Google Colab được biết là một ứng dụng phổ biến trong ngành khoa học máy tính và công nghệ dữ liệu khi cho phép người dùng có thể xử lý và thực thi các đoạn mã lệnh Python một cách dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng. Theo đó, để tìm hiểu chi tiết Google Colab là gì? Tính năng, ưu điểm, cũng như cách sử dụng hiệu quả, người dùng có thể tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Google Colab là gì?
Google Colab là ứng dụng cho phép người dùng có thể viết và chia sẻ mã Python dễ dàng mà không cần cài đặt hay thiết lập cấu hình đệm phức tạp trên máy tính. Hiểu đơn giản, thì là mọi thứ trên Colab đều có thể chạy và triển khai trên trình duyệt web, dữ liệu cũng sẽ được cập nhật tự động và lưu trữ trên nền tảng đám mây, đảm bảo sự thuận tiện và linh hoạt.
Về cơ bản, thì giao diện của Colab cũng khá giống với Jupyter Notebook, cho phép người dùng có thể thực thi các câu lệnh Python một cách trực quan và dễ dàng theo sát kết quả. Ngoài ra, Colab còn được tích hợp thêm khả năng tính toán “mạnh mẽ” trên tiện ích đám mây của Google, cùng với đó là kho dữ liệu và các thư viện học máy có sẵn, giúp tạo ra một môi trường lập trình linh hoạt và hỗ trợ tốt nhất cho trải nghiệm người dùng.
Những tính năng nổi bật của Google Colab
Đánh giá chung, thì những tính năng nổi bật của Colab đã giúp nó trở thành một trong những công cụ hữu ích trong việc nghiên cứu, phát triển, và triển khai các dự án liên quan đến học máy và đoạn mã dữ liệu. Cụ thể:
Tạo sổ tay ghi chép trực tuyến
Google Colab cho phép người dùng có thể tạo và chạy các sổ tay ghi chép trực tuyến mà không cần phải cài đặt phần mềm. Cùng với đó là các dịch vụ sử dụng tài nguyên tính toán miễn phí trên nền tảng đám mây, hỗ trợ người dùng làm việc hiệu quả mọi lúc, mọi nơi, và trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet.
GPU và TPU tăng tốc xử lý
Hỗ trợ GPU và TPU tăng tốc “miễn phí” cũng là một điểm cộng của Colab. Theo đó, với phiên bản miễn phí, Colab cho phép người dùng có thể truy cập “free” vào thời gian chạy GPU và TPU trong tối đa 12h để tăng tốc xử lý dữ liệu và tối ưu thời gian tốt nhất.
Chia sẻ và cộng tác nhóm
Google Colab cũng cung cấp cho người dùng tính năng chia sẻ và hỗ trợ cộng tác nhóm hiệu quả trong doanh nghiệp, tổ chức. Lúc này, người dùng dễ dàng chia sẻ tài liệu trực tiếp từ Colab cho bất kỳ ai, đảm bảo sự cộng tác linh hoạt, cũng như tạo ra một môi trường làm việc nhóm tốt nhất thông qua liên kết chia sẻ.
Kết nối với Google Drive
Với Colab, người dùng cũng có thể dễ dàng lưu trữ các tệp tài liệu trong quá trình lập trình lên Drive, và ngược lại, cũng rất thuận tiện khi tải tệp từ Drive lên Colaboratory. Điều này giúp việc lưu trữ và quản lý các tệp, dự án lập trình liên quan trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn bao giờ hết.
Tích hợp dữ liệu GitHub
Bên cạnh Drive, thì Google Colab cũng cho phép người dùng có thể nhập và xuất “nhanh” các tệp từ tài khoản GitHub. Thông qua đó, người dùng dễ dàng tải và gửi tệp đến GitHub dễ dàng, linh hoạt theo nhu cầu và mục đích lập trình của mình.
Lợi ích của Google Colab là gì?
Google Colab là một trong những ứng dụng “tiện ích” được đánh giá rất cao trong việc hỗ trợ tạo và chia sẻ mã Python. Theo đó, cũng không phải ngẫu nhiên mà Colab lại được nhiều người ưa chuộng, giải đáp đơn giản là bởi những lợi ích tuyệt vời dưới đây:
1. Thư viện tài nguyên được cài đặt sẵn
Colab cung cấp các thư viện tài nguyên được cài đặt sẵn, chẳng hạn như NumPy, Matplotlib, Pandas, PyTorch, Keras, TensorFlow,…. để hỗ trợ người dùng hiệu quả trong việc viết mã và thử nghiệm. Không những vậy, ứng dụng còn cho phép người dùng cài đặt các thư viện không phải Colab như MySQL, GCP, SQL, AWS S3,…. nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi và tối ưu nhất cho việc lập trình và nghiên cứu.
2. Không cần phải cài đặt phần mềm
Google Colab hỗ trợ người dùng làm việc trực tuyến trên trình duyệt web mà không cần phải cài đặt phần mềm. Theo đó, chỉ với thiết bị có kết nối Internet, người dùng có thể truy cập ứng dụng từ bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào để đáp ứng tốt nhất cho công việc của mình.
3. Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây
Colab sử Google Drive cho mục đích lưu trữ và quản lý dữ liệu. Khi đó, mọi chỉnh sửa trên sổ tay của người dùng đều sẽ được hệ thống tự động cập nhật trên Drive, thay vì phải tự động lưu và cập nhật như Jupyter Notebook, mất khá nhiều thời gian và cũng nhiều rủi ro.
4. Tăng cường sự cộng tác
Dữ liệu trên Colab, người dùng cũng có thể dễ dàng chia sẻ nó cho bất cứ ai. Không chỉ giúp gia tăng sự kết nối, mà còn cho phép mọi người cùng chỉnh sửa, nhận xét và góp ý trong thời gian thực, nhất là khi tham gia các dự án nhóm.
5. Cung cấp GPU và TPU miễn phí
Ngoài thư viện tài nguyên học máy có sẵn, Colab còn cung cấp miễn phí cho người dùng tính năng truy cập đến GPU và TPU, giúp cho việc tăng tốc xử lý dữ liệu và huấn luyện mô hình trở nên hiệu quả và tối ưu thời gian hơn so với việc sử dụng CPU thông thường. Theo đó, đây có thể xem như giải pháp hoàn hảo cho các tác vụ tính phức tạp về mặt số học trong lĩnh vực học máy và deep learning.
6. Hỗ trợ nhiều nguồn dữ liệu
Quá trình sử dụng Colab, người dùng cũng được hỗ trợ xử lý với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, đa dạng và linh hoạt theo mục đích chạy mã. Ví dụ như, kết nối Drive vào phiên bản Colab, nhập dữ liệu từ máy cục bộ, hoặc tìm và tải dữ liệu từ GitHub lên Colab,… vừa dễ dàng, vừa tối ưu trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
7. Kiểm soát dễ dàng với nhật ký phiên bản
Với những dự án được thiết lập trên Colab, người dùng cũng có thể dễ dàng theo dõi lịch sử phiên bản đầy đủ và chi tiết như Google Docs, Google Sheets, hay Google Slides,… Khi đó, việc theo dõi tất cả những thay đổi chỉnh sửa kể từ khi tạo tệp cũng vô cùng đơn giản với tùy chọn Lịch sử sửa đổi tại menu Tệp (File).
Hướng dẫn cài đặt Google Colab chi tiết từ A-z
Để cài đặt và khai thác tối ưu các tính năng của Google Colab, người dùng có thể thực hiện nhanh các bước đăng ký dưới đây:
– Bước 1: Truy cập link đăng nhập Google Colab TẠI ĐÂY.
– Bước 2: Click chọn nút Đăng nhập ở góc trên bên phải màn hình. Khi giao diện chuyển tiếp như hình bên dưới, người dùng hãy nhập địa chỉ Gmail mà mình sử dụng Colab → nhấn Tiếp theo.
– Bước 3: Nhập mật khẩu Gmail tương ứng → nhấn Tiếp theo.
– Bước 4: Tiến hành xác minh bảo mật. Nếu xác minh thành công, hệ thống sẽ chuyển đến giao diện chính của Google Colab. Lúc này, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác trên ứng dụng.
Cách sử dụng Google Colab đơn giản cho người mới
Tổng quan chung, thì việc sử dụng Google Colab có thể sẽ hơi phức tạp và khó khăn với những người dùng mới. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể được giải quyết với những hướng dẫn chi tiết và cụ thể dưới đây:
Tạo Notebook trên Colab
Chỉ với 03 bước đơn giản, không khó để người dùng có thể tạo nhanh Notebook mới trên Colab:
– Bước 1: Truy cập Colab → sau đó nhấn chọn File (Tập tin) trên thanh công cụ.
– Bước 2: Click chọn New Notebook để thiết lập sổ ghi chép mới.
– Bước 3: Khi sổ tay ghi chép Python đã sẵn sàng, người dùng có thể thay đổi tên tệp để dễ dàng hơn trong việc quản lý Notebook sau này.
Cách tải tệp lên Colab
Đơn giản với các bước hướng dẫn dưới đây, người dùng có thể tải mã Python cục bộ lên Google Colab một cách nhanh chóng:
– Bước 1: Tại giao diện chính của Colab, hãy click chọn Tệp tại menu trên cùng.
– Bước 2: Khi popup hiển thị, thì nhấn chọn Tải sổ tay lên.
– Bước 3: Lúc này, người dùng sẽ thấy một bảng điều khiển với các tùy chọn cụ thể như Google Drive, GitHub, Tải lên, hoặc sổ tay Python gần đây,…
– Bước 4: Click chọn mục tương ứng và chọn nội dung code cần upload là hoàn tất.
Tải tệp từ Colab về máy
Việc người dùng muốn tải xuống dự án đang triển khai, hoặc đã hoàn thành về máy cũng rất đơn giản, dễ dàng được thực hiện với các bước sau:
– Bước 1: Tại giao diện chính của Colab, người dùng cũng sẽ click chọn Tệp.
– Bước 2: Di chuyển con trỏ chuột xuống dưới và nhấn chọn mục Download (Tải xuống).
– Bước 3: Lựa chọn định dạng tệp tương ứng với 2 tùy chọn là .ipynb và .py
– Bước 4: Sau khi chọn định dạng phù hợp, người dùng chỉ cần chờ đợi tệp tải xuống trong vài phút là hoàn tất.
Truy cập GitHub trên Colab
Để truy cập GitHub trên Google Colab, người dùng có thể thực hiện nhanh với các bước sau:
– Bước 1: Tại giao diện chính của Colab, hãy click chọn Tệp → sau đó chọn Tải sổ tay lên.
– Bước 2: Khi giao diện chuyển tiếp, thì nhấn chọn GitHub để mở bảng điều khiển.
– Bước 3: Tùy chọn nhập tìm một URL GitHub, hoặc tìm theo tổ chức, hoặc người dùng và chờ đợi hệ thống xác định là hoàn tất.
Google Colab kết nối với Google Drive
Tương tự như GitHub, người dùng chỉ cần thực hiện đơn giản với các bước sau để tiến hành kết nối Colab với Google Drive:
1. Truy cập Google Drive trên Colab
– Bước 1: Tại giao diện chính của Colab, hãy thao tác chọn Tệp tại menu phía trên.
– Bước 2: Người dùng có thể click chọn Mở sổ tay hoặc Tải sổ tay lên đều được.
– Bước 3: Khi bảng điều khiển xuất hiện, chỉ cần nhấn chọn mục Google Drive và thực hiện tìm kiếm tài liệu tương ứng.
2. Gắn Google Drive vào Colab
– Bước 1: Tạo một ô code mới và đặt con trỏ chuột tại đây.
– Bước 2: Nhấn chọn lệnh Mount Drive tại mục File ở menu bên trái.
– Bước 3: Chạy đoạn code mà Colab tạo mới như hình bên dưới.
– Bước 4: Người dùng sẽ thực hiện cấp quyền cho Colab truy cập vào Google Drive → sau đó tích chọn Select All để thiết lập tất cả các yêu cầu quyền cho Colab.
– Bước 5: Khi kết nối thành công, Colab sẽ hiển thị đoạn code như hình bên dưới.
Lưu và nhập dữ liệu từ Google Sheets
Người dùng cũng có thể dễ dàng lưu dữ liệu từ sổ tay ghi chép vào Google trang tính trên Colab để tùy chỉnh thêm với các bước đơn giản sau:
– Bước 1: Tại giao diện chính của Colab, người dùng click chọn biểu tượng nút Đoạn mã ở góc dưới cùng bên trái màn hình.
– Bước 2: Lúc này, một ngăn điều hướng sẽ xuất hiện ở phía bên phải. Tại mục Sheets, người dùng sẽ thấy 2 tùy chọn Lưu dữ liệu và Nhập đoạn mã dữ liệu từ Google Sheets.
– Bước 3: Nhấn đúp chuột vào tiêu đề để thực hiện đưa đoạn mã vào sổ tay ghi chép.
Chạy một đoạn lệnh Python trên Colab
Để thực hiện chạy một đoạn lệnh Python trên Google Colab, người dùng có thể theo dõi và thực hiện với các thao tác sau:
– Bước 1: Trước tiên, người dùng sẽ cần đảm bảo mình đã thiết lập môi trường chạy bằng cách kiểm tra file colab và xác định nó đã được kết nối với Runtime. Khi đó, nếu đã thiết lập, thì sẽ có hiển thị dấu check màu xanh lá cây và Connected ở góc trên cùng bên phải.
– Bước 2: Click mục +Code dưới thanh menu File để tiến hành tạo mới đoạn code.
– Bước 3: Viết đoạn code mà người dùng muốn chạy vào ô đã tạo.
– Bước 4: Dễ dàng khởi chạy bằng cách nhấn nút Play hoặc tổ hợp phím Shift + Enter.
Chia sẻ Notebook Colab
Việc chia sẻ sổ tay trên Colab cũng dễ dàng được thực hiện với các bước đơn giản dưới đây:
– Bước 1: Người dùng truy cập sổ tay mà mình muốn chia sẻ trên Colab.
– Bước 2: Click chọn nút Chia sẻ ở góc phải phía trên của màn hình. Khi đó, sẽ có một cửa sổ hiện ra như hình bên dưới.
– Bước 3: Sao chép Đường liên kết đến sổ tay và gửi nó cho bất kỳ ai mà người dùng muốn.
Google Colab và Jupyter Notebook có gì khác biệt?
Hiện tại, cả Google Colab và Jupyter Notebook đều là những ứng dụng phổ biến trong ngành khoa học máy tính. Theo đó, với những tính năng và ưu điểm nổi bật riêng, thì hai ứng dụng này cũng sẽ có một số sự khác biệt như sau:
Google Colab | Jupyter Notebook | |
Cài đặt | – Không bắt buộc cài đặt phần mềm trên máy tính.
– Dễ dàng truy cập và sử dụng trên trình duyệt web. |
– Cần phải cài đặt phần mềm và sử dụng tài nguyên trên máy tính để thiết lập. |
Lưu trữ và quản lý sổ tay ghi chép | Colab hỗ trợ lưu trữ trực tuyến, giúp người dùng dễ dàng kiểm soát các phiên bản hoạt động của sổ tay. | Yêu cầu phải thực hiện việc lưu sổ tay định kỳ để có thể kiểm soát và quản lý các phiên bản. |
Sao lưu dữ liệu | Tự động sao lưu lên Google Drive. | Không hỗ trợ sao lưu tự động. |
Truy cập và xem nhanh file code | Có | Không |
Tài nguyên | Tư liệu phong phú cho dự án học máy và khoa học dữ liệu, chẳng hạn như RAM, GPU, CPU, hay TPU trên nền tảng đám mây,…. | Người dùng sẽ phải tự tìm và cài đặt tư liệu cần thiết cho dự án, do đó thường tiêu tốn nhiều tài nguyên RAM, GPU và CPU của máy tính. |
Tính năng chia sẻ | – File Colab Notebook dễ dàng được chia sẻ với mọi người.
– Việc truy cập và xem nội dung cũng rất đơn giản mà không cần phải cài đặt phần mềm. |
– Hỗ trợ chia sẻ file nhanh. Tuy nhiên, để xem và đọc dự án, người nhận bắt buộc phải cài đặt và chạy phần mềm trên máy tính. |
Đánh giá chung, thì Google Colab và Jupyter Notebook đều mang đến cho người dùng những trải nghiệm tiện ích, hỗ trợ hiệu quả trong việc phân tích dữ liệu và tiến hàng chạy mã. Vậy nên, việc lựa chọn Colab hay Jupyter Notebook, điều này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và mục đích sử dụng của người dùng.
Tính ứng dụng của Google Colab trong thực tế
Colab hiện là một trong những ứng dụng hỗ trợ viết và chạy mã Python có tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như:
Ngành khoa học máy tính
Google Colab là công cụ mạnh mẽ cho việc nghiên cứu và phát triển các mô hình học máy. Theo đó, ngoài cung cấp các tính năng viết, chạy mã, chia sẻ và cộng tác, thì ứng dụng còn cho phép người dùng truy cập TPU và GPU miễn phí, giúp tăng cường khả năng xử lý, nghiên cứu và kiểm định mô hình học máy một cách hiệu quả.
Nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Colab cũng được xem như giải pháp hoàn hảo trong ngành khoa học dữ liệu khi có thể hỗ trợ các nhà nghiên cứu và chuyên gia phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Các cuộc thí nghiệm, phân tích và xử lý dữ liệu lớn cũng dễ dàng được thực hiện vì Colab có thể hỗ trợ dữ liệu từ nhiều nguồn, đáp ứng nhu cầu phân tích phức tạp mà không cần phải “rườm rà” tải dữ liệu về máy.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Google Colab cũng mang đến nhiều tiện ích hấp dẫn. Theo đó, thông qua Colab, nhà trường có thể cung cấp một môi trường lập trình Python trực tuyến, cho phép giáo viên và sinh viên truy cập dễ dàng để theo dõi và chia sẻ các sổ tay ghi chép phục vụ cho hoạt động học tập và giảng dạy.
Phát triển ứng dụng học máy và trí tuệ nhân tạo
Với những tính năng tiện ích, Colab cũng là lựa chọn tốt để các nhà phát triển có thể khai thác và tận dụng sức mạnh để phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển các ứng dụng AI, học máy. Khi đó, những công việc như đánh giá mô hình học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tạo ứng dụng dự đoán, hay nhận diện hình ảnh,…. cũng có thể dễ dàng được thực hiện và tối ưu trải nghiệm tốt nhất.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng Google Colab
Ứng dụng Colab là giải pháp hiệu quả để người dùng có thể đơn giản hóa việc nghiên cứu và thực thi các tác vụ máy tính. Tuy nhiên, để khai thác tốt nhất các tính năng của Colab, người dùng vẫn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, Colab sẽ giới hạn thời gian chạy cho mỗi phiên. Vậy nên, hãy đảm bảo rằng việc thực thi sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian cho phép, tránh việc phiên dừng đột ngột ảnh hưởng đến kết quả quan trọng.
- Thứ hai, tận dụng các tài nguyên mở rộng như TPU và GPU cũng là một cách hay để người dùng có thể tăng tốc độ xử lý dữ liệu khi cần thiết. Tuy nhiên, nó cũng có thể bị giới hạn hoặc tính thêm phí nếu sử dụng vượt mức.
- Thứ ba, Google Colab sử dụng Drive để lưu trữ sổ tay và dữ liệu. Do đó, người dùng sẽ cần đặc biệt lưu ý trong việc sắp xếp và lưu trữ các dữ liệu quan trọng để tránh việc chúng bị mất mát hoặc gặp sự cố khi kết thúc phiên hoạt động.
- Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng, những dữ liệu nhạy cảm sẽ được lưu trữ và áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp. Tốt nhất là chỉ nên chia sẻ và cấp quyền truy cập với những người thực sự cần thiết.
Một số câu hỏi thường gặp về Google Colab
Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng Google Colab, người dùng chắc hẳn cũng sẽ có khá nhiều thắc mắc cần giải đáp để có thể sáng tỏ và khai thác hiệu quả ứng dụng tiện ích này. Chẳng hạn như:
Google Colab có miễn phí không?
Có. Người dùng có thể truy cập Google Colab miễn phí trực tiếp từ trang web chính thức của nó. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số tính năng hạn chế khi sử dụng phiên bản miễn phí. Do đó, để trải nghiệm các tính năng nâng cao hơn, người dùng có thể cân nhắc mua Colab Pro hoặc Colab Pro+ với chi phí ưu đãi từ Google.
Colab hỗ trợ ngôn ngữ lập trình nào?
Hiện tại, Python là ngôn ngữ lập trình “chính” được hỗ trợ trên Colab. Đây cũng là một trong những ngôn ngữ ứng dụng rộng rãi trong học máy, giúp phân tích dữ liệu và chạy mã hiệu quả nhờ vào thư viện tài liệu phong phú và cộng đồng mạnh mẽ. Dưới đây là một số thư viện phổ biến người dùng có thể sử dụng trong Colab:
- Pandas: Thư viện cung cấp công cụ phân tích và hỗ trợ thao tác dữ liệu.
- TensorFlow & Pytorch: Thư viện học sâu.
- Matplotlib & Seaborn: Thư viện trực quan hóa dữ liệu.
- NumPy: Thư viện tính toán số học và thao tác mạnh mẽ với mảng.
- Scikit-learn: Thư viện học máy cho các tác vụ phân loại, clustering và hồi quy.
Dữ liệu trên Colab có an toàn không?
Có. Colab cung cấp cho người dùng nhiều tính năng bảo mật an toàn như SAML, SSO, kiểm soát quyền truy cập, xác thực mạnh mẽ,…. Theo đó, tất cả các dữ liệu lưu trữ trên Colab sẽ đều được quản lý bởi người dùng, chỉ những ai được chia sẻ mới có quyền truy cập, xem và tải xuống sổ tay, giúp những dữ liệu quan trọng của người dùng sẽ không bao giờ rơi vào tay kẻ xấu.
Điều kiện bắt buộc để sử dụng Google Colab là gì?
Để sử dụng Google Colab, người dùng đơn giản chỉ cần có đăng ký tài khoản Google hợp lệ và chấp thuận các điều kiện sử dụng dữ liệu của Google. Ngoài ra, tốt nhất là người dùng nên sử dụng Chrome cho Colab để có thể tối ưu trải nghiệm và đảm bảo tốc độ tốt nhất.
Hoạt động nào bị hạn chế khi chạy Google Colab?
Thường thì, với mỗi phiên hoạt động, Colab sẽ có giới hạn thời gian nhất định. Khi đó, phiên làm việc nếu vượt quá thời gian giới hạn (12h cho Colab miễn phí và lâu hơn với Colab Pro), thì có thể sẽ bị dừng hoạt động. Đồng thời, Colab cũng sẽ đưa ra một số hạn chế trong thời gian chạy để có thể đảm bảo trải nghiệm và tính năng tốt nhất cho nền tảng, chẳng hạn như:
- Bẻ khóa mật khẩu
- Tải xuống torrent hoặc chia sẻ tệp ngang hàng
- Khai thác tiền điện tử
- Tạo Deepfake
- Lưu trữ tệp hoặc dịch vụ web không liên quan
- Từ chối dịch vụ
- Sử dụng nhiều tài khoản để xử lý các hạn chế về quyền truy cập
- Kết nối proxy từ xa
Có cần phải cài đặt phần mềm khi sử dụng Google Colab?
Không. Người dùng hoàn toàn có thể đăng nhập và sử dụng Colab trên trình duyệt web mà không cần phải cài đặt phần mềm trên máy. Là ứng dụng hoạt động dựa trên nền tảng đám mây, Google Colab cho phép người dùng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng từ bất cứ đâu, bất cứ thiết bị nào có kết nối Internet.
Lời kết
Như vậy, bài viết là tất tần tật những thông tin chia sẻ về Google Colab là gì? Tính năng, cũng như cách sử dụng hiệu quả cho người mới. Nếu có khó khăn, hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến Colab, người dùng cũng đừng quên HNV Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 luôn sẵn sàng hỗ trợ tại LiveChat bên dưới 24/7.