Google My Business là gì? Kiến thức hay và Cách đăng ký chuẩn

Google My Business hiện nay là một trong những công cụ hỗ trợ “đắc lực” cho doanh nghiệp trong việc quản lý và gia tăng sự hiện diện khi khách hàng tìm kiếm. Vậy thực tế, Google My Business là gì? Ứng dụng này hỗ trợ như thế nào cho doanh nghiệp? Bài viết hôm nay, HVN Group sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về Google My Business, người dùng đừng vội bỏ qua.

Google My Business là gì?

Google My Business (hay còn được gọi là Google Business) là một công cụ hỗ trợ định vị doanh nghiệp miễn phí của Google. Thông qua thông tin trên hồ sơ đăng ký Google Business, người dùng có thể dễ dàng quản lý và theo dõi sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp trên Google Maps và cả Google Search. 

Ngoài ra, GG My Business là hoàn toàn miễn phí khi đăng ký và sử dụng. Điều kiện bắt buộc duy nhất là người dùng phải có một số tương tác trực tiếp với khách hàng. Hiểu đơn giản, thì là doanh nghiệp không thể 100% hoạt động trực tuyến.

Google My Business Là Gì
Google My Business Là Gì

Google My Business có lợi ích gì?

Để hiểu rõ, tại sao Google My Business lại là một trong những lựa chọn “ưu tiên” của nhiều doanh nghiệp, người dùng chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những lợi ích tuyệt vời dưới đây của ứng dụng:

Hỗ trợ quản lý thông tin doanh nghiệp

Việc sở hữu một tài khoản Google My Business cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý các thông tin hiển thị đến khách hàng. Đặc biệt là khi họ thực hiện thao tác tìm kiếm và muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Gây dựng sự uy tín và tin cậy

Với những doanh nghiệp đã xác minh thông tin trên Google My Business, đây chắc chắn sẽ là giải pháp tốt để họ có thể gây dựng được niềm tin và sự uy tín của mình trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, điều này còn giúp họ tránh được những rủi ro khi bị đối thủ chơi xấu, giả mạo danh tính để lừa gạt và hạ bệ uy tín doanh nghiệp.

Tăng khả năng tiếp cận 

Khi người dùng đã xác minh và cung cấp thông tin chính xác cho Google Business, điều này cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp đã được định vị cố định trên Google Maps. Lúc này, doanh nghiệp sẽ được mở rộng hơn về khả năng hiển thị trên Google Maps, qua đó tăng khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn rất nhiều.

Tạo sự kết nối và tương tác

Bên cạnh việc tăng cường khả năng hiện diện và tiếp cận, thì Google My Business cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất tốt trong việc tương tác và tạo sự kết nối với khách hàng. Theo đó, với những thông tin được cập nhật đầy đủ trên hệ thống, khách hàng có thể dễ dàng liên lạc, hoặc ghé thăm trực tiếp doanh nghiệp mà không cần phải truy cập các nền tảng trung gian.

Khoanh vùng tệp khách hàng tiềm năng

Google My Business cũng sẽ cung cấp cho người dùng công cụ quản lý nâng cao, cho phép doanh nghiệp có thể kiểm tra và thống kê được lưu lượng khách hàng ghé thăm, cũng như liên hệ thông qua điện thoại. Đây có thể xem như tư liệu tốt để doanh nghiệp thực hiện khoanh vùng khách hàng tiềm năng, từ đó xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp cận tốt nhất.

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký Google My Business 

Về cơ bản, việc đăng ký và thiết lập tài khoản Google My Business không quá phức tạp, người dùng có thể thực hiện nhanh với các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây:

1. Truy cập trang Google My Business 

Bước 1: Người dùng trước tiên sẽ cần truy cập vào trang chủ của Google Business TẠI ĐÂY, sau đó chọn Quản lý ngay để tiến hành đăng ký tài khoản. 

Bước 2: Điền tên doanh nghiệp, sau đó lựa chọn loại hình dịch vụ doanh nghiệp tương ứng và nhấn Next (Tiếp theo).

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách đăng Ký Google My Business
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách đăng Ký Google My Business

2. Lựa chọn danh mục phù hợp

Tại mục Danh mục kinh doanh, người dùng nhập vào ô trống từ khóa phù hợp để lựa chọn đúng danh mục mô tả đúng nhất và sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh.

*Lưu ý, hãy chọn 1 danh mục có thể bao quát tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Theo đó, để khách hàng hiểu rõ hơn, người dùng chỉ cần sử dụng các danh mục bổ sung để giải thích chi tiết là được.

Cập Nhật Danh Mục Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Cập Nhật Danh Mục Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

3. Cập nhật khu vực hoạt động của doanh nghiệp

Thêm vị trí hiện tại của doanh nghiệp trên Google My Business nhằm mục đích hiển thị thông tin đó mỗi khi khách hàng thực hiện các thao tác tìm kiếm trên Google Maps và Google Search. Nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, hãy tiến hành nhập tất cả các khu vực mà mình hoạt động.

Xác định Khu Vực Hoạt động Của DN Trên Google My Business
Xác định Khu Vực Hoạt động Của DN Trên Google My Business

4. Thiết lập phương thức liên lạc

Thêm thông tin liên hệ khi đăng ký tài khoản Google My Business là điều cần thiết để khách hàng có thể dễ dàng kết nối và liên hệ với doanh nghiệp khi cần thiết. Cụ thể:

  • Nhập số điện thoại liên hệ của doanh nghiệp.
  • Nhập URL trang web hiện tại. Nếu không có, hãy click chọn Tôi không có trang web.
Thiết Lập Phương Thức Liên Lạc
Thiết Lập Phương Thức Liên Lạc

5. Tiến hành đưa doanh nghiệp lên bản đồ

Bước 1: Người dùng hãy tích chọn mục Nhận tin tức và mẹo hay về cách cải thiện Trang doanh nghiệp của bạn, sau đó nhấn Next (Tiếp theo). 

Tiến Hành đưa Doanh Nghiệp Lên Bản đồ
Tiến Hành đưa Doanh Nghiệp Lên Bản đồ

Bước 2: Khi giao diện chuyển tiếp, hệ thống sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp địa chỉ gửi thư để tiến hành xác minh. Lưu ý, người dùng cũng có thể tích chọn Xác minh sau và nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo.

Tuỳ Chọn Xác Minh Doanh Nghiệp
Tuỳ Chọn Xác Minh Doanh Nghiệp

6. Tùy chỉnh trang doanh nghiệp

Tùy mục đích hiển thị thông tin doanh nghiệp trên tài khoản Google Business, mà người dùng có thể thực hiện các tùy chỉnh sau:

  • Thêm giờ làm việc của doanh nghiệp: Bao gồm các ngày làm việc trong tuần và thời gian làm việc cụ thể.
Thêm Giờ Làm Việc Của Doanh Nghiệp Trên Google My Business
Thêm Giờ Làm Việc Của Doanh Nghiệp Trên Google My Business
  • Thêm mô tả doanh nghiệp: Có thể là về tiểu sử, quy mô doanh nghiệp, các sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
Thêm Mô Tả Doanh Nghiệp Trên GMB
Thêm Mô Tả Doanh Nghiệp Trên GMB
  • Thêm ảnh về doanh nghiệp: Hình ảnh minh họa chi tiết cho địa điểm hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng ảnh tốt và rõ ràng.
Thêm Hình ảnh Doanh Nghiệp Trên Google My Business
Thêm Hình ảnh Doanh Nghiệp Trên Google My Business
  • Thiết lập quảng cáo doanh nghiệp (nếu muốn)
Thiết Lập Quảng Cáo Trên GG My Business
Thiết Lập Quảng Cáo Trên GG My Business

7. Xác minh và hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp

Để hoàn tất đăng ký, tài khoản Google My Business của doanh nghiệp bắt buộc phải xác minh. Lúc này, người dùng có thể lựa chọn 1 trong các phương thức sau:

  • Xác minh qua điện thoại: Người dùng nhập SĐT để xác minh, sau đó Google sẽ gửi mã thông qua cuộc gọi thoại hoặc tin nhắn.
  • Xác minh qua Email: Nếu lựa chọn phương thức này, người dùng sẽ tiến hành nhập email để Google thực hiện việc xác minh và gửi thông báo về tài khoản.
  • Xác minh qua đường bưu chính: Phương thức này, thời gian chờ đợi thường sẽ lâu hơn (trong khoảng 14 ngày). Khi đó, người dùng sẽ nhập chính xác địa chỉ của doanh nghiệp để Google có thể gửi mã xác minh về đúng địa điểm.

8. Xác minh địa điểm Google My Business qua Email (khi bước 7 không thành công)

Trường hợp quá trình xác minh doanh nghiệp không thành công, người dùng hãy trực tiếp gửi email đến trung tâm quản trị viên của Google để được hỗ trợ xác minh. Nội dung email yêu cầu hỗ trợ cần nêu rõ vấn đề người dùng đang gặp phải, tốt nhất là nên sử dụng email đăng ký tên miền hiện tại của doanh nghiệp. Vì điều này có thể xác minh người dùng là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi gửi email, người dùng cũng cần lưu ý đính kèm 3 hình ảnh xác minh về địa điểm doanh nghiệp, cụ thể như:

  • 1 hình ảnh chụp bảng hiệu, hiển thị rõ tên doanh nghiệp, địa chỉ và sđt trùng khớp với thông tin người dùng đăng ký trước đó.
  • 1 hình ảnh chụp bao quát văn phòng, địa điểm phục vụ khách hàng. Tốt nhất là nên chụp từ phía đối diện và chứa cả bảng hiệu doanh nghiệp.
  • 1 hình ảnh chụp không gian hoạt động của doanh nghiệp.

Cuối cùng, người dùng đề cập thêm SĐT chính chủ để Google có thể liên hệ và tiến hành xác minh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cách sử dụng và quản lý Google My Business chi tiết cho người mới

Để sử dụng và quản lý Google My Business hiệu quả, người dùng có thể tham khảo những hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Cách tạo bài viết trên Google My Business

Những bài viết trên Google My Business sẽ giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận với nhiều người dùng khác. Theo đó, để thực hiện, người dùng có thể tiến hành với các thao tác sau:

Bước 1: Truy cập tài khoản Google My Business của doanh nghiệp.

Bước 2: Tại thanh điều hướng bên trái, hãy click chọn Bài đăng → sau đó chọn Tạo bài đăng đầu tiên của bạn.

Cách Tạo Bài Viết Trên Google My Business
Cách Tạo Bài Viết Trên Google My Business

Bước 3: Cập nhật nội dung và hình ảnh cho bài viết. Lưu ý, nếu là bài viết sản phẩm, nội dung sẽ không quá 1000 ký tự và không quá 1500 ký tự cho bài viết tin tức để có thể đảm bảo hiển thị tốt nhất khi khách hàng tìm kiếm.

Cập Nhật Nội Dung Và Hình ảnh Cho Bài đăng Google My Business
Cập Nhật Nội Dung Và Hình ảnh Cho Bài đăng Google My Business

Bước 4: Người dùng tùy chỉnh bài viết theo mục đích đăng tải. Sau đó, nhấn chọn Xuất bản hoặc Xem thử để đánh giá tổng quan bài viết.

Cách trả lời đánh giá trên Google My Business

Trả lời đánh giá của khách hàng trên Google My Business là điều cần thiết để doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin và sự uy tín. Theo đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện theo các bước dưới đây để trả lời nhanh các đánh giá của khách hàng:

Bước 1: Người dùng truy cập tài khoản Google My Business của doanh nghiệp.

Bước 2: Tại thanh điều hướng bên trái màn hình, hãy click chọn mục Bài đánh giá. Tại đây, người dùng có thể tùy chọn 1 trong 3 mục:

  • Tất cả những đánh giá của khách hàng
  • Những đánh giá đã được trả lời
  • Những đánh giá chưa được trả lời

Bước 3: Click chọn Trả lời cho bất kỳ đánh giá nào mà người dùng muốn phản hồi. Khi đó, nội dung phản hồi cũng có thể dễ dàng được Chỉnh sửa hoặc Xóa theo yêu cầu doanh nghiệp.

Cách Trả Lời đánh Giá Trên Google My Business
Cách Trả Lời đánh Giá Trên Google My Business

Cách thêm sản phẩm trên Google My Business

Trình chỉnh sửa và thêm sản phẩm trên Google My Business là giải pháp hoàn hảo để doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy sự tương tác của khách hàng. Theo đó, để triển khai tính năng này trên Google Business, người dùng có thể thực hiện với các bước sau:

Bước 1: Truy cập tài khoản Google My Business của doanh nghiệp.

Bước 2: Tại thanh điều hướng bên trái, hãy click chọn mục Sản phẩm → sau đó chọn Bắt đầu để tiến hành thêm sản phẩm.

Cách Thêm Sản Phẩm Trên Google My Business
Cách Thêm Sản Phẩm Trên Google My Business

Bước 3: Trong giao diện thêm sản phẩm của Google My Business, người dùng hãy cập nhật đầy đủ các thông tin như hình bên dưới.

Cập Nhật đầy đủ Thông Tin Sản Phẩm Như Hình Bên Dưới
Cập Nhật đầy đủ Thông Tin Sản Phẩm Như Hình Bên Dưới

*Nếu là lần đầu thêm sản phẩm, thì người dùng hãy tạo một danh mục mới. Đồng thời, cũng có thể thêm nút cho sản phẩm, sau đó nhấn Lưu để hoàn tất quá trình.

Cách quản lý danh mục sản phẩm trên Google My Business

Để triển khai và quản lý danh mục sản phẩm trên Google My Business một cách hiệu quả, người dùng có thể tham khảo quy trình chi tiết sau:

1. Thêm sản phẩm trong danh mục

Bước 1: Tại mục Thêm danh mục sản phẩm, hãy click chọn Thêm sản phẩm.

Bước 2: Giao diện hiển thị lúc này sẽ tương tự như ở mục Thêm sản phẩm phía trên. Lúc này, người dùng chỉ cần điền đầy đủ thông tin để thêm danh mục mới chứa sản phẩm dễ dàng.

Thêm Sản Phẩm Trong Danh Mục GMB
Thêm Sản Phẩm Trong Danh Mục GMB

2. Chỉnh sửa sản phẩm trong danh mục

Bước 1: Người dùng tìm kiếm và định vị sản phẩm mình cần chỉnh sửa.

Bước 2: Click chọn biểu tượng 3 dấu chấm bên phải sản phẩm → sau đó nhấn chọn mục Chỉnh sửa sản phẩm để cập nhật thông tin mới.

Chỉnh Sửa Sản Phẩm Trong Danh Mục GMB
Chỉnh Sửa Sản Phẩm Trong Danh Mục GMB

3. Di chuyển sản phẩm trong danh mục

Bước 1: Người dùng cũng sẽ tìm kiếm và định vị sản phẩm cần di chuyển.

Bước 3: Click biểu tượng 3 dấu chấm bên phải sản phẩm → sau đó có thể lựa chọn 1 trong các tùy chọn như hình bên dưới.

Di Chuyển Sản Phẩm Trong Danh Mục GMB
Di Chuyển Sản Phẩm Trong Danh Mục GMB

4. Xóa sản phẩm trong danh mục

Bước 1: Định vị sản phẩm cần xóa trong danh mục.

Bước 2: Click biểu tượng dấu 3 chấm → sau đó nhấn chọn mục Xóa sản phẩm.

Xóa Sản Phẩm Trong Danh Mục GMB
Xóa Sản Phẩm Trong Danh Mục GMB

5. Xóa danh mục sản phẩm

Bước 1: Người dùng cũng sẽ tìm kiếm và định vị danh mục sản phẩm mà mình cần xóa.

Bước 2: Click chọn dấu 3 chấm bên cạnh tiêu đề danh mục sản phẩm → sau đó nhấn chọn Xóa danh mục và sản phẩm

Xóa Danh Mục Sản Phẩm GMB
Xóa Danh Mục Sản Phẩm GMB

*Lưu ý, khi đã thực hiện xóa danh mục, người dùng sẽ không thể hủy bỏ thao tác này.

Google My Business phù hợp với những ai?

Google My Business được xem như giải pháp “hoàn hảo” cho việc định vị thương hiệu và gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng ở Google Tìm kiếm, nhất là với các đối tượng như:

Google My Business cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

GG My Business được xem như công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc quản lý thông tin và gia tăng khả năng tiếp cận trên Google tìm kiếm và Google Maps. Bằng cách tận dụng các tính năng của Google My Business, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá, thống kê và khoanh vùng khách hàng tiềm năng. Không chỉ vậy, đây còn là một công cụ miễn phí, nên có thể giúp họ tiết kiệm ngân sách hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu.

Google My Business cho doanh nghiệp địa phương

Google My Business cũng là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp địa phương, nhất là khi họ muốn tăng cường khả năng hiển thị với các khách hàng thực hiện tìm kiếm trong địa phương. Qua đó, doanh nghiệp có thể khai thác tốt nhất nhu cầu của khách hàng tiềm năng – những người muốn mua sản phẩm hoặc triển khai dịch vụ trực tiếp tại địa phương thay vì phải di chuyển quá xa.

Google My Business cho SEOer

Google My Business cũng là một công cụ rất quen thuộc và hữu ích với SEOer. Thông qua việc đăng bài trên ứng dụng, SEOer có thể dễ dàng nắm bắt thông tin khách hàng, cũng là cơ sở để họ có thể đánh giá, phân tích và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mạnh mẽ hơn. Từ đó, gia tăng khả năng tiếp cận, cũng như sự hiện diện của doanh nghiệp khi khách thực hiện các tìm kiếm liên quan.

Google My Business Phù Hợp Với Những Ai
Google My Business Phù Hợp Với Những Ai

Một số lỗi thường gặp khi thiết lập Google My Business

Khi triển khai Google My Business, người dùng cũng cần đặc biệt lưu ý một số lỗi thường gặp dưới đây để có thể khai thác tính năng của ứng dụng một cách hiệu quả nhất:

  • Định vị sai vị trí: Hãy chắc chắn rằng địa điểm doanh nghiệp sẽ không bị nhập sai, hay chọn vị trí không chính xác để khách hàng dễ dàng xác định địa chỉ cụ thể.
  • Địa điểm không tồn tại: Nếu địa điểm đó không tồn tại trên hệ thống, thì chắc chắn, người dùng cũng không thể định vị chính xác địa điểm.
  • Thông tin thiếu sự minh bạch: Bất cứ thông tin nào mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng cũng đều phải đảm bảo sự minh bạch, đầy đủ và chi tiết.
  • Hình ảnh đính kèm không rõ ràng: Đây cũng là lỗi mà khá nhiều doanh nghiệp gặp phải, vì nếu chất lượng hình ảnh kém, hoặc không rõ ràng có thể khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đúng địa chỉ.
  • Thông tin không đồng nhất: Việc hoạt động và xây dựng thương hiệu trên nhiều nền tảng hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại thiếu sự đồng nhất về thông tin liên lạc và địa chỉ trên các nền tảng, do đó mà cũng gây ra không ít khó khăn cho người dùng trong việc định vị địa điểm chính xác.

Bí kíp tối ưu hiệu quả Google My Business

Khai thác và quản lý hiệu quả các tính năng của Google Business là giải pháp hoàn hảo để doanh nghiệp có thể tăng khả năng hiện diện trên Google Tìm kiếm và Google Maps. Theo đó, người dùng nhất định không thể bỏ qua những bí kíp và kinh nghiệm hữu ích khi triển khai Trang doanh nghiệp từ chuyên gia dưới đây:

1. Cập nhật đầy đủ thông tin cần thiết

Khi đăng ký tài khoản Google My Business, ngoài việc chắc chắn thông tin là chuẩn xác, thì người dùng cũng nên cập nhật đầy đủ thông tin như SĐT, giờ làm việc, trang web, địa chỉ liên lạc,… để khách hàng có thể thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm. Ngoài ra, bất cứ thông tin nào khi có sự thay đổi, thì cũng cần được cập nhật nhanh chóng để đảm bảo sự thống nhất giữa các nền tảng, thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp.

2. Phản hồi các đánh giá của khách hàng

Phản hồi những đánh giá là cách để doanh nghiệp thể hiện sự trân trọng và chuyên nghiệp của mình trong việc chăm sóc khách hàng. Không những vậy, việc tương tác tích cực trên Google My Business còn là giải pháp tốt để doanh nghiệp gây dựng lòng tin, sự uy tín và đáng tin cậy. 

Với những đánh giá tiêu cực, cũng đừng lo lắng hay phớt lờ chúng, mà thay vào đó, doanh nghiệp hãy lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Đưa ra lời xin lỗi chân thành khi cần thiết, và cũng đừng quên gửi tin nhắn riêng cho họ để có thể xử lý và giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Ngoài ra, cũng đừng quên rằng, bất cứ ai cũng có thể phản hồi đánh giá từ khách hàng, vậy nên hãy cố gắng trở thành người đầu tiên trả lời chúng để khách hàng có thể cảm nhận được sự ưu tiên.

Bí Kíp Tối ưu Hiệu Quả Google My Business
Bí Kíp Tối ưu Hiệu Quả Google My Business

3. Lập kế hoạch đăng tải bài viết định kỳ

Thường xuyên cập nhật các bài đăng trên Google My Business cũng là một cách tốt để doanh nghiệp có thể quảng thương hiệu. Khi đó, tùy theo nhu cầu, kế hoạch, cũng như mục tiêu hướng đến, mà doanh nghiệp có thể cân nhắc triển khai nội dung bài viết phù hợp. 

Chẳng hạn như: Bài viết chia sẻ kiến thức, sự kiện đặc biệt, chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá, hoặc ra mắt sản phẩm mới,… Điều này không chỉ giúp cho hồ sơ Google Business của người dùng luôn được cập nhật, mà còn kích thích sự tò mò và khuyến khích khách hàng truy cập web để xem thông tin chi tiết.

4. Tạo sự thu hút với những bức hình chỉnh chu

Hình ảnh và video trên Google My Business cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp có thể gây dựng niềm tin ở khách hàng. Chưa kể, theo thống kê của Google, thì người dùng sẽ có xu hướng tương tác nhiều hơn với những bài đăng có đính kèm hình ảnh, video hoặc ảnh động sáng tạo. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng hình ảnh và nội dung minh họa cũng là lưu ý quan trọng người dùng cần để tâm trước khi đăng bài.

5. Thêm các tính năng trên Trang doanh nghiệp

Trên Google My Business, doanh nghiệp cũng có thể linh hoạt thêm tính năng để khách hàng hiểu rõ những gì mà mình đang cung cấp. Về cơ bản, Google sẽ cho phép người dùng thiết lập 10 danh mục liên quan không trùng nhau. Khi đó, người dùng có thể đưa vào danh mục bất cứ ưu điểm nổi bật nào của doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực khách sạn, nhà hàng: Đánh giá xếp hạng, các tiện nghi cung cấp, hoặc các món ăn nổi bật,…
  • Doanh nghiệp địa phương, hoặc cửa hàng nhỏ: Thông tin ưu đãi, danh mục sản phẩm,…
  • Doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ: Danh mục dịch vụ, nút booking,…

Theo đó, để bổ sung hoặc sửa đổi tính năng, người dùng có thể thực hiện với các bước sau:

Bước 1: Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng click chọn mục Info.

Bước 2: Tìm chọn mục Add Attributes và chọn Edit. Tại đây, người dùng có thể lướt một lượt để xem tất tần tật những lựa chọn khả thi, sau đó cân nhắc bổ sung tính năng phù hợp nhất.

Bước 3: Cuối cùng, nhấn chọn Apply để hoàn tất thiết lập.

Thêm Các Tính Năng Trên Trang Doanh Nghiệp
Thêm Các Tính Năng Trên Trang Doanh Nghiệp

6. Khuyến khích và đề xuất khách hàng để lại đánh giá

Khách hàng thường sẽ có xu hướng tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn là tin vào doanh nghiệp. Vậy nên, một doanh nghiệp nhận được nhiều đánh giá và phản hồi tích cực từ khách hàng, chắc chắn sẽ tạo dựng được niềm tin tốt. Chưa kể, còn có thể giúp cải thiện chỉ số xếp hạng trên Google tìm kiếm.

Hãy tận dụng những thời điểm tốt để khuyến khích khách hàng đánh giá, nhất là sau khi vừa họ vừa có một trải nghiệm tuyệt vời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tạo một đường link liên kết, giúp khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong việc đánh giá.

7. Quảng cáo doanh nghiệp trên Google My Business

Người dùng cũng có thể tận dụng tính năng quảng cáo trên Google My Business để xây dựng chiến lược và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Và để khai thác tốt tính năng này, người dùng bắt buộc phải có đầy đủ kiến thức về Google AdWord.

Những câu hỏi thường gặp về Google My Business

Trong quá trình tìm hiểu và triển khai Google My Business, người dùng chắc hẳn sẽ có rất nhiều băn khoăn cần giải đáp. Chẳng hạn như:

Google My Business có miễn phí không?

Có. Việc đăng ký và sử dụng Google My Business trên Google là hoàn toàn miễn phí. Người dùng có thể tạo trang, xây dựng kế hoạch và quản lý doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả từ Google Tìm kiếm để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng nhiều hơn.

Thông tin doanh nghiệp trên GG My Business sẽ được hiển thị ở đâu?

Khi người dùng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp trên Google, thì về cơ bản, thông tin cập nhật trên Google My Business sẽ được hiển thị tại:

  • Vị trí bên phải của trang Google Search.
  • Nơi tìm kiếm đại lý khi người dùng “search” các từ khóa liên quan.
  • Google Maps – ứng dụng bản đồ trực tuyến, giúp người dùng có thể dễ dàng tra cứu đường đi, xác định vị trí và khoảng cách.

Không có cửa hàng thực tế có thể thiết lập Google My Business không?

Hoàn toàn có thể. Việc thiết lập Google My Business vẫn có thể thực hiện ngay cả khi người dùng không có cửa hàng thực tế, miễn sao doanh nghiệp có liên hệ trực tiếp với khách hàng. Hiểu đơn giản, thì là doanh nghiệp phục vụ khách hàng trực tiếp tại địa điểm của họ, thay vì phục vụ tại địa chỉ của cửa hàng mình.

Có nên thiết lập Google My Business khi đã có trang web không?

Tất nhiên là Có. Google My Business là giải pháp “hoàn hảo” để người dùng có thể tăng cường khả năng hiển thị và tiếp cận khách hàng tốt hơn trên Google Tìm kiếm.

Một doanh nghiệp có thể lập nhiều tài khoản Google My Business không?

Không. Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng một tài khoản Google My Business để quản lý trang web của mình. Trường hợp người dùng muốn thêm địa điểm mới, chỉ cần truy cập tài khoản Google Business để add thêm vào là được.

Những đánh giá tiêu cực trên GG My Business quản lý bằng cách nào?

Việc xuất hiện những đánh giá tiêu cực trên Google My Business có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như trải nghiệm không tốt từ khách hàng, đối thủ chơi xấu, hoặc cũng có thể lỗi từ doanh nghiệp,…. Tuy nhiên, dù là lý do gì, thì điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tỷ lệ tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp.

Khi đó, để giải quyết những tiêu cực, người dùng có thể tham khảo một số cách sau:

  • Thứ nhất, nếu đó là trải nghiệm không tốt từ khách hàng, thì doanh nghiệp hãy đưa ra lời xin lỗi và phản hồi nhanh nhất có thể. Đồng thời, cũng đừng quên chú ý văn phong, lời lẽ lịch sự và chân thành để khách hàng nguôi giận.
  • Thứ hai, nếu nguyên nhân xuất phát từ đối thủ chơi xấu, thì việc này sẽ khó xử lý hơn. Lúc này, cách giải quyết tốt nhất, là doanh nghiệp hãy chứng minh sự chuyên nghiệp, uy tín và tận tâm của mình đến tất cả khách hàng để nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ họ.
  • Thứ ba, nếu lỗi đó xuất phát từ chính doanh nghiệp, thì người dùng phải nên xem xét lại quy trình quản lý, cách thức hoạt động, cũng như sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. Hãy dành thời gian nhiều hơn để lắng nghe và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng, qua đó cải thiện doanh nghiệp tốt hơn.

Lời kết

Bài viết là những chia sẻ chi tiết về Google My Business là gì? cách đăng ký, sử dụng, cũng như một số thông tin liên quan. Trường hợp người dùng còn vướng mắc, hoặc bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, vui lòng để lại lời nhắn tại LiveChat phía dưới để HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 có thể hỗ trợ và tư vấn được tốt nhất.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận