoài ra, dữ liệu trên các ứng dụng của Google cũng sẽ được đảm bảo sao lưu liên tục, có khả năng phục hồi và mở rộng không giới hạn theo nhu cầu thực tế của người dùng.

Gia tăng khả năng cộng tác và kết nối làm việc từ xa

Các sản phẩm và dịch vụ của Google đều đi kèm tính năng cộng tác và hỗ trợ làm việc từ xa. Dù người dùng làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thì đều có thể kết nối và làm việc hiệu quả cùng đồng nghiệp. Theo đó, người dùng dễ dàng trò chuyện thông qua cuộc gọi Google Meet, gửi tin nhắn Chat, Email, Share lịch, hoặc cộng tác và chỉnh sửa đồng thời trên Docs, Sheets, Slides, Forms,…. theo thời gian thực và linh hoạt theo mục đích kết nối của người dùng.

Bảo mật dữ liệu an toàn

Google chịu mọi trách nhiệm về vấn đề bảo mật và độ an toàn cho dữ liệu người dùng. Tất cả đều sẽ được lưu trữ trên nền tảng đám mây (Google Drive) thay vì ổ cứng máy tính và các phòng máy chủ, giúp hạn chế những rủi ro khi có ai đó vô tình làm mất hoặc bị đánh cắp thiết bị nhằm mục đích xâm phạm dữ liệu quan trọng của tổ chức.

Cải thiện dịch vụ và trải nghiệm khách hàng

Google hiện tại là nền tảng sở hữu lượng lớn người dùng truy cập trên toàn thế giới. Theo đó, thông qua các công cụ hỗ trợ tiện ích của Google như Google Analytics, Google Trend, Google Search Console, hay Google Keyword Planner,… người dùng có thể tiếp cận và tạo sự thu hút tốt hơn với tệp khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, việc phân tích dữ liệu trên các công cụ hỗ trợ của Google cũng có thể giúp người dùng nắm bắt tâm lý và xu thế của khách hàng. Từ đó, đưa ra định hướng và kế hoạch cụ thể nhằm mục đích khắc phục và cải thiện trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất.

Luôn tự động cập nhật

Một trong những lợi ích khi sử dụng Google, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua việc người dùng luôn có được các phiên bản và tính năng cập nhật mới nhất của nền tảng. Hiểu đơn giản, thì là bất cứ khi nào có phiên bản mới của ứng dụng được phát hành, người dùng đều sẽ được nâng cấp tự động như một phần trong gói đăng ký mà không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào. Người dùng có quyền truy cập tất cả mọi thứ trong quyền hạn, mọi lúc, mọi nơi, và tất cả đều được cập nhật tự động.

Linh hoạt tích hợp tính năng và các gói giải pháp

Google thiết kế các công cụ mạnh mẽ để người dùng có thể kết nối, gia tăng sự cộng tác và hoàn thành mọi việc mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, Google còn cung cấp đa dạng các gói giải pháp và bộ công cụ tích hợp nâng cao như Google Workspace – giải pháp hoàn hảo cho doanh nghiệp, tổ chức trong việc thay đổi và chuyển đổi hóa công nghệ số trong thời đại 4.0.

Những Lợi ích Của Google Trong Cuộc Sống Hiện đại

Google kiếm tiền như thế nào?

Đa số các sản phẩm và dịch vụ của Google hiện nay vẫn được cung cấp miễn phí, chất lượng dịch vụ tốt và dễ dàng đồng bộ. Nhưng chẳng nhẽ, Google lại tự bỏ tiền túi ra để cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng. Chắc chắn là không, Google có thể nói là đang rất thành công trong việc triển khai chiến lược “free” mà vẫn thu được bộn tiền.

Nói đơn giản, thì là Google đang kiếm tiền thông qua mạng quảng cáo – Google Ads. Tất cả những gì người dùng tìm kiếm, Google đều có thể thấu hiểu, nắm bắt tâm lý và vận dụng một cách hợp lý để hiển thị các quảng cáo thích hợp. Và tất nhiên, những trang web có quảng cáo được hiển thị sẽ phải chi trả cho Google một khoản phí nhất định, linh hoạt tùy theo nhu cầu và mục đích quảng cáo của mình. 

Ngoài ra, Google còn cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ có trả phí như bộ công cụ Google Workspace, Google One, Google Play, Google Analytics,…. Nguồn doanh thu khổng lồ giúp Google có thể duy trì và trở thành một trong những ông lớn hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ hiện nay.

Người dùng có thể kiếm tiền từ Google bằng cách nào?

Google ban đầu chỉ là một trang công cụ hỗ trợ tìm kiếm, nhưng đến nay, đã trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực kỹ thuật số. Tầm quan trọng của Google trong cuộc sống hiện đại, chắc chắn chúng ta không thể phủ nhận, và nhất là khi nó có thể giúp chúng ta kiếm tiền một hiệu quả. Cụ thể như:

1. Google Adsense

Kiếm tiền từ Google Adsense là một trong những hình thức rất phổ biến. Hiểu đơn giản, thì là Google sẽ chi trả tiền cho người dùng để thực hiện việc chạy quảng cáo trên các website và blog của họ. Và mỗi khi có ai đó truy cập vào quảng cáo, thì người dùng sẽ nhận được hoa hồng từ Google. Càng nhiều người truy cập, thì quảng cáo càng thu hút, hoa hồng khi đó cũng sẽ được nhân lên nhiều hơn.

2. Youtube

Tính đến thời điểm hiện tại, thì Youtube đang là một trong những kênh chia sẻ video lớn nhất thế giới. và cũng mang lại nguồn thu rất lớn cho người dùng. Theo đó, những gì người dùng cần làm chỉ là đăng video sáng tạo của mình lên nền tảng, tạo sự quan tâm để thu hút nhiều lượt xem và nhiều người đăng ký. 

Khi tài khoản người dùng đáp ứng các tiêu chí như có 1000 lượt đăng ký, 4000h theo dõi trong vòng 1 năm cùng các điều kiện khác,…. thì kênh Youtube đó sẽ được thu tiền từ lượt xem. Ngoài ra, người dùng cũng có thể nhận quảng cáo từ bên ngoài và lồng ghép trong video, miễn sao không vi phạm chính sách của Youtube thì hoàn toàn có thể kiếm tiền.

Người Dùng Có Thể Kiếm Tiền Từ Google Bằng Cách Nào

3. Blogger

Blogger là trang web được cung cấp miễn phí bởi Google, cho phép người dùng có thể truy cập và sáng tạo nội dung trên đó. Khi đã có được một lượng lớn độc giả, điều này cũng đồng nghĩa blog của người dùng đã tạo ra được lưu lượng truy cập rất lớn. Lúc này, để kiếm từ Google thông qua Blogger, người dùng có thể đăng tải các bài viết tiếp thị, PR, hoặc đặt banner,… trên blog của mình.

4. Google My Business

Cách kiếm tiền từ Google qua Google My Business là dưới dạng kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng tiềm năng. Hiểu đơn giản, thì là thông qua GMB, người dùng có thể tiếp cận và gia tăng sự kết nối với những khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ qua Google Maps hoặc Google Search. Khi đó, với việc vị trí doanh nghiệp được hiển thị, khách hàng sẽ có thêm thông tin chi tiết và cảm thấy đáng tin cậy hơn khi đưa ra quyết định của mình. 

5. Google Ads

Google Ads cũng là một ứng dụng để người dùng có thể kiếm tiền từ Google. Nếu như Google Adsense cho phép người dùng kiếm tiền từ việc chạy quảng cáo và nhận hoa hồng, thì Google Ads lại mang lại lợi nhuận thông qua việc thu hút khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web hoặc blog của người dùng. Theo đó, Google sẽ dựa trên các từ khóa người dùng tìm kiếm để cho phép hiển thị các bài viết quảng cáo có liên quan, từ đó tiếp cận khách hàng và gia tăng lượt truy cập.

6. SEO (Search Engine Optimization)

Thông thường, một trang web, một bài báo, hoặc một bài viết có thứ hạng cao sẽ thu hút được lượng lớn truy cập từ người dùng. Vậy nên, nếu là người am hiểu kỹ thuật SEO, thì người dùng hoàn toàn có thể kiếm tiền từ Google thông qua việc cải thiện và nâng cao thứ hạng của website trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google. Nếu bạn chưa biết đến cách này thì hoàn toàn có thể thuê các dịch vụ SEO tổng thể từ các đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay tại Việt Nam một cách dễ dàng.

SEO (Search Engine Optimization)

Google Search khác gì với các công cụ tìm kiếm khác?

Ngoài Google, người dùng chắc hẳn cũng không còn quá xa lạ với các công cụ tìm kiếm như Bing Search, Yahoo Search, Yandex Search, hay Ask.com,…. Mặc dù tất cả đều có chung mục đích là hỗ trợ người dùng tìm kiếm và trả về các kết quả truy vấn có giá trị, nhưng xét về tính năng, ưu điểm, cũng như các tiện ích, thì chúng vẫn có chút khác biệt. Người dùng có thể dễ dàng nhận định qua bảng so sánh chi tiết dưới đây:

Tiêu chí Google Microsoft Bing Yahoo Search Yandex Search Ask.com
1. Nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin Bill Gates Jerry Yang và David Filo Arkady Volozh, Arkady Borkovsky và Ilya Segalovich Garrett Gruener và David Warthen
2. Thời gian ra mắt 1998 2009 1995 1997 1996
3. Giao diện – Giao diện đơn giản với logo và thanh tìm kiếm ở giữa trang.

– Kết quả hiển thị phân loại cụ thể theo tin tức, hình ảnh, video và các thông tin liên quan.

– Giao diện trực quan, hình nền thay đổi liên tục tạo sự thu hút về mặt thẩm mỹ.

– Kết quả hiển thị sắp xếp bố cục tương tự Google.

– Giao diện có phần phức tạp hơn, kết hợp nhiều yếu tố bổ sung như giải trí, tin tức, email trên trang chủ.

– Kết quả hiển thị thường khá nhiều quảng cáo, khó theo dõi.

– Giao diện tương đối giống Google, ngoài ra còn có thêm một số mục như tin tức, thời tiết, dịch vụ email,…

– Kết quả hiển thị cũng khá rõ ràng, tiện cho việc tìm kiếm.

– Giao diện đơn giản, nhưng các mục hình ảnh và tin tức ít được tập trung hơn các công cụ khác.

– Kết quả hiển thị chủ yếu ở dạng câu trả lời, phù hợp hơn với các mục đích tra cứu nhanh.

4. Tính năng – Tìm kiếm bằng văn bản, từ khóa.

– Tìm kiếm hình ảnh, video, bản đồ, giọng nói và mua sắm.

– Hỗ trợ tìm kiếm nâng cao theo ngữ cảnh và vị trí.

– Tiện ích hỗ trợ Google Maps, Gmail, Drive,…

– Tìm kiếm bằng văn bản, hình ảnh, video, tin tức, bản đồ.

– Tìm kiếm hình ảnh ngược.

– Microsoft Shopping (dịch vụ mua sắm).

– Hỗ trợ tìm kiếm nhanh với Microsoft Copilot trong Bing.

– Tìm kiếm và hiển thị các kết quả từ nhiều nguồn.

– Tìm kiếm hình ảnh, video và tin tức tương tự như Bing và Google.

– Tích hợp Yahoo Mail và một số dịch vụ tài chính, thể thao khác.

– Tìm kiếm bằng văn bản

– Tìm kiếm hình ảnh, tin tức, bản đồ, video.

– Tiện ích và các dịch vụ đi kèm (Email, Thanh toán, Dịch thuật,…)

– Yandex Metrica (hỗ trợ phân tích web)

– Yandex Disk (Dịch vụ lưu trữ đám mây)

– Tìm kiếm bằng văn bản và hiển thị. kết quả dưới dạng câu trả lời nhanh.

– Ít các loại kết quả hiển thị tìm kiếm

– Tiện ích và dịch vụ đi kèm không có nhiều như Bing hay Google.

5. Bảo mật & quyền riêng tư Mã hóa, thiết lập quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu người dùng mạnh mẽ. Dữ liệu cũng sẽ được mã hóa, bảo vệ quyền riêng tư và an toàn cho dữ liệu người dùng. Bảo mật ở mức tương đối, sẽ tốt hơn nếu thông qua các công cụ quản lý tài khoản nâng cao. Bảo mật an toàn, tuy nhiên cũng khá lo ngại về việc chia sẻ dữ liệu với chính phủ Nga. Bảo mật ở mức cơ bản, và vì không cung cấp quá nhiều dịch vụ nên cũng ít lo ngại về việc rò rỉ dữ liệu.

Đánh giá chung, thì mỗi công cụ tìm kiếm đều sẽ có những ưu, nhược điểm nổi bật riêng. Người dùng có thể linh hoạt theo nhu cầu, mục đích và ý định tìm kiếm để lựa chọn công cụ hỗ trợ phù hợp, mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Cách thực hiện tìm kiếm trên Google 

Việc thực hiện tìm kiếm trên Google không quá phức tạp, người dùng dễ dàng thực hiện với quy trình đơn giản sau:

Bước 1: Truy cập trình duyệt web trên thiết bị. Các trình duyệt web phổ biến có thể kể đến đó là Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge,…. đều hoạt động tốt với Google.

Bước 2: Trên thanh địa chỉ trình duyệt, hãy gõ tìm kiếm www.google.com hoặc người dùng cũng có thể gõ trực tiếp từ khóa Google để tìm kiếm.

Bước 3: Khi trang chủ Google hiển thị, người dùng sẽ ngay lập tức thấy ô tìm kiếm nằm ở trung tâm trang web. Tại đây, người dùng có thể nhập bất cứ cụm từ hoặc từ khóa nào mà mình muốn để phục vụ cho mục đích tìm kiếm.

Cách Thực Hiện Tìm Kiếm Trên Google

Bước 4: Sau khi nhập từ khóa, hãy nhấn Enter để bắt đầu quá trình tìm kiếm. Lúc này, kết quả mà người dùng tìm kiếm sẽ được hiển thị ngay trên trang kết quả của Google. 

Bước 5: Người dùng cũng có thể sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao của Google để tìm kiếm và lọc nhanh kết quả theo các tiêu chí cụ thể. Chẳng hạn như tìm kiếm hình ảnh, video, tìm kiếm trong thời gian cụ thể, hoặc các tin tức mới nhất,….

Google Search Với Các Chức Năng Nâng Cao

**Lưu ý, khi thao tác tìm kiếm, người dùng sẽ cần đảm bảo kết nối Internet luôn ổn định và không bị gián đoạn để kết quả được trả về là nhanh nhất.

Những thuật toán quan trọng của Google

Hiện tại, Google có rất nhiều thuật toán khác nhau. Một số thuật toán được Google công bố rộng rãi, nhưng cũng có những thuật toán Google không công bố và đó là bí mật để Google có thể quản lý và kiểm soát các trang web. Trong đó, những thuật toán cốt lõi mà SEOer nhất định phải biết đó là:

1. Google Panda

Thuật toán Panda được ra mắt từ tháng 2 năm 2011, và cho đến thời điểm hiện tại, thuật toán này vẫn được Google update thường xuyên để làm thước đo đánh giá cho thứ hạng website dựa trên chất lượng của nội dung. Theo đó, những trang web có nội dung chất lượng kém, spam, thông tin không đáng tin cậy, vi phạm bản quyền, hoặc không cập nhật mới,…. sẽ không được Google đánh giá cao và hiển thị trên trang tìm kiếm.

2. Google Sandbox

Sandbox là thuật toán được ra mắt vào tháng 5 năm 2004. Mục đích là để xem xét và kiểm soát các website mới thành lập trong vòng 3 tháng nhưng lại đạt được thứ hạng cao. Lúc này, Google có thể nghi ngờ các trang web đó sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen như spam liên kết, nội dung trùng lặp, hoặc trỏ liên kết từ các trang có nội dung không lành mạnh.

3. Google Penguin

Google Penguin ra mắt vào tháng 4 năm 2012, là thuật toán được Google update nhằm mục đích hạ thấp thứ hạng của các website chứa liên kết spam, nội dung không tự nhiên, hoặc vi phạm các quy tắc của Google về backlink. Hiểu đơn giản, thì là Google Penguin sẽ tập trung chủ yếu vào chất lượng của các liên kết, và đưa ra trừng phạt nếu các trang web mua bán backlink từ các trang không liên quan hoặc có nội dung xấu đã bị Google cảnh báo.

Google Penguin

4. Google Pirate

Google Pirate là một thuật toán tìm kiếm của Google được ra mắt vào tháng 8 năm 2012 nhằm bảo vệ quyền lợi bản quyền của các trang web. Theo đó, với những trang web vi phạm bản quyền, hoặc bị khiếu nại là đạo văn, Google sẽ xem xét và điều chỉnh lại thứ hạng sao cho phù hợp.

5. Google Zebra

Google Zebra ra mắt vào tháng 3 năm 2013, cũng chính là thời điểm mà các trang mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ. Thuật toán khi đó tập trung vào việc xử phạt các trang web có hoạt động và spam liên kết bất thường trên các trang mạng phổ biến như Facebook, Twitter,… Và tất nhiên, thứ hạng của những trang web vi phạm sẽ bị giảm đáng kể trên trang tìm kiếm của Google.

6. Google HummingBird

Google HummingBird cũng là một thuật toán được Google ra mắt vào năm 2013, chỉ sau Google Zebra khoảng 6 tháng. Về cơ bản, thì Google HummingBird sẽ giúp giải nghĩa những cụm từ và từ khóa dài của người dùng tìm kiếm nhằm mục đích sắp xếp thứ hạng và hiển thị các câu trả lời phù hợp từ các nội dung đã được lập chỉ mục.

7. Google RankBrain

Thuật toán Google RankBrain ra mắt từ tháng 10 năm 2015 với mục đích sử dụng trí tuệ nhân tạo và Machine Learning để đánh giá và cải thiện kết quả tìm kiếm dựa trên ý định người dùng. Theo đó, RankBrain được đánh giá là yếu tố quan trọng thứ 3 để Google xem xét và đánh giá thứ hạng website trên trang tìm kiếm.

8. Google Fred

Google Fred là thuật toán được ra mắt vào tháng 3 năm 2017 nhằm mục đích loại bỏ các website đang tạo ra lợi nhuận từ quảng cáo và các liên kết không phù hợp với nhu cầu của người dùng. Các trang web có chứa nhiều nội dung quảng cáo, thông tin không mang lại giá trị, hoặc số lượng liên kết ngoài trang quá lớn,… thường sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi Google Fed.

Google Fred

9. Mobile Friendly

Mobile Friendly là thuật toán được Google cho ra mắt vào năm 2022 nhằm đánh giá mức độ thân thiện của trang web đối với các thiết bị di động. Hiểu đơn giản, thì là Google sẽ dựa trên trải nghiệm của chính người dùng khi truy cập website bằng điện thoại để đánh giá và xếp hạng cho trang web. Một website có thể tối ưu và đạt được thứ hạng cao khi người dùng truy vấn từ khóa trên trình duyệt web máy tính, nhưng không đồng nghĩa sẽ được đánh giá cao khi truy cập trên thiết bị di động.

Một số câu hỏi thường gặp về Google

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về Google người dùng có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về nền tảng tiện ích này:

Google hiện thuộc quyền sở hữu của ai?

Hiện tại, Google thuộc quyền sở hữu của Alphabet Inc. – một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ được thành lập vào năm 2015. Hiểu đơn giản, thì Alphabet Inc. hiện là công ty mẹ của Google và nhiều doanh nghiệp liên quan khác. 

Tuy Larry Page và Sergey Brin là 2 người đã sáng lập ra Google, nhưng đến hiện tại, họ đã rút lui khỏi các vai trò quản lý và điều hành công ty từ năm 2019. Thay vào đó, CEO hiện tại của cả Google và Alphabet Inc. sẽ là Sundar Pichai.

Google có an toàn không?

Tất nhiên là Có. Google là một trong những công ty hàng đầu trong việc bảo mật và thiết lập quyền riêng tư cho dữ liệu và thông tin cá nhân của người dùng. Tất cả các ứng dụng, sản phẩm và dịch vụ Google cung cấp đều tích hợp các tính năng bảo mật mạnh mẽ, giúp ngăn chặn và hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn do các vấn đề an ninh mạng.

Đăng ký tài khoản Google bằng cách nào?

Để tạo tài khoản Google, người dùng chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản. Cụ thể như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang chủ chính thức của Google. Nếu đã có tài khoản, hãy click vào nút Đăng nhập để điền email và mật khẩu tương ứng.

Bước 2: Trường hợp người dùng chưa có tài khoản, thì click vào nút Tạo tài khoản → sau đó thực hiện các yêu cầu như cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, tạo email và mật khẩu mới.

Bước 3: Hãy chọn tên người dùng với yếu tố “duy nhất” và kiểm tra đồng thời tính khả dụng của nó trên hệ thống Google.

Bước 4: Sau khi quy trình hoàn tất, người dùng sẽ nhận được một email xác nhận từ Google và tài khoản Google mới tạo đã sẵn sàng được sử dụng.

Đăng Ký Tài Khoản Google Bằng Cách Nào

Có thể nhập những nội dung gì vào Google?

Google cho phép người dùng có thể nhập tìm kiếm bất cứ thông tin gì mà mình cần, chẳng hạn như thời tiết, kiến thức công nghệ, sự kiện, giáo dục, sản phẩm, dịch vụ, cách thức triển khai,…. Việc người dùng cần làm lúc này chỉ là nhập nội dung của câu hỏi, các từ khóa liên quan hoặc bổ trợ vào công cụ tìm kiếm của Google.

Người dùng có thể thoải mái diễn đạt suy nghĩ của mình mà không cần lo lắng dấu câu, ký tự đặc biệt, hay chữ viết hoa,….. Vì Google với thuật toán thông minh sẽ tự động phân tích, thu hẹp phạm vi tìm kiếm, chọn lọc nội dung, hình ảnh và phương thức phù hợp để trả về những kết quả chính xác nhất.

Thiết lập bảo mật của Google có uy tín không?

Tất nhiên là Có. Google là một trong những công ty hàng đầu trong việc bảo mật và thiết lập quyền riêng tư cho dữ liệu và thông tin cá nhân của người dùng. Tất cả các ứng dụng, sản phẩm và dịch vụ Google cung cấp đều tích hợp các tính năng bảo mật mạnh mẽ, giúp ngăn chặn và hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn do các vấn đề an ninh mạng.

Lời kết

Bài viết là tất tần tật những thông tin chi tiết về Google là gì? Cách thức hoạt động, tầm quan trọng, cũng như một số câu hỏi liên quan. Nếu có thắc mắc, hoặc băn khoăn cần giải đáp, người dùng vui lòng để lại lời nhắn trực tiếp tại LiveChat phía dưới để HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 có thể tư vấn và hỗ trợ được tốt nhất.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận