Người dùng đặc biệt là các SEOer không còn quá xa lại với cụm từ “SEO Description”. Vậy SEO Description là gì? Làm thế nào để viết nội dung mô tả chuẩn SEO và thu hút nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tham khảo các kiến thức được HVN Group tổng hợp thông qua nội dung được chia sẻ bên dưới đây.
SEO Description là gì?
SEO Description hay còn được biết đến với tên gọi khác Meta Description, đây chính là một đoạn mô tả ngắn gọn trình bày về nội dung chính của một trang web hiển thị. Thông thường, mục Description sẽ xuất hiện ngay sau tiêu đề của của các trang trên công cụ tìm kiếm. Bằng cách này, người dùng có thể dễ dàng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để hỗ trợ bot tìm ra nội dung phù hợp với từ khoá một cách nhanh nhất.
Thông thường, một SEO Description được đánh giá là hiệu quả sẽ có cấu trúc đơn giản, ngắn gọn và chứa đựng ngôn từ gây hấp dẫn. Đặc biệt, bao giờ phần mô tả này cũng sẽ xuất hiện từ khoá để hỗ trợ gia tăng mức độ click của người dùng. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về vai trò chính của mục Meta Description đối với cả người đọc và trong hoạt động SEO thông qua nội dung được truyền tải dưới đây.
02 Vai trò chính của SEO Description
Mục SEO Description nắm giữ một vai trò chủ chốt quan trọng đối với cả người dùng và SEOer. Vậy vai trò chính yếu của đoạn nội dung mô tả này là gì?
Đối với người đọc
Với người đọc hay còn gọi là người tham khảo thông tin trên các nền tảng tìm kiếm, SEO Description sẽ có vai trò đặc biệt trong việc:
- Hỗ trợ cung cấp thông tin một cách tổng quan nhất: Đây là phần nội dung mô tả chính cho cả bài viết mà người dùng chuẩn bị đọc. Do đó, dựa vào thông tin ở mục này mà người dùng có thể biết được nội dung chính yếu mà bài viết muốn truyền tải và đánh giá mức độ phù hợp với từ khóa đang tìm kiếm.
- Tạo ấn tượng mạnh cho bài viết: Nếu nội dung trong SEO Description đủ hấp dẫn người đọc sẽ tạo ra ấn tượng mạnh để đưa ra quyết định có tiếp tục tìm hiểu về trang web hay không.
- Hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng: Trong trường hợp nội dung của thẻ Meta Description có nội dung phù hợp với mong muốn mà người dùng đang tìm kiếm sẽ thúc đẩy quyết định click vào bài viết và đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
Đối với hoạt động tối ưu SEO
Không chỉ hỗ trợ người đọc, SEO Description còn có vai trò đặc biệt trong hoạt động SEO trên nền tảng Website một cách hiệu quả. Dưới đây là những vai trò chính yếu mà người dùng nên biết:
- Tối ưu Onpage: Đoạn mô tả ngắn này sẽ thúc đẩy hoạt động SEO thông qua việc tối ưu Onpage. Khi đó, công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng hiểu rõ hơn về nội dung của trang Web thông qua bài viết để cải thiện thứ hạng bài viết và trang web nhanh chóng.
- Hạn chế tỷ lệ thoát trang: SEO mô tả sẽ giúp cho người dùng có thể xác định chính xác đâu là bài viết chứa thông tin mà họ đang cần tìm. Bằng cách này, tỷ lệ rời khỏi trang web ngay sau khi truy cập sẽ được giảm thiểu đáng kể.
- Cải thiện mức độ hiển thị của trang trên Google: Đa phần công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên hiển thị các trang web hoặc bài viết có phần mô tả đầy đủ thông tin, mang tính hấp dẫn và chứa từ khóa liên quan.
- Tăng tỉ lệ nhấp vào liên kết trang: Hay còn gọi là chỉ số CTR, nếu phần mô tả thực sự thu hút người dùng sẽ giúp cho tỉ lệ nhấp vào trang cao hơn.
Như vậy, SEO Description nắm giữ một vai trò quan trọng ngay cả với người đọc và hoạt động SEO Web trên công cụ tìm kiếm. Nếu người dùng muốn viết đoạn mô tả này ấn tượng và thu hút người đọc nhất có thể thì hãy tham khảo ngay 15+ cách thực hiện được chúng tôi chia sẻ ở nội dung tiếp theo.
15+ Cách để viết thẻ SEO Description hấp dẫn nhất
Không phải cứ “văn hay chữ tốt” là có thể viết nên được một thẻ Meta Description trong SEO chất lượng, hấp dẫn người đọc mà còn phải đáp ứng các quy tắc nhất định. Do đó, chúng tôi đã tổng hợp 15 cách viết thẻ mô tả để tạo ấn tượng tốt nhất như sau:
-
Độ dài tối đa 150 ký tự
Người dùng có thể viết thẻ SEO Description với độ dài bất kỳ, tuy nhiên Google sẽ chỉ hiển thị số lượng từ nằm trong khoảng từ 150 – 160 ký tự. Hơn nữa, với giao diện trên thiết bị điện thoại thông minh đoạn mô tả chỉ hiển thị khoảng 120 ký tự. Do đó, người dùng hãy cố gắng truyền đạt đầy đủ các thông tin cần thiết trong phần mô tả ngắn này và đảm bảo vẫn phải chứa từ khóa liên quan đến chủ đề.
-
Đảm bảo mức độ Unique
Gợi ý tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ với người dùng để có một SEO Description thu hút và ấn tượng chính là mức độ độc nhất. Bởi lẽ, tất cả các trang web cần phải có thẻ Meta khác biệt nhau, trong trường hợp có nhiều thẻ giống nhau sẽ khiến người đọc cảm thấy không tin tưởng và Google cũng sẽ đánh giá không cao thậm chí là bị đánh dấu spam tức thì. Do đó, người dùng nên cân nhắc viết nội dung mô tả hướng đến người đọc chứ không phải chỉ dành riêng cho con bot Google.
-
Sử dụng giọng văn tích cực
Thẻ SEO Description được ví như một lời mời gọi người đọc ghé thăm trang web để tìm hiểu về các thông tin liên quan đến từ khóa đang tìm kiếm. Chính vì vậy, thay vì sử dụng giọng văn mang ý nghĩa ẩn dụ hoặc ngôn từ mang tính chuyên môn thì người dùng cần áp dụng giọng văn tích cực, dễ hiểu để người đọc không mất quá nhiều thời gian nghiên cứu, suy nghĩ. Một ví dụ điển hình mà người dùng có thể dễ dàng bắt gặp như việc sử dụng các từ như “hàng đầu Việt Nam, top đầu thị trường, đứng đầu khu vực Đông Nam Á…” sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy hưng phấn trước khi đưa ra quyết định click xem nội dung Website.
-
Tận dụng tiêu đề Meta tối đa
Như người dùng có thể thấy SEO Description sẽ hiển thị bên dưới tiêu đề Meta, do đó ngay sau khi xem tiêu đề đa phần người dùng sẽ hướng mắt xuống đến xem thêm về đoạn mô tả ngắn. Chính vì vậy, ngoài việc chuẩn bị một đoạn mô tả ngắn hấp dẫn thì việc đầu tiên mà người dùng cần lưu ý chính là đặt tên cho bài viết hoặc trang web thật ấn tượng. Thông thường, tiêu đề sẽ ngắn gọn hơn rất nhiều so với thẻ Meta và chúng chỉ khoảng chừng dưới 65t ký tự. Nếu tiêu đề quá dài, Google sẽ tự động cắt ngắn lại và hiển thị ẩn.
-
Nổi bật thương hiệu
Cách để lại ấn tượng tốt nhất cho người đọc chính là làm nổi bật thương hiệu thông qua chính nội dung trong SEO Description. Bởi lẽ, đây được đánh giá là một trong những hình thức Marketing khá hiệu quả để khẳng định được chất riêng hoặc lời cam kết, câu chuyện truyền cảm hứng… mà doanh nghiệp muốn xây dựng trong lòng người đọc. Cách viết này được sử dụng khá hiệu quả với các trang Homepage.
-
Thêm CTA
Trong đoạn mô tả ngắn SEO Description nếu có sự xuất hiện của CTA hay còn gọi là lời kêu gọi hành động điển hình như xem ngay, xem thêm, đăng ký ngay, dùng thử ngay…sẽ gia tăng tỉ lệ click vào bài viết ở mức đáng kể. Do vậy, ngoài việc sử dụng giọng văn tích cực kết hợp với nổi bật thương hiệu doanh nghiệp thì người dùng nên đặt tên CTA trong phần mô tả của bất cứ bài viết hay trang web nào.
-
Chứa từ khoá chính
Rất dễ dàng để có thể thấy Google luôn ưu tiên hiển thị các bài viết hoặc trang web có SEO Description chứa từ khoá. Khi đó, nền tảng tìm kiếm sẽ hỗ trợ làm nổi bật từ khoá để người dùng dễ dàng nhìn thấy và đánh giá mức độ phù hợp với thông tin đang cần. Hơn nữa, thông qua việc sử dụng từ khóa trong phần mô tả, liên kết được trỏ về Website sẽ thu hút người đọc hơn cả so với các bài viết thông thường khác.
*Lưu ý: Người dùng không nên quá lạm dụng trong việc đưa nhiều từ khóa vào SEO Description vì không những đem lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng đến hoạt động SEO.
-
Hiển thị thông số kỹ thuật (nếu có)
Nếu bài viết hoặc web mà người dùng đang thực hiện hướng đến những sản phẩm có thông số kỹ thuật thì việc trình bày những thông tin này trong mục SEO Description sẽ được người xem đánh giá cao. Một số những thông tin mà người dùng có thể tham khảo như giá cả sản phẩm, tên nhà sản xuất hay Module… sẽ kích thích người đọc click chuột vào đường liên kết nhiều hơn giúp gia tăng tỷ lệ CTR.
-
Thêm nội dung có liên quan
Nếu thẻ SEO Description không liên quan đến chủ đề của bài viết, Google sẽ tiến hành tìm kiếm và xử phạt đối với các Website có hành vi đánh lừa thông tin đối với người đọc. Bởi vậy, người dùng cần hết sức lưu ý đến nội dung của phần mô tả phải trình bày có liên quan đến tiêu đề và từ khóa đang hướng đến. Ngoài ra, nếu nội dung này không hướng đến trọng tâm thông tin sẽ khiến cho người đọc thoát trang tức thì và làm giảm tỷ lệ giữ chân.
-
Hạn chế sử dụng dấu ngoặc kép
Trong HTML của SEO Description, khi xuất hiện trên SERP Google sẽ tiến hành cắt bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép. Khi đó, nội dung của phần này sẽ mất đi và làm cho người đọc không thể hiểu rõ nội dung hoặc thông điệp mà người dùng muốn truyền tải. Chính vì vậy, người dùng nên hạn chế sử dụng dấu ngoặc kép hay nói đúng hơn là các ký tự không phải chữ, trong trường hợp phải sử dụng thì có thể HTML Entity để thay thế.
-
Thêm Rich Snippets
Khi tìm kiếm một từ khóa bất kỳ trên Google, không khó để người dùng tìm thấy những Rich Snippets được hiển thị bên dưới SEO Description dưới dạng như hình ảnh, xếp hạng đánh giá hoặc dấu sao… Bằng cách sử dụng yếu tố này, Website của người dùng sẽ trở nên nổi bật hơn so với trang khác. Hơn nữa, việc hiển thị với đánh giá của khách hàng cũng giúp cho người đọc cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn từ đó đưa ra quyết định click vào web để tìm hiểu.
-
Chứa thông tin sản phẩm, dịch vụ
Phần SEO Description càng chứa thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Bởi vậy, người dùng đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ những thông tin này qua phần mô tả vì đây là một trong những phương thức truyền tải nhanh chóng và dễ dàng nhất đến người dùng.
-
Thêm ưu đãi đặc biệt
Nếu doanh nghiệp đang triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt thì việc chia sẻ chương trình này trên phần SEO Description sẽ giúp nhiều khách hàng biết đến. Đây được xem là một trong những hình thức quảng cáo không tốn nhiều chi phí đầu tư. Hơn nữa, hiệu quả mà phương thức này mang lại được đánh giá khá cao vì nhắm đúng đến đối tượng khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, người dùng chỉ nên lựa chọn các thông tin ưu đãi đắt giá nhất để thu hút người đọc, đừng nên lạm dụng quá nhiều sẽ khiến khách hàng mất tập trung và không đưa ra quyết định nhanh chóng.
-
Sử dụng ngôn từ sáng tạo
Tiếng Việt là loại ngôn ngữ có nhiều ý nghĩa truyền tải nội dung chỉ qua một hoặc nhiều từ ngữ nhất định. Chính vì vậy, nếu người dùng có thể sử dụng ngôn từ một cách sáng tạo như việc trình bày qua vài ký tự ngắn gọn đã trình bày được đầy đủ nội dung của cả bài viết. Bằng cách này, người đọc sẽ cảm thấy tò mò và thích thú hơn, từ đó thúc đẩy hành động tìm kiếm thông tin và mua hàng ngay trên nền tảng web.
-
Kiểm tra trước khi đăng tải
Một gợi ý cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với người dùng để có một thẻ SEO Description ấn tượng và thu hút người đọc chính là kiểm tra kỹ càng trước khi đăng tải nội dung. Bởi lẽ, trong rất nhiều trường hợp đoạn mô tả ngắn mắc lỗi chính tả hoặc ngữ pháp sẽ khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu và bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.
Khi người dùng áp dụng được tất cả những cách mà chúng tôi gợi ý trên đây sẽ giúp cho việc viết mô tả SEO Description trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, người dùng cần hết sức lưu ý về vấn đề này để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả SEO cho chính nền tảng Website của doanh nghiệp.
Hướng dẫn cách thêm SEO Description cơ bản cho người mới
Thông thường thẻ SEO Description không được hiển thị ngay trên giao diện của WordPress để người dùng sử dụng. Do đó, người dùng cần phải nhập qua hệ thống quản lý nội dung CMS. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách để thêm mô tả như sau:
Thêm SEO Description ở tab SEO trong WordPress
Để bổ sung thêm thẻ mô tả SEO Description trong bất kỳ một bài viết nào được đăng trên nền tảng WordPress người dùng có thể tham khảo cách thức thực hiện như sau:
- Bước 1: Mở bài viết cần thay đổi SEO Description hoặc thêm bài viết mới.
- Bước 2: Di chuyển con lăn chuột xuống mục Rank Math SEO > click vào Chỉnh sửa đoạn trích.
- Bước 3: Ở phần mô tả người dùng sẽ bổ sung hoặc chỉnh sửa nội dung phù hợp. Lưu ý phải thêm từ khoá của bài viết.
- Bước 4: Sau khi thực hiện xong click chọn vào mục Cập nhật để lưu lại.
Chỉ với 04 bước triển khai đơn giản được chúng tôi gợi ý như trên, người dùng thành công chỉnh sửa hoặc bổ sung thêm mục SEO Description để hiển thị khi đăng bài viết trên Website. Tiếp đến, chúng tôi sẽ hướng dẫn người dùng cách thêm phần mô tả được áp dụng đối Plugin Yoast SEO.
Thêm SEO Description với Plugin Yoast SEO
Nếu WordPress của Website mà người dùng đang thực hiện đã được cài đặt Yoast SEO thì có thể tiến hành thêm SEO Description với các bước được triển khai chi tiết như sau:
- Bước 1: Người dùng tạo một bài đăng mới hoặc chọn bài đăng có sẵn trên hệ thống.
- Bước 2: Di chuyển đến mục Yoast SEO > điều chỉnh nội dung ở mục Meta description.
- Bước 3: Người dùng có thể tiến hành lựa chọn:
- Lưu bản nháp: Nội dung chưa được đăng tải và cần được chỉnh sửa sau bao gồm cả nội dung và phần mô tả.
- Đăng bài: Toàn bộ nội dung và SEO Description đã được hoàn thiện, khi đó người dùng có thể chọn vào mục đăng bài để đưa lên Website.
- Cập nhật: Bài viết đã được đăng trước đó nhưng được cập nhật thêm phần chỉnh sửa mới.
- Bước 4: Hoàn thành.
Sau khi thực hiện xong 04 bước hướng dẫn như trên, người dùng cũng đã thêm SEO Description vào Plugin Yoast SEO thành công.
Thêm SEO Description trên Haravan Admin
- Bước 1: Click chọn Block > chọn một bài viết hoặc sản phẩm bất kỳ > di chuyển đến mục Tối ưu SEO.
- Bước 2: Tại mục Mô tả trang tiến hành nhập hoặc chỉnh sửa Meta Description.
- Bước 3: Ấn nút “Lưu” để hệ thống lưu lại các thay đổi.
Thêm SEO Description trên Shopify Admin
- Bước 1: Tại giao diện Shopify Admin, Click vào thanh tác vụ “Online Store” > sau đó chọn Preferences.
- Bước 2: Bổ sung thêm SEO Description tại mục Homepage meta description như hình bên trên.
- Bước 3: Ấn “Save” để hoàn tất các thay đổi.
Ngoài hướng dẫn trên, nếu người dùng muốn tạo ấn tượng thêm về đoạn nội dung mô tả này có thể bổ sung thêm emoji và cách thực hiện như thế nào thì có thể tham khảo thêm mục bên dưới đây.
Hướng dẫn cách thêm emoji vào thẻ SEO Description
Nếu SEO Description xuất hiện emoji sẽ là cách để bài viết của người dùng trở nên thu hút hơn trong một danh sách đề xuất của Google. Chính vì vậy, người dùng không nên bỏ qua phương thức này mà có thể áp dụng ngay với các bước hướng dẫn cụ thể như sau:
- Bước 1: Mở WordPress đã được cài đặt Yoast SEO sẽ được thiết lập hỗ trợ sử dụng emoji trong thẻ tiêu đề hoặc Meta description.
- Bước 2: Truy cập một trang web hỗ trợ lấy mã emoji ví dụ như amp-what.com > lựa chọn emoji phù hợp với nhu cầu sử dụng > sao chép đoạn mã.
- Bước 3: Tiến hành dán đoạn mã vào thẻ tiêu đề hoặc đoạn mô tả mà người dùng mong muốn.
- Bước 4: Chọn Cật nhật để hệ thống lưu lại những thay đổi mà người dùng vừa thực hiện.
Như vậy, người dùng đã có thể bổ sung thêm emoji vào mục SEO Description. Bằng cách này, người đọc sẽ cảm thấy thu hút hơn và gia tăng tỉ lệ click chuột vào bài viết nhanh chóng hơn. Ngoài cách thức thú vị này, chúng tôi còn tổng hợp thêm một số mẹo hay để người dùng tham khảo khi viết mô tả cho bài viết hoặc trang web bất kỳ. Nếu người dùng muốn tìm hiểu thì có thể xem thêm ở mục nội dung bên dưới.
05 Mẹo hay để viết SEO Description cực chuẩn
Ngoài cách viết thẻ SEO Description theo hình thức đơn thuần, người dùng có thể tham khảo thêm một số mẹo hay được chúng tôi gợi ý như sau:
- Đặt từ khoá ở vị trí phù hợp
Để bài viết chuẩn SEO, thẻ Meta description bắt buộc phải chứa từ khoá. Tuy nhiên, người dùng cần phải xác định được vị trí phù hợp để đặt chúng. Khi đó, người dùng nên ưu tiên vị trí của từ khoá ở phần đầu đoạn vì đa phần các công cụ tìm kiếm sẽ tô đậm từ khóa trong SEO Description.
- Viết với ngôn từ dễ đọc
Người dùng phải hết sức khéo léo để đặt từ khóa kết hợp với ngôn từ sử dụng sao cho tự nhiên nhất có thể. Không nên nhét quá nhiều từ khoá vào phần này vì rất dễ bị đánh giá là spam. Hơn nữa, hãy cố gắng truyền đạt nội dung chính trong mục này để người dùng có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin tổng quan một cách dễ dàng.
- Nội dung mô tả khớp với nội dung trong bài
SEO Description tương tự như một đoạn quảng cáo nhỏ cho chính bài viết của người dùng, chính vì vậy nội dung của đoạn mô tả phải trùng khớp với thông tin trong bài. Một lưu ý đặc biệt, người dùng không được mô tả sai nội dung vì Google sẽ đánh giá đây là hoạt động sai phạm hay còn gọi là spam và hậu quả là Website của người dùng sẽ bị tụt thứ hạng tức thì nếu không được điều chỉnh kịp thời.
- Tuyệt đối không trùng lặp thẻ Meta
Rất nhiều người dùng nghĩ đơn giản đây là đoạn nội dung mô tả không quá quan trọng với bài viết nên đã tận dụng nội dung bị trùng lặp với các bài viết khác. Vô hình chung đây là một cách đánh tiếng cho Google hạ thấp thứ hạng Website vì có hành vi đạo nhái, sao chép mô tả hàng loạt gây hoang mang cho người đọc.
- Sử dụng con số và dữ liệu tin cậy
Một đoạn mô tả nội dung bài viết có sự xuất hiện của các con số sẽ khiến cho người đọc cảm thấy đáng tin cậy hơn. Do đó, người dùng có thể lồng ghép kèm với thông tin này để tăng khả năng hành động của khách hàng với trang Web.
Khi người dùng biết thêm những mẹo được chúng tôi chia sẻ trên đây, việc viết nội dung mô tả SEO Description giờ đây sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bằng cách này, người dùng có thể sáng tạo và trình bày nội dung bài viết kết hợp cùng các tiêu chuẩn khác về SEO để nâng cao thứ hạng tìm kiếm của Website.
Một số câu hỏi thường gặp
- Bài viết không có SEO Description có sao không?
Nếu người dùng không thêm đoạn mô tả này cho bài viết, Google cũng sẽ tự động trích xuất một đoạn nội dung ngắn trong bài để thay thế. Tuy nhiên, nếu để Google lựa chọn thì việc tối ưu cho hoạt động SEO sẽ không được đánh giá cao trên trang công cụ tìm kiếm.
- Nếu sử dụng trùng SEO Description cho nhiều bài sẽ gặp vấn đề gì?
Người dùng không nên để tình trạng này xảy ra vì mỗi trang cần phải có SEO Description riêng biệt tương ứng như nội dung bài viết cũng vậy. Ngoài ra, mỗi bài nếu có đoạn mô tả riêng sẽ hỗ trợ tối ưu cho hoạt động SEO và giúp người đọc nắm bắt tổng quan nội dung, nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Thay đổi SEO Description thường xuyên có nên hay không?
Người dùng nên hạn chế thay đổi SEO Description, vì nếu người dùng thực hiện việc này thường xuyên sẽ bị Google đánh dấu là hoạt động bất thường. Do đó, người dùng chỉ nên thay đổi phần mô tả với các thử nghiệm để cải thiện tỉ lệ click vào đường link.
- Đoạn đầu bài viết trùng với SEO Description được không?
Không nên làm như vậy, vì phần mô tả phải trình bày tóm lược nội dung chính của toàn bài và đòi hỏi phải sử dụng ngôn từ độc đáo, ấn tượng. Chính vì vậy, người dùng nên chuẩn bị một đoạn mô tả mới khác biệt so với đoạn đầu của bài viết.
- Nên sử dụng emoji trong SEO Description không?
Không phải nội dung nào cũng có thể sử dụng emoji, do đó người dùng không nên quá lạm dụng vì có nhiều lĩnh vực không nên dùng thành phần này trong mục mô tả. Hơn nữa, người dùng cũng không nên dùng quá nhiều emoji trong SEO Description để tránh spam và gây rối mắt cho người xem.
Phần kết
Qua bài viết được chúng tôi chia sẻ trên đây, người dùng có thể dễ dàng tìm ra được đáp án cho từ khoá “SEO Description là gì?”. Ngoài ra, người dùng cũng sẽ tham khảo thêm được nhiều thông tin hấp dẫn điển hình như cách viết mô tả thu hút, hướng dẫn thêm Meta description trong WordPress và một số những mẹo hay. Nếu người dùng cần HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 giải đáp bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này vui lòng click ngay vào Livechat để được hỗ trợ tức thì.