Nội dung bài viết

SEO Audit là gì? Tại sao cần thực hiện SEO Audit liên tục?

17/11/2024
85 lượt xem
5/5 - (1 đánh giá)
Chia sẻ qua
Seo Audit La Gi

Cách tốt nhất để SEOer có thể nhanh chóng phát hiện ra những lỗi sai mà website gặp phải chính là sử dụng giải pháp SEO Audit. Vậy SEO Audit là gì? Quy trình triển khai cho website như thế nào? Hãy cùng HVN Group tìm hiểu thông qua nội dung bài viết này.

SEO Audit là gì?

SEO Audit được biết đến là một quy trình kiểm tra và đánh giá để tìm ra những lỗi sai mà website đang gặp phải. Phương pháp này được triển khai dựa trên một số những tiêu chuẩn nhất định điển hình như Onpage, Offpage, nội dung hay kỹ thuật website. 

Seo Audit Khai Niem

Ngoài ra, bạn có thể hiểu đơn giản việc thực hiện SEO Audit cho website chính là kiểm tra tổng quát “sức khỏe” và đưa ra những phương án “chữa bệnh” phù hợp. Hoạt động này thường được thực hiện bởi những chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực SEO mới có thể xác định chính xác tình trạng thực tế của trang web. Do đó, trước khi bắt tay vào nhận một dự án bất kỳ nào thì SEOer cũng cần phải triển khai hoạt động này trước tiên.

03 thành phần chính trong SEO Audit

Nếu như bạn vẫn chưa biết khi triển khai SEO Audit thì cần làm những gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo về một số những thành phần chính yếu mà hoạt động này cần phải thực hiện như sau:

Technical Audit

Seo Audit Technical

Trong SEO Audit, Technical Audit sẽ là thành phần mà bạn không thể nhìn thấy trực tiếp trên website mà cần phải triển khai dưới dạng mã code. Một số những hoạt động cần phải thực hiện trong thành phần này mà bạn nên lưu ý như:

  • Index: Để phát hiện một trang hoặc một web bất kỳ có bị phạt hay cấm hiển thị trên công cụ tìm kiếm hay không.
  • Liên kết với Google Search Console: Để nắm bắt đầy đủ các thông tin về hệ thống trang con, xếp hạng từ khóa, lượng traffic và tính khả dụng…
  • Gắn mã Google Analytics: Theo dõi và đo lường các chỉ số quan trọng như lượng truy cập theo thời gian thực, tỷ lệ người truy cập mới hoặc số phiên truy cập, thời lượng trung bình.
  • Giao thức HTTPS và chứng chỉ SSL: Xác định các giao dịch trực tuyến là an toàn và đảm bảo độ tin cậy đối với khách hàng.
  • Kiểm tra file sitemap.xml và robots.txt: Hướng dẫn công cụ tìm kiếm về sơ đồ trang web và đánh giá mức độ thân thiện.
  • Xác định cấu trúc dữ liệu: Structure Data hay Schema dạng dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
  • Sử dụng Canonical URL: Xác định những trang quan trọng nhất trong website.
  • Phát hiện trang 404 và tối ưu: Nên lập trình giao diện bắt mắt để chuyển hướng đến trang liên quan trọng website.
  • Kiểm tra tốc độ: Xem đã được tối ưu hay chưa đặc biệt là với thiết bị di động.
  • Mức độ thân thiện với thiết bị di động: Kiểm tra website bằng cách sử dụng Google Mobile First Index và tối ưu theo gợi ý đi kèm.
  • Thiết lập tránh lỗi trùng lặp: Khi website sử dụng nhiều ngôn ngữ để tránh bị Google phạt lỗi trùng lặp.
  • Sử dụng AMP: Tạo các trang phù hợp với giao diện của thiết bị di động.

Như vậy, Technical SEO Audit sẽ bao gồm chủ yếu những hoạt động cơ bản như trên. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể triển khai thêm một số công việc khác để tối ưu những vấn đề liên quan đến kỹ thuật của website.

Audit SEO Onpage

Seo Audit Onpage

Trong SEO Audit, một thành phần nữa mà bạn cũng cần quan tâm để triển khai chính là Audit SEO Onpage. Đây là một trong những yếu tố được tối ưu để nâng cao trải nghiệm của người đọc bao gồm:

  • URL: Chính là chuỗi ký tự xuất hiện trên ô tìm kiếm của trình duyệt. Mỗi trang, mỗi hình ảnh hoặc nội dung đều có URL khác nhau và bạn cần phải tối ưu chúng thân thiện nhất.
  • Breadcrumb: Bao gồm các đường link phân cấp từ trang chủ đến trang hiện tại. Do đó, bạn nên sử dụng trang có cấu trúc phù hợp nhất.
  • Tối ưu Title và Description: Đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về số lượng, độ dài, mức độ hấp dẫn.
  • Kiểm tra tiêu đề và định dạng văn bản: Kiểm tra tiêu đề và định dạng có đủ từ H1 đến H3 hay không? 
  • Vị trí và tần suất xuất hiện từ khóa: Bao gồm các vị trí trong URL, Title và Description, đoạn đầu nội dung chính, Heading, link và Alt Text của ảnh. Hơn nữa, bạn cần xác định phần trăm xuất hiện từ khóa trong khoảng 1 – 3%.
  • Kiểm tra SEO nội dung: Kiểm tra nội dung độc nhất, có bị trùng lặp hay không, lỗi chính tả, định dạng và độ dài phù hợp.
  • SEO hình ảnh: Mô tả ảnh phù hợp và có chứa từ khóa, ALT text và mô tả ảnh, kích thước vừa phải không quá lớn để không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
  • Cấu trúc liên kết nội bộ: Từ 2 – 10 liên kết phù hợp cho mỗi trang con và có kết nối tới hệ thống trang chủ.
  • Kiểm tra liên kết bị gãy: Tiến hành loại bỏ những liên kết đứt, gãy và cập nhật lại link đúng hoặc 301 Redirect.
  • Kiểm tra liên kết người dùng: Mức độ thân thiện của trang 404, giao diện nhất quán và xuyên suốt, sơ đồ trang dành cho người đọc.

Khi đó, việc tiến hành triển khai Audit SEO Onpage sẽ bao gồm những yếu tố như trên. Cuối cùng, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với bạn về một phần quan trọng trong SEO Audit chính là Audit Offpage.

Audit SEO Offpage

Để gia tăng lượng truy cập cho website từ bên ngoài, bạn cần tiến hành triển khai Audit SEO Offpage với một số những hoạt động như: 

  • Kiểm tra backlink: Số lượng Domain liên kết đến trang web, có những Domain đáng tin cậy và độc hại nào? Số Backlink trỏ về, tỷ lệ liên kết vào từ khóa.
  • Mức độ tương tác trên mạng xã hội: Sự xuất hiện trên các trang mạng xã hội phổ biến, tần suất cập nhật, có liên kết qua lại và lượng tương tác.
  • Kiểm tra mức độ Local keyword: Tìm kiếm theo địa danh, vị trí cụ thể và đánh giá mức độ uy tín.

Do đó, SEO Audit sẽ bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan đến tối ưu kỹ thuật, Onpage và Offpage cho hệ thống website. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một số những thời điểm nào nên chiến khai chiến dịch này thông qua nội dung tiếp theo.

Thời điểm nào nên thực hiện SEO Audit?

Trien Khai Seo Audit Khi Nao

Nếu bạn vẫn chưa biết khi nào nên thực hiện SEO Audit cho website thì hãy tham khảo ngay một số những thời điểm có thể áp dụng triển khai như sau:

Khi bắt đầu thực hiện dự án 

Triển khai SEO Audit khi bắt đầu thực hiện dự án giúp đánh giá tổng quan tình trạng website, xác định những vấn đề kỹ thuật và nội dung có thể cản trở hiệu quả SEO. Thông qua quá trình kiểm tra này, bạn có thể nhận diện các yếu tố cần cải thiện như tốc độ tải trang, cấu trúc URL, từ khóa và khả năng hiển thị của nội dung trên công cụ tìm kiếm. Việc thực hiện SEO Audit sớm giúp xây dựng nền tảng SEO vững chắc ngay từ khi bắt đầu triển khai, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hoá hiệu suất SEO của website để đạt được mục tiêu tăng trưởng lưu lượng truy cập một cách bền vững.

Giai đoạn đầu cho mỗi quý

Việc triển khai SEO Audit vào đầu mỗi quý sẽ giúp xác định và khắc phục các vấn đề kỹ thuật trên website, đảm bảo hiệu suất tối ưu cho công cụ tìm kiếm. Khi các thuật toán của Google và xu hướng tìm kiếm liên tục thay đổi, SEO Audit định kỳ giúp phát hiện các điểm yếu trong cấu trúc và nội dung, từ đó điều chỉnh kịp thời để duy trì hoặc cải thiện thứ hạng từ khóa. Ngoài ra, nó cung cấp các dữ liệu phân tích mới nhất để hỗ trợ xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả hơn, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng lưu lượng truy cập tự nhiên.

Khi website gặp vấn đề

Một thời điểm tiếp theo mà bạn cần tiến hành triển khai SEO Audit chính là khi website gặp sự cố. Khi đó, hoạt động này sẽ giúp phát hiện lỗi kỹ thuật như tốc độ tải trang chậm, lỗi cấu trúc URL, hay nội dung trùng lặp – những yếu tố có thể khiến thứ hạng giảm sút trên các công cụ tìm kiếm. Việc kiểm tra toàn diện này còn cho phép đội ngũ phát triển tối ưu hóa trải nghiệm người đọc và đảm bảo rằng trang web tuân thủ các tiêu chuẩn SEO mới nhất. Qua đó, website có thể cải thiện thứ hạng và thu hút lưu lượng truy cập chất lượng hơn.

Đây là một số những thời điểm quan trọng mà bạn cần tiến hành triển khai SEO Audit cho hệ thống website. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với bạn về một số những lợi ích đặc biệt mà phương pháp này sẽ mang lại thông qua gợi ý bên dưới đây. 

Tại sao cần thực hiện SEO Audit?

Tai Sao Nen Seo Audit

Nếu như bạn vẫn chưa biết về những lợi ích của SEO Audit cho website như thế nào thì hãy tham khảo ngay chia sẻ của HVN Group như sau:

  • Phát hiện và khắc phục lỗi kỹ thuật: SEO Audit giúp bạn tìm ra các vấn đề mà website đang gặp phải như lỗi 404, tốc độ tải chậm, cấu trúc URL chưa tối ưu và từ đó cải thiện hiệu suất trang và trải nghiệm người dùng.
  • Tối ưu hóa nội dung: Đánh giá và điều chỉnh nội dung linh hoạt để đảm bảo rằng từ khóa được sử dụng đáp ứng hiệu quả và phù hợp với nhu cầu người đọc nhằm tăng khả năng xếp hạng cho các từ khóa mục tiêu.
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng: Cải thiện trải nghiệm người dùng trên chính nền tảng website, đồng thời giảm tỷ lệ thoát trang và tăng khả năng chuyển đổi.
  • Đảm bảo tuân thủ thuật toán mới nhất: SEO Audit giúp website cập nhật và tuân thủ các yêu cầu thuật toán mới từ công cụ tìm kiếm, tránh bị giảm thứ hạng do các lỗi không phù hợp.
  • Xây dựng chiến lược SEO dài hạn: Thông qua việc đánh giá website từ tổng quan đến chi tiết, SEO Audit cung cấp dữ liệu để doanh nghiệp xây dựng chiến lược SEO bền vững, tập trung vào các điểm mạnh và khắc phục yếu điểm.
  • Tăng thứ hạng từ khóa trong SEO tổng thể: Việc triển khai SEO Audit sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm đánh giá cao website của doanh nghiệp từ đó gia tăng thứ hạng từ khóa trong hoạt động SEO tổng thể.

Qua chia sẻ trên đây, bạn đã biết được vai trò và lý do vì sao nên tiến hành triển khai SEO Audit cho website. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về cách để triển khai quy trình thực hiện tối ưu hoạt động SEO.

Quy trình thực hiện SEO Audit hoàn chỉnh cho website

Để triển khai một chiến dịch SEO Audit cho website của doanh nghiệp hoặc tổ chức, SEOer phải là người có kinh nghiệm và kiến thức vững vàng mới có thể thực hiện được. Dưới đây là quy trình chuẩn mà bạn có thể áp dụng như sau: 

Giai đoạn 1: SEO Audit về mặt kỹ thuật

Ở bước đầu tiên trong quy trình SEO Audit, bạn cần phải kiểm tra những vấn đề liên quan về mặt kỹ thuật của trang web. Một số những hoạt động cần triển khai thực hiện như sau:

Kiểm tra Website có bị Google phạt không?

Bạn hoàn toàn có thể chủ động kiểm tra website có bị Google phạt hay bị cấm không. Để kiểm tra, bạn hãy thực hiện SEO Audit với một số gợi ý như sau:

  • Cách 1: Tại trang tìm kiếm của Google nhập site:tenmien.com. Nếu Google không tìm thấy trang nào chỉ 02 trường hợp là website mới hoặc bị phạt, bị cấm.

Kiem Tra Web Co Bi Google Phat

  • Cách 2: Sử dụng Google Search Console để kiểm tra các vấn đề và hình phạt đã áp dụng. Trong mục “Security & Manual Actions” hệ thống sẽ hiển thị bất kỳ hình phạt nào nếu website vi phạm chính sách.

Việc phát hiện và khắc phục kịp thời các hình phạt sẽ giúp trang web không chỉ thoát khỏi các rủi ro mà còn có cơ hội lấy lại xếp hạng đã mất, tăng trưởng lưu lượng truy cập tự nhiên và hiệu quả SEO tổng thể.

Website đã đăng ký Google Search Console chưa?

Đăng ký Google Search Console được xem là một bước rất quan trọng trong quá trình SEO Audit để giám sát và quản lý hiệu suất của website trên Google. Khi website đăng ký công cụ này sẽ mang lại một số những ưu điểm cơ bản như:

  • Theo dõi hiệu suất từ khóa
  • Kiểm tra và khắc phục lỗi trang
  • Theo dõi backlinks và liên kết nội bộ
  • Cập nhật thông tin về hình phạt và thuật toán
  • Tối ưu khả năng hiển thị trên các thiết bị di động

Để kiểm tra website đã đăng ký công cụ này hay chưa? Bạn có thể triển khai như sau:

Truy cập https://search.google.com/search-console?hl=vi > Thêm website vào Search Console > Xác minh quyền sở hữu website > Kiểm tra và bắt đầu sử dụng.

Mã Google Analytics đã được chèn chưa?

Trong bước SEO Audit về kỹ thuật bạn cần phải kiểm tra mã Google Analytics vì nó giúp bạn theo dõi và phân tích lượng truy cập và hành vi khách hàng. Để kiểm tra website đã được chèn mã này chưa, bạn có thể thực hiện bằng cách: 

  • Bước 1: Đăng nhập hoặc tạo tài khoản mới trên https://www.google.com/analytics. Tạo thuộc tính mới cho website với ID và đoạn mã Global Site Tag được Google cấp.
  • Bước 2: Lấy đoạn mã theo dõi có dạng như sau:

Ma Theo Doi Google Analytics

  • Bước 3: Chèn mã vào website.

Có sử dụng www trước tên miền không?

Kiểm tra việc website có sử dụng “www” trước tên miền hay không là một bước quan trọng trong quá trình SEO Audit kỹ thuật, vì nó ảnh hưởng đến tính nhất quán của URL và có thể tránh vấn đề trùng lặp nội dung. Để kiểm tra, bạn có thể áp dụng với một số cách cụ thể như sau:

  • Cách 1: Nhập URL vào thanh trình duyệt với 02 dạng có “www” và không có “www”. Sau đó bạn cần quan sát website xử lý hai dạng URL.
  • Cách 2: Sử dụng các công cụ SEO như Ahrefs, SEMrush, hoặc Screaming Frog để phát hiện cấu trúc URL.
  • Cách 3: Kiểm tra tệp .htaccess trên máy chủ Apache.
  • Cách 4: Kiểm tra thông qua Kiểm tra Google Search Console.

Chứng chỉ SSL và giao thức HTTPS

Kiểm tra website đã có chứng chỉ SSL và giao thức HTTPS hay chưa là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn cho người đọc, tăng uy tín website và hỗ trợ SEO tốt hơn. Dưới đây là các cách kiểm tra:

  • Cách 1: Kiểm tra trực tiếp trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
  • Cách 2: Sử dụng công cụ kiểm tra SSL trực tuyến như SSL Labs’ SSL Test, WhyNoPadlock, hoặc SSL Checker.
  • Cách 3: Kiểm tra cấu hình HTTPS trong Google Search Console.
  • Cách 4: Kiểm tra Google Chrome Developer Tools.
  • Cách 5: Kiểm tra ngày hết hạn của SSL.

Tối ưu file Sitemap.xml và robots.txt

Tối ưu hóa các file sitemap.xml và robots.txt là một phần quan trọng trong SEO Audit kỹ thuật, giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho website của bạn. 

  • Tối ưu file sitemap.xml: Chỉ bao gồm các URL quan trọng, cập nhật thường xuyên, thêm các thông tin bổ sung, sử dụng công cụ Sitemap và tối ưu, kiểm tra tính chính xác thông qua Google Search Console.
  • Tối ưu file robots.txt: Chặn các trang không cần lập chỉ mục, cho phép các thư mục và file quan trọng, liên kết đến Sitemap trong robots.txt, kiểm tra file robots.txt trong Google Search Console và hạn chế sử dụng lệnh chặn toàn bộ hoặc lệnh Noindex.

Dữ liệu có cấu trúc như thế nào?

Dữ liệu có cấu trúc thường được thêm vào mã nguồn HTML của trang web dưới dạng các đoạn mã đặc biệt, giúp cung cấp thông tin cụ thể về các yếu tố khác nhau trên trang, như sản phẩm, bài viết, sự kiện, công thức nấu ăn, v.v. Để kiểm tra cấu trúc dữ liệu trong SEO Audit kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể áp dụng triển khai với 02 cách đây:

  • Công cụ Google Rich Results Test kiểm tra liệu dữ liệu có cấu trúc có đáp ứng yêu cầu của Google để hiển thị Rich Snippets không.
  • Google Search Console cũng cung cấp báo cáo lỗi và hiệu suất của dữ liệu có cấu trúc, giúp theo dõi và sửa các lỗi liên quan.

Kiem Tra Cau Truc Du Lieu

Kiểm tra Canonical URL 

Vai trò của Canonical URL chính là xác định được trang quan trọng nhất trên nền tảng website. Hơn nữa, công cụ này hỗ trợ quản trị giải quyết vấn đề với các trang có nội dung tương tự hoặc trùng lặp. Để kiểm tra SEO Audit, bạn có thể tham khảo các bước triển khai cơ bản như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra Canonical URL trong mã nguồn HTML của trang.
  • Bước 2: Sử dụng công cụ SEO để kiểm tra Canonical URL như Screaming Frog, Ahrefs, SEMrush, và Sitebulb.
  • Bước 3: Kiểm tra Canonical URL có bị trùng lặp không.
  • Bước 4: Đảm bảo URL Canonical không tự trỏ đến một trang chuyển hướng.
  • Bước 5: Kiểm tra tính nhất quán của URL Canonical.
  • Bước 6: Kiểm tra URL Canonical trong Google Search Console.
  • Bước 7: Kiểm tra các trang phân trang và thẻ rel=”prev” và rel=”next”.
  • Bước 8: Sử dụng công cụ “Inspect URL” của Google.
  • Bước 9: Đảm bảo canonical cho các trang AMP.

Tối ưu trang 404 

Nếu người đọc không tìm thấy trang tương ứng với URL tìm kiếm sẽ xuất hiện trang 404. Khi đó, bạn cần phải SEO Audit kỹ thuật cho trang này để hệ thống không trả về những kết quả kém thân thiện. Do đó, bạn cần tiến hành lập trình giao diện cho bắt mắt hơn hoặc chuyển hướng trang sang nội dung tương tự trên trang web. Bằng cách này, bạn sẽ nâng cao trải nghiệm của người đọc để gia tăng thời gian trải nghiệm trên trang.

Ngoài những hoạt động cơ bản để tối ưu SEO Audit cho website, bạn có thể tham khảo thêm một số những công việc khác như tối ưu tốc độ web, kiểm tra mức độ thân thiện với thiết bị di động, tối ưu cấu trúc web, tối ưu tránh trùng lặp nội dung và cân nhắc sử dụng AMP. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách SEO Audit Onpage thông qua gợi ý bên dưới đây.

Giai đoạn 2: SEO Audit Onpage

Một trong những cách cải thiện tốc độ tải trang chính là triển khai thông qua SEO Audit Onpage. Một số những hoạt động cần triển khai ở bước này như sau:

Kiểm tra nội dung và tính chính xác, unique

SEOer sẽ tiến hành triển khai chỉnh sửa nội dung cho đúng với truy vấn tìm kiếm mà khách hàng cần. Hơn nữa, bạn cần phải đảm bảo tính chính xác của nội dung đã được triển khai trùng khớp với đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra hay chưa. Ngoài ra, trong trường hợp câu đoạn sử dụng trong nội dung có bất cứ lỗi gì liên quan đến ngữ pháp, chính tả và trùng lặp từ bạn có thể tiến hành chỉnh sửa để có hiệu quả tốt nhất. 

Đặc biệt, một lỗi cực kỳ quan trọng khi tiến hành kiểm tra nội dung mà Seoer cần lưu ý chính là đánh giá mức độ Unique. Bởi lẽ, Google sẽ đánh giá cao những website xây dựng nội dung chất lượng, độc nhất vì mang lại giá trị cao cho chính người đọc. 

Kiểm tra mức độ thân thiện URL

Khi triển khai SEO Audit Onpage, bạn cần kiểm tra URL để đánh giá mức độ thân thiện nhất. Một URL được xem là thân thiện khi:

  • Sử dụng từ khóa trong URL.
  • Các từ viết không dấu và ngăn cách với nhau bằng dấu gạch dưới.
  • URL được sử dụng ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
  • Hạn chế sử dụng các ký tự đặc biệt trong URL.

Url Than Thien

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một vài những yếu tố khác như dùng chữ thường, tránh khoảng trắng, cấu trúc phân cấp hợp lý và URL dễ chia sẻ tới nhiều thành viên khác.

Kiểm tra Breadcrumb 

Kiểm tra breadcrumb trên website là một phần quan trọng trong SEO Audit, vì nó không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người đọc mà còn hỗ trợ công cụ tìm kiếm trong việc hiểu cấu trúc trang web của bạn. Dưới đây là một số vai trò của hoạt động kiểm tra Breadcrumb như sau:

  • Điều hướng giữa các trang trong cấu trúc phân cấp của website.
  • Breadcrumbs giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của website, từ đó giúp cải thiện khả năng lập chỉ mục và tối ưu hóa SEO.
  • Yếu tố này giúp người đọc quay lại các trang cấp cao hơn một cách nhanh chóng, giảm tỷ lệ thoát và khuyến khích họ tiếp tục duyệt website.
  • Tạo các liên kết nội bộ giữa các trang, giúp cả người đọc và công cụ tìm kiếm dễ dàng điều hướng và tìm thấy các trang có liên quan.
  • Cải thiện trải nghiệm người đọc trên thiết bị di động, đặc biệt khi người đọc không thể xem các menu đầy đủ.

Kiểm tra Title và Description 

Yếu tố tiếp theo bạn cần lưu ý khi triển khai SEO Audit chính là tối ưu Title và Description. Dưới đây là một số những tiêu chuẩn cụ thể mà bạn có thể tham khảo như sau:

*Tiêu chuẩn cho thẻ tiêu đề

  • Độ dài tối ưu của title là từ 50 đến 60 ký tự
  • Tiêu đề nên bao gồm từ khóa chính 
  • Sử dụng thương hiệu trong trường hợp nếu cần
  • Tiêu đề cần thể hiện rõ ràng giá trị của trang
  • Tiêu đề không nên lạm dụng từ khóa
  • Mỗi trang trên website cần có một title duy nhất

*Tiêu chuẩn cho thẻ mô tả

  • Độ dài của description nên từ 150 đến 160 ký tự.
  • Mô tả có thể chứa từ khóa phụ hoặc từ khóa liên quan, nhưng không cần phải ép buộc.
  • Cung cấp mô tả hấp dẫn, kêu gọi hành động để khuyến khích người dùng nhấp vào liên kết.
  • Mô tả cần phản ánh chính xác nội dung của trang và cho người dùng biết trang đó sẽ cung cấp gì.
  •  Mỗi trang cần có một mô tả riêng biệt và không trùng lặp với các trang khác.
  • Mô tả cần kêu gọi sự quan tâm, ví dụ như cung cấp thông tin đặc biệt, lợi ích mà người dùng có thể nhận được hoặc các tính năng đặc biệt.

Kiểm tra tiêu đề và định dạng văn bản

Tieu De Va Dinh Dang Van Ban

Trong quá trình SEO Audit Onpage, bạn cần phải kiểm tra tiêu đề và định dạng văn bản phù hợp để nâng cao trải nghiệm của người đọc. 

  • Tiêu đề: Sử dụng cấu trúc tiêu đề hợp lý như H1, H2, H3…, rõ ràng và mô tả mức độ chính xác, kết hợp sử dụng từ khóa tự nhiên, tiêu đề không quá dài và tránh sự trùng lặp.
  • Tiêu chuẩn để định dạng văn bản: Ngắn gọn, dễ đọc, kết hợp sử dụng danh sách, in đậm, in nghiêng, liên kết nội bộ, tối ưu hóa thiết bị di động và dùng video hoặc hình ảnh trực quan.

Vị trí và tần suất từ khóa 

Một việc tiếp theo mà bạn cần phải chú ý khi SEO Audit Onpage chính là xác định được vị trí và tần suất xuất hiện từ khóa. Do đó, bạn có thể tham khảo một số những tiêu chuẩn cụ thể như sau:

  • Vị trí của từ khóa trong SEO: Xuất hiện trong tiêu đề chính, phần mô tả, đoạn mở đầu bài viết, các thẻ tiêu đề, trong URL, trong ALT của ảnh, Anchor text…
  • Tần suất từ khóa: Với mật độ từ 1 – 2%, tránh nhồi nhét quá nhiều từ khóa, xác định tần suất số lần sử dụng của từ khóa phụ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải phân bổ từ khóa cho một số yếu tố SEO khác như thẻ tiêu đề, mô tả, ALT ảnh…

Kiểm tra SEO hình ảnh

Cách tốt nhất để bạn có thể SEO Audit với hình ảnh chính là áp dụng một số những tiêu chuẩn cụ thể như:

  • Tối ưu hóa Thẻ Alt: Bao gồm từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan, nếu phù hợp.
  • Tối ưu kích thước hình ảnh: Nén hình ảnh bằng cách sử dụng định dạng hình ảnh WebP, JPEG, hoặc PNG tùy chỉnh.
  • Đặt tên cho mô tả hình ảnh: Sử dụng từ khóa mô tả ngắn gọn và không sử dụng ký tự đặc biệt.
  • Tối ưu hình ảnh cho thiết bị di động: Đảm bảo hình ảnh có thể hiển thị đẹp và rõ ràng trên các thiết bị di động.
  • Thêm thẻ title cho hình ảnh: Cung cấp thẻ title cho hình ảnh nếu phù hợp, mô tả ngắn gọn về nội dung của hình ảnh.

Kiểm tra SEO nội dung

Ngoài việc kiểm tra SEO hình ảnh, bạn cũng không nên bỏ qua việc triển khai SEO Audit đối với nội dung trên trang web. Dưới đây là một số những yếu tố quan trọng để đánh giá nội dung chuẩn SEO như sau:

  • Độ dài nội dung: Từ 300 từ trở lên cho các trang đơn giản và từ 1000 từ trở lên đối với các bài viết chi tiết hoặc blog. 
  • Nội dung chất lượng và có giá trị: Nội dung cung cấp giá trị thực sự cho người đọc, trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề mà người đọc đang tìm kiếm.
  • Tránh các nội dung trùng lặp: Kiểm tra bằng cách sử dụng công cụ như Copyscape, Siteliner hoặc Google Search Console để phát hiện nội dung trùng lặp.
  • Khả năng chia sẻ và tương tác: Nội dung cần dễ dàng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội, và khuyến khích người đọc tương tác (chia sẻ, bình luận).

Kiểm tra liên kết và cấu trúc website

Kiểm tra liên kết và cấu trúc website là một bước quan trọng trong quy trình SEO audit, giúp đảm bảo rằng trang web của bạn có cấu trúc rõ ràng, dễ dàng điều hướng và không có liên kết hỏng. Khi đó, bạn cần kiểm tra với một số những yếu tố quan trọng như sau:

  • Kiểm tra các liên kết bị hỏng bằng cách sử dụng các công cụ Screaming Frog SEO Spider, Ahrefs, hoặc Google Search Console hỗ trợ.
  • Kiểm tra liên kết nội bộ để phân phối “link juice” giữa các trang và giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng lập chỉ mục.
  • Kiểm tra liên kết ngoài có sự hợp lệ, có giá trị, và không dẫn đến các trang hỏng.
  • Kiểm tra cấu trúc URL đảm bảo chúng không quá dài, không có ký tự đặc biệt và chứa từ khóa liên quan đến nội dung trang.

Kiểm tra tính thân thiện với người dùng

Để đánh giá được mức độ thân thiện của website đối với người đọc, bạn cần kiểm tra và xác định với một số những yếu tố quan trọng như: 

  • Giao diện thiết kế đảm bảo khả năng dễ sử dụng nhất 
  • Tối ưu hóa cho thiết bị di động 
  • Tốc độ tải trang tương đối nhanh 
  • Điều hướng đơn giản, dễ dàng 

Như vậy, việc triển khai SEO Audit Onpage cần phải thực hiện rất nhiều công việc mà SEOer cần phải áp dụng. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn bước cuối cùng trong quy trình SEO Audit chính là tối ưu Offpage.

Giai đoạn 3: SEO Audit Offpage

Bước cuối cùng trong quy trình SEO Audit cho website chính là tối ưu Offpage. Vậy trong bước này bạn cần tiến hành triển khai những đầu mục công việc nào? 

Kiểm tra hệ thống backlink

Kiem Tra Backlink Website

Trong SEO Audit Offpage, việc kiểm tra hệ thống backlink là một bước quan trọng để đánh giá chất lượng các liên kết trỏ về website, từ đó xác định tác động của chúng lên hiệu quả SEO và thứ hạng tìm kiếm. Dưới đây là một số những hoạt động cần thực hiện như:

  • Dựa trên công cụ quen thuộc để phân tích tổng số lượng và nguồn backlink.
  • Kiểm tra chất lượng của backlink dựa vào việc đo lường các chỉ số DA (Domain Authority), PA (Page Authority) của các website liên kết.
  • Đánh giá mức độ liên quan của backlink qua việc xác định mức độ liên quan trong lĩnh vực.
  • Kiểm tra anchor text của backlink đảm bảo tự nhiên và không bị tối ưu hóa quá mức.
  • Kiểm tra tỷ lệ backlink dofollow và nofollow luôn đạt trạng thái cân bằng và tự nhiên hơn.
  • Phát hiện và loại bỏ đi những backlink xấu nhằm giảm thiểu rủi ro bị Google phạt.
  • Phân tích các trang đích của backlink để tăng cường SEO cho toàn bộ cấu trúc website và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Kiểm tra mức độ tương tác trên mạng xã hội

Một hoạt động tiếp theo mà bạn cần phải thực hiện khi tiến hành triển khai SEO Audit Offpage chính là kiểm tra mức độ tương tác trên nền tảng mạng xã hội. 

  • Sử dụng các công cụ như BuzzSumo, Brand24, hoặc Mention để thống kê số lượt chia sẻ và đề cập.
  • Xem xét các chỉ số tương tác như lượt thích, bình luận và chia sẻ của các bài đăng trên trang fanpage hoặc tài khoản mạng xã hội của bạn.
  • Theo dõi thời gian phản hồi và số lượng tương tác trả lời của bạn trên mỗi bài đăng.
  • Dùng Google Analytics để kiểm tra nguồn lưu lượng truy cập từ các nền tảng mạng xã hội và xác định những trang đích phổ biến.
  • Xem xét nội dung của các bài đăng, xác định các từ khóa và đảm bảo chúng có liên kết trỏ về các trang quan trọng trên website.
  • Sử dụng công cụ phân tích của từng nền tảng (như Facebook Insights, Twitter Analytics, LinkedIn Analytics) để đánh giá tỷ lệ tương tác.
  • Xem lại lịch sử các bài đăng trên mạng xã hội và chọn lọc những bài có lượt tương tác cao nhất để phân tích.
  •  Xem lại lịch đăng bài để đảm bảo có kế hoạch đăng bài đều đặn, tránh gián đoạn.

Kiểm tra mức độ Local SEO

Kiem Tra Local Seo

Kiểm tra mức độ Local SEO trong SEO Audit Offpage là một bước quan trọng nhằm đánh giá mức độ tối ưu của website để hiển thị trong các tìm kiếm địa phương. Đây là một bước quan trọng với các doanh nghiệp hoặc tổ chức có sản phẩm, dịch vụ liên quan trực tiếp đến một khu vực cụ thể. Khi đó, bạn sẽ cần phải kiểm tra một số những bước quan trọng bao gồm:

  • Kiểm tra thông tin NAP của doanh nghiệp trên các nền tảng như Google My Business, Yelp, Facebook, và các trang danh bạ địa phương, sử dụng công cụ như Moz Local hoặc BrightLocal để tự động hóa.
  • Kiểm tra các phần thông tin chính như tên doanh nghiệp, mô tả, danh mục, giờ mở cửa, hình ảnh, và các bài đăng mới. Đảm bảo hồ sơ hoàn chỉnh và phù hợp với các từ khóa địa phương.
  • Xem xét số lượng, chất lượng, và tính tích cực của các đánh giá. Đảm bảo bạn trả lời các đánh giá một cách kịp thời, đặc biệt là đánh giá tiêu cực.
  • Sử dụng công cụ như Ahrefs hoặc SEMrush để phân tích các backlink hiện có và tìm các cơ hội backlink từ các thư mục và trang web địa phương uy tín như báo chí, diễn đàn địa phương.
  • Sử dụng công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, hoặc SEMrush để phân tích và theo dõi các từ khóa địa phương liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, và vị trí của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra các trang liên quan đến vị trí của doanh nghiệp, thêm các yếu tố như địa chỉ, dịch vụ địa phương, bài viết blog về sự kiện địa phương nếu có.
  • Xem xét nội dung, bài đăng, và lượt chia sẻ có liên quan đến các sự kiện hoặc cộng đồng địa phương, đảm bảo tính năng địa phương được sử dụng hiệu quả.

Nhìn chung, SEO Audit là một hành trình dài gồm nhiều bước triển khai với nhiều kỹ thuật khó đòi hỏi SEOer phải có trình độ chuyên môn cao mới có thể thực hiện được. Hơn nữa, đây còn là cả một quá trình triển khai dài hạn mang tính bền vững chính vì vậy bạn đặc biệt phải chú tâm và bám sát mọi bước thực hiện sát sao nhất.

Công cụ hỗ trợ SEO Audit tốt nhất

Cong Cu Seo Audit

Để biết cách nhận diện vấn đề trong SEO Audit, bạn cần phải có sự trợ giúp của các công cụ đắc lực. Dưới đây là một số những gợi ý mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn như sau:

  • Ahrefs: Cung cấp khả năng phân tích backlink mạnh mẽ và xác định từ khóa cạnh tranh, giúp tối ưu hóa cấu trúc liên kết của trang.
  • SEMrush: Được trang bị các tính năng phân tích toàn diện từ từ khóa, đối thủ, đến tình trạng kỹ thuật của trang, giúp cải thiện hiệu quả SEO tổng thể.
  • Google Search Console: Công cụ miễn phí từ Google hỗ trợ kiểm tra các vấn đề về hiển thị trang trên kết quả tìm kiếm và xử lý các lỗi kỹ thuật như crawl errors.
  • Screaming Frog SEO Spider: Đào sâu vào cấu trúc kỹ thuật của trang web để phát hiện các lỗi kỹ thuật SEO như lỗi 404, tiêu đề trùng lặp và các lỗi thẻ.
  • Moz Pro: Cung cấp bộ công cụ phân tích tổng hợp từ xếp hạng từ khóa, tối ưu hóa on-page, đến theo dõi liên kết và hiệu suất trang, phù hợp cho cả người mới lẫn chuyên gia.
  • Sitebulb: Đánh giá kỹ thuật website chuyên sâu với giao diện trực quan, dễ hiểu, phù hợp cho việc xác định và khắc phục các vấn đề SEO chi tiết.
  • Woorank: Tích hợp các báo cáo dễ hiểu cho SEO on-page và off-page, kèm đề xuất cải thiện giúp tối ưu hiệu quả nội dung và kỹ thuật SEO.

Những lỗi thường gặp trong SEO Audit

Loi Trong Seo Audit

Khi triển khai SEO Audit, bạn sẽ gặp phải một số những lỗi phổ biến như sau:

  • Thiếu thẻ tiêu đề hoặc mô tả: Các trang thiếu 2 yếu tố này sẽ khó thu hút người đọc và không tối ưu hóa tìm kiếm. Bạn cần thêm thẻ tiêu đề và mô tả đã được tối ưu với từ khóa chính giúp tăng cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
  • Trùng lặp nội dung: Giảm uy tín trang web và ảnh hưởng đến thứ hạng. Khắc phục bằng cách xóa hoặc hợp nhất nội dung.
  • Liên kết gãy: Là những liên kết không hoạt động cần tiến hành xóa bỏ hoặc chỉnh sửa.
  • Tốc độ tải trang chậm: Làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng từ đó giảm thiểu thứ hạng trang và cách khắc phục chính là tối ưu hình ảnh, phân phối nội dung phù hợp và giảm mã không cần thiết.
  • Không thân thiện với thiết bị di động: Hiển thị trên thiết bị di động chưa được hoàn thiện gây ảnh hưởng xấu đến khách hàng. Có thể giảm thiểu bằng cách  thiết kê responsive để tự động điều chỉnh giao diện theo từng loại thiết bị.
  • Thiếu Thẻ ALT cho hình ảnh: Hình ảnh khó xuất hiện trên khung tìm kiếm và làm giảm tính khả dụng, bạn có thể thêm từ khóa vào alt của ảnh để khắc phục.
  • Thiếu sơ đồ trang XML: Công cụ tìm kiếm không thể thu thập được dữ liệu, khi đó bạn có thể tạo và gửi sơ đồ này thông qua Google Search Console để hỗ trợ lập chỉ mục.
  • Liên kết nội bộ yếu: Giảm khả năng điều hướng của trang và có thể triển khai giải quyết lỗi này bằng cấu trúc liên kết nội bộ logic.
  • URL dài và không thân thiện: Dài dòng, khó nhớ và không tối ưu từ khóa do đó bạn có thể khắc phục bằng cách rút ngắn và bổ sung thêm từ khóa vào.

Một số câu hỏi thường gặp

  • Sự khác biệt giữa Audit website và Audit nội dung?

Audit website tập trung chủ yếu vào các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của trang web điển hình như tốc độ tải, liên kết và trải nghiệm người dùng. Còn Audit nội dung chủ yếu đánh giá chất lượng, tính liên quan và tối ưu hóa từ khóa của nội dung để phù hợp với nhu cầu người đọc và công cụ tìm kiếm.

  • Vai trò của backlink trong SEO Audit?

Backlink đóng vai trò quan trọng trong SEO Audit vì chúng giúp tăng độ uy tín và thẩm quyền cho website trên công cụ tìm kiếm, đồng thời cải thiện xếp hạng từ khóa nếu các backlink đến từ nguồn chất lượng và liên quan.

  • Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư vào SEO Audit?

Doanh nghiệp nên đầu tư vào SEO Audit để phát hiện và khắc phục các vấn đề cản trở khả năng xếp hạng, từ đó tối ưu hóa website cho tìm kiếm, nâng cao trải nghiệm người dùng và duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài trên thị trường số.

  • Những lợi ích dài hạn của việc thực hiện SEO Audit thường xuyên?

Việc thực hiện SEO Audit thường xuyên giúp duy trì và cải thiện vị trí xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất và trải nghiệm người dùng lâu dài. Điều này hỗ trợ tăng trưởng bền vững và khả năng cạnh tranh trong thị trường trực tuyến.

  • Các chỉ số cần theo dõi khi thực hiện xong SEO Audit?

Sau khi thực hiện SEO Audit, cần theo dõi các chỉ số như: 

  • Lưu lượng truy cập organic
  • Thứ hạng từ khóa
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Tốc độ tải trang
  • Tỷ lệ thoát trang

Phần kết 

Bài viết này đã hỗ trợ bạn trả lời những câu hỏi về SEO Audit là gì? Quy trình triển khai hoạt động này như thế nào? Nếu trong quá trình tham khảo, bạn cần được HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 hỗ trợ vui lòng liên hệ đến chúng tôi bằng cách click vào Livechat hoặc gọi vào Hotline 024.9999.7777.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận