Hiện nay, nguy cơ rò rỉ dữ liệu quan trọng trên thiết bị truy cập như điện thoại, máy tính, máy tính bảng… đang ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, để kiểm soát tài nguyên người dùng có thể tham khảo phần mềm Microsoft Intune. Vậy Microsoft Intune là gì? Tham khảo ngay bài viết được chúng tôi gợi ý bên dưới.
Microsoft Intune là gì?
Phần mềm Microsoft Intune là một nhóm tập hợp những giải pháp Endpoint Management hỗ trợ bảo vệ và quản lý tất cả các điểm cuối từ một nơi duy nhất.
Khi đó, phần mềm này sẽ cung cấp một nền tảng quản lý để phục vụ tổ chức theo dõi, bảo mật và truy cập thiết bị từ xa. Hơn nữa, công cụ Intune cũng cung cấp giải pháp tự động hoá hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng, thiết lập cấu hình và tối ưu hóa trình quản lý thiết bị.
Bằng cách này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và bảo toàn toàn bộ hệ thống thiết bị, ứng dụng truy cập từ xa đều đảm bảo yêu cầu về quy tắc bảo mật, hạn chế nguy cơ bị đánh cắp thông tin và bảo vệ toàn vẹn dữ liệu doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của công cụ này thông qua nội dung được chuẩn bị bên dưới.
Microsoft Intune hoạt động như thế nào?
Microsoft Intune thuộc một phần trong hệ thống bảo mật của Microsoft với sự tích hợp của các công cụ như Azure Information Protection, Azure Active Directory và bộ ứng dụng Microsoft 365. Công cụ này sẽ được chia ra làm 02 hình thức hoạt động chính bao gồm:
- Intune quản lý thiết bị di động: Được hoạt động dựa trên giao thức hoặc API có sẵn trong mỗi hệ điều hành của thiết bị. Ví dụ: Hoạt động đăng ký thiết bị sẽ giúp cho quản trị viên có thể kiểm soát số lượng thiết bị truy cập vào dữ liệu của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số những thao tác mà người dùng cũng có thể tham khảo như định cấu hình thiết bị di động, cung cấp chứng chỉ…
- Intune quản lý ứng dụng di động: Khi đó, Microsoft Intune được kết hợp cùng với bộ ứng dụng bao gồm bảo mật và EMS (Di động doanh nghiệp). Khi đó, hệ thống sẽ kiểm duyệt để xác định các truy cập an toàn và chỉ cho phép người dùng có thể truy cập vào một hoặc nhiều dữ liệu nhất định.
Như vậy, người dùng đã dễ dàng hiểu được cách thức hoạt động của công cụ Microsoft Intune. Tiếp theo, người dùng hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm về nhóm người dùng phổ biến với công cụ bảo mật này thông qua nội dung được chia sẻ bên dưới đây.
Microsoft Intune dành cho ai?
Bất cứ doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào, có quy mô ra sao cũng đều có thể sử dụng phần mềm Microsoft Intune. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tóm gọn đến một số đơn vị, tổ chức có yêu cầu cao hơn về khả năng bảo mật quản lý thiết bị truy cập và ứng dụng sử dụng để làm việc bao gồm:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Bảo vệ các dự án phát triển công nghệ để đảm bảo yếu tố an toàn nhất, hạn chế những truy cập không phù hợp.
- Doanh nghiệp kinh doanh trên Website, sàn thương mại điện tử: Quản lý người dùng truy cập vào dữ liệu doanh nghiệp bao gồm cả nội bộ và khách hàng.
- Tổ chức chính phủ, cơ quan nhà nước: Ứng dụng trong các ứng dụng quản lý của nhà nước giúp kiểm soát dữ liệu và phương thức truy cập đa dạng.
- Tổ chức nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm: Giới hạn thành viên sử dụng để hướng đến đúng nhóm đối tượng người dùng phù hợp nhất.
- Tổ chức giáo dục: Để hỗ trợ quản lý nhân sự truy cập và hệ thống các dữ liệu quan trọng liên quan đến các kỳ thi hoặc bảng điểm…
Có thể nói, Microsoft Intune phù hợp với nhiều người dùng có yêu cầu về vấn đề bảo mật nâng cao. Tiếp đến, chúng tôi muốn chia sẻ với người dùng những tính năng chính mà nền tảng này đang sở hữu để hỗ trợ đặc biệt cho hoạt động bảo mật cấp doanh nghiệp.
Các tính năng chính của Microsoft Intune là gì?
Khi trải nghiệm sử dụng phần mềm Microsoft Intune, người dùng sẽ dễ dàng đánh giá được những tính năng chính yếu giúp hỗ trợ hiệu quả nhất cho hoạt động bảo mật. Dưới đây là một số những tính năng mà người dùng có thể tham khảo như sau:
Quản lý điểm cuối đa nền tảng
Khi đó, phần mềm Microsoft Intune sẽ quản lý các điểm cuối thông qua nền tảng đám mây. Lúc này, toàn bộ thiết bị truy cập bao gồm cả điện thoại, máy tính và một số điểm cuối ảo đều được quản lý chặt chẽ. Hơn nữa, điểm cuối được quản lý không phân biệt nền tảng bao gồm cả hệ điều hành Windows, MacOS, Linux hay iOS, Android. Khi đó, người dùng có thể nắm bắt được toàn bộ hoạt động mà những thiết bị này sử dụng và nếu có bất cứ vấn đề sai phạm nào ngay lập tức sẽ bị gỡ bỏ.
Sẵn sàng tích hợp bảo mật điểm cuối
Cách để bảo mật điểm cuối an toàn, Microsoft Intune được tích hợp sẵn sàng bảo mật điểm cuối giúp phát hiện nhanh chóng những rủi ro và lỗ hổng để đề xuất phương án xử lý kịp thời. Khi đó, hệ thống sẽ tự động phát hiện những lỗi, mối đe dọa ở bất cứ thiết bị điểm cuối nào đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời để ngăn chặn với:
- Xem trạng thái hoạt động của tất cả các thiết bị truy cập.
- Thiết lập bảo mật thực hành tốt nhất cho tất cả các thiết bị.
- Quản lý cấu hình bảo mật thông qua chính sách tập trung chặt chẽ và an toàn.
- Sử dụng chính sách tuân thủ để yêu cầu về thiết bị và người dùng.
- Tích hợp Microsoft Intune và Microsoft Defender for Endpoint.
Quản lý hệ thống ứng dụng di động
Tính năng này có trên phần mềm Microsoft Intune giúp quản lý toàn bộ những ứng dụng có trong thiết bị truy cập. Khi đó, toàn bộ dữ liệu trong ứng dụng sẽ được bảo vệ an toàn mà không yêu cầu đăng ký thiết bị. Hơn nữa, khi thiết lập tính năng này trong phần mềm quản lý sẽ giúp cho nhân viên có một trải nghiệm làm việc linh hoạt và không mang tính chất xâm phạm đến người dùng.
Phân tích điểm cuối
Tiếp đến là tính năng hỗ trợ phân tích điểm cuối của Microsoft Intune được ứng dụng để đánh giá giúp hỗ trợ cải thiện trải nghiệm của người dùng. Khi đó, công cụ này sẽ có riêng một tính năng thiết lập điểm số để đánh giá về tình trạng của thiết bị và ứng dụng. Thông qua đó, các vấn đề gây ảnh hưởng đến năng suất sẽ được phát hiện bằng việc đề xuất các dữ liệu có liên quan.
Hỗ trợ thiết bị chuyên ngành
Tính năng này được ứng dụng trực tiếp đối với nhu cầu sử dụng thiết bị công nghệ chuyên ngành cho nhân viên để làm việc với khách hàng. Khi đó, các thiết bị này vẫn chịu sự quản lý thông qua Microsoft Intune và được thiết lập với các tính năng như dùng chung, thời gian thiết lập bảo trì hay hỗ trợ quản lý thiết bị chuyên ngành:
- Đơn giản hoá hoạt động quản lý điểm cuối giúp cắt giảm các chi phí phức tạp.
- Hỗ trợ bảo vệ lực lượng lao động bằng cách tăng cường bảo mật Zero Trust.
- Nâng cao trải nghiệm người dùng với khả năng tích hợp liền mạch giữa ứng dụng và thiết bị.
Với các tính năng hữu ích trên đây, người dùng hoàn toàn có thể ứng dụng vào quá trình sử dụng cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những lợi ích mà công cụ này đang sở hữu thông qua nội dung được chia sẻ bên dưới đây.
09 Lợi ích của việc sử dụng Microsoft Intune
Công cụ Microsoft Intune được ứng dụng ở nhiều doanh nghiệp hiện nay vì đáp ứng được nhiều lợi ích làm việc của đa dạng người dùng. Dưới đây là một số những lợi ích được chúng tôi tổng hợp mà người dùng có thể tham khảo như sau:
1. Chuyển đổi dữ liệu dễ dàng
Người dùng có thể chuyển bất cứ dữ liệu nào qua nhiều thiết bị khác nhau mà không mất quá nhiều thời gian triển khai. Ưu điểm này sẽ giúp cho người dùng tăng cường hiệu suất để làm việc và giảm thiểu những rủi ro trong quá trình chuyển đổi dữ liệu.
2. Quản lý ứng dụng và thiết bị an toàn
Bảo mật dữ liệu doanh nghiệp với Microsoft Intune với khả năng quản lý ứng dụng và thiết bị truy cập một cách an toàn nhất. Khi đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát đồng thời theo dõi hoạt động của những thiết bị và ứng dụng này trong môi trường làm việc của doanh nghiệp.
3. Giao diện sử dụng được tối ưu hoá
Giao diện của phần mềm Microsoft Intune được thiết kế theo hướng tối ưu hoá để hỗ trợ người dùng có thể sử dụng dễ dàng, tương tác nhanh chóng. Khi đó, người dùng sẽ có trải nghiệm làm việc hiệu quả với thao tác dễ dàng và quản lý thiết bị mượt mà.
4. Hỗ trợ đa dạng nhiều ngôn ngữ khác nhau
Doanh nghiệp hoặc tổ chức trên toàn cầu đều có thể sử dụng phần mềm Microsoft Intune để theo dõi ứng dụng và quản lý thiết bị di động vì hệ thống được vận hành với đa dạng các ngôn ngữ khác nhau. Do đó, người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận với phần mềm mà không bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ sử dụng.
5. Sử dụng trên nhiều hệ điều hành
Microsoft Intune có thể hoạt động linh hoạt trên đa dạng thiết bị bao gồm cả máy tính, điện thoại, máy tính bảng… ở nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, MacOS, Android hay iOS…
6. Nhận trợ giúp hỗ trợ chuyên môn nhanh chóng
Với các vấn đề cần được hỗ trợ liên quan đến vấn đề kỹ thuật, người dùng sẽ được hỗ trợ chuyên môn nhanh chóng từ đội ngũ nhân sự với nhiều năm kinh nghiệm về Microsoft intune. Do đó, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng trong suốt quá trình làm việc.
7. Vận hành đơn giản không cần quá nhiều bước cài đặt
Khi sử dụng Microsoft Intune, người dùng không cần đề nặng vấn đề liên quan đến cài đặt và công nghệ thông tin. Bởi lẽ, công cụ này không yêu cầu cài đặt ứng dụng với Microsoft Intune và thời gian duy trì hệ thống này cũng không mất quá nhiều thời gian triển khai.
8. Hỗ trợ vận hành từ xa
Lợi ích được đánh giá cao tiếp theo chính là khả năng hỗ trợ vận hành linh hoạt từ xa giúp người quản trị viên có thể theo dõi và kiểm soát mà không cần gặp trực tiếp.
9. Mã hoá tài nguyên dễ dàng
Cuối cùng là khả năng mã hoá hệ thống tài nguyên bằng việc cung cấp các công cụ mạnh mẽ hỗ trợ mã hoá dữ liệu để ngăn chặn những truy cập trái phép giúp bảo vệ thông tin an toàn, bảo mật dữ liệu với Microsoft Intune.
Như vậy, công cụ Microsoft Intune sở hữu đầy đủ những lợi ích để hỗ trợ đặc biệt cho người dùng tại các doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Microsoft Intune giá bao nhiêu?
Người dùng có thể tham khảo giá các gói Microsoft Intune bản quyền tại HVN Group như sau:
Microsoft Intune | Microsoft Intune Device | Microsoft Intune Storage Add – on |
229.000đ/tháng | 79.000đ/tháng | 119.000đ/tháng |
Bảo mật và kiểm soát ứng dụng hoặc thiết bị mobile | Giúp các tổ chức quản lý và bảo vệ mọi thiết bị mobile | Cần đăng ký Microsoft Intune Plan 1 |
*Lưu ý: Bảng giá trên được cập nhật vào ngày 12/7/2024, tuỳ vào thời gian đăng ký mức giá trên có thể sẽ bị thay đổi.
Để được HVN Group hỗ trợ đăng ký phần mềm nhanh chóng nhất, người dùng chỉ cần click chọn vào nút ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.
Nếu người dùng muốn tìm hiểu thêm về cách sử dụng công cụ này hiệu quả thì có thể tham khảo thêm nội dung được chúng tôi gợi ý ở bên dưới đây.
Hướng dẫn cơ bản về Microsoft Intune
Để sử dụng ứng dụng Microsoft Intune vào hoạt động vận hành doanh nghiệp, bất cứ người dùng nào cũng cần trang bị kiến thức sử dụng công cụ này. Dưới đây là một số những hướng dẫn cơ bản để người người dùng có thể tìm hiểu về cách sử dụng phần mềm này hiệu quả nhất.
Đăng nhập tài khoản Microsoft Intune
Để truy cập vào phần mềm Microsoft Intune, người dùng có thể tham khảo phương thức triển khai như sau:
– Bước 1: Mở Admin Center > tiếp đến chọn Endpoint Manager. Ngoài ra, người dùng có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ link – https://endpoint.microsoft.com/
– Bước 2: Hệ thống sẽ yêu cầu đăng nhập tài khoản Microsoft 365 bản quyền. Người dùng nhập địa chỉ email và mật khẩu > click Đăng nhập.
– Bước 3: Hệ thống sẽ yêu cầu nhập mã xác minh để hoàn tất đăng nhập.
– Bước 4: Hoàn thành.
Sau khi thực hiện xong 04 bước hướng dẫn như trên người dùng đã truy cập vào nền tảng Microsoft Intune thành công. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ với người dùng về cách sử dụng và quản lý phần mềm này cơ bản nhất.
Sử dụng bảng điều khiển
Trong công cụ Microsoft Intune, bảng điều khiển Dashboard chính là giao diện xem và quản lý từng thiết bị hoặc ứng dụng liên kết với cổng Microsoft 365 doanh nghiệp. Để có thể sử dụng dịch vụ quản lý thiết bị di động (MDM) người dùng cần phải có tài khoản Intune và chứng chỉ MDM cho phép thiết bị có thể giao tiếp với Intune.
Các yếu tố mà người dùng cần lưu ý để đăng ký MDM cho thiết bị:
- Quyền sở hữu thiết bị thuộc cá nhân hay doanh nghiệp.
- Hệ điều hành của thiết bị bao gồm Windows, MacOS, Android, iOS.
- Các yêu cầu quản lý thiết bị gồm locking, resets, affinity…
Hướng dẫn cách quản lý phần mềm Microsoft Intune
Để sử dụng phần mềm Microsoft Intune một cách hiệu quả nhất người dùng cần phải trang bị thêm kiến thức liên quan đến cách quản lý phần mềm. Dưới đây là 13+ cách quản lý hiệu quả mà người dùng có thể tham khảo:
Quản lý thiết bị
Để truy cập vào mục quản lý thiết bị Devices, người dùng chỉ cần thao tác như sau:
Chọn Menu Devices > tiếp đến chọn Devices Overview > truy cập vào các trang quản lý thiết bị như:
- Software update status: Kiểm tra thiết bị đã được cập nhật hệ điều hành hay chưa.
- Configuration status: Theo dõi tình trạng thiết lập của thiết bị.
- Compliance status: Tình trạng tuân thủ theo những quy định cụ thể về bảo vệ, mã độc, thiết lập, chính sách.
- Enrollment alerts: Thông tin về các thiết bị bỏ chỉ định unassigned.
- Enrollment status: Thông tin thiết bị đăng ký Intune đăng ký bị lỗi và theo hệ điều hành.
Quản lý chính sách tuân thủ
Một số những chính sách cơ bản để quản lý tuân thủ như yêu cầu mã hóa thiết bị hoặc yêu cầu mã PIN. Khi đó, những chính sách này được thiết lập dựa trên quy tắc và cài đặt mà thiết bị cần tuân theo.
Để truy cập vào mục quản lý chính sách tuân thủ trên Microsoft Intune người dùng chỉ cần: Click vào mục Devices – Overview > sau đó chọn Compliance policies.
*Lưu ý: Để quản lý chính sách tuân thủ với thiết bị cần phải có:
- Tài khoản Intune và Azure Active Directory (Azure AD) Premium subscription.
- Thiết bị có hệ điều hành hoạt động theo yêu cầu đề ra.
- Thiết bị có thể đăng ký được Intune.
- Đăng ký cho người dùng chính hoặc không cần có người dùng chính.
Quản lý điều kiện truy cập
Phương thức quản lý này được sử dụng để quản lý thiết bị, ứng dụng cho phép kết nối tài nguyên doanh nghiệp với nền tảng email có trong Microsoft Intune. Khi đó, phương thức quản lý này sẽ tập hợp các tín hiệu để đưa ra quyết định thực thi chính sách. Một số tín hiệu phổ biến mà người dùng có thể tham khảo như:
- Vị trí IP
- Thành viên hoặc nhóm
- Thông tin thiết bị gồm cấu hình hoặc trạng thái.
- Thông tin ứng dụng với yêu cầu sử dụng cụ thể.
- Xác định rủi ro theo thời gian thực và tính toán phòng thủ mối đe dọa.
Nếu người dùng muốn truy cập mục này trên bảng điều khiển chỉ cần:
Click chọn Devices Overview > sau đó chọn vào Conditional Access
Quản lý Configuration profiles
Phần mềm Microsoft Intune sẽ bao gồm khả năng cài đặt và điều chỉnh chế độ bật/tắt trên các thiết bị. Tiếp đến, người dùng có thể thiết lập tính năng cài đặt với tính năng Configuration Profile bằng cách sử dụng hồ sơ cho cho các thiết bị và nền tảng khác nhau như Windows, MacOS, iOS, Android…Để mở trình quản lý này, người dùng cần thao tác:
Truy cập trang Devices Overview > Configuration profiles.
Theo dõi toàn bộ thiết bị đăng ký
Để theo dõi toàn bộ những thiết bị đã đăng ký trên phần mềm Microsoft Intune, người dùng có thể truy cập vào trang Devices Overview > tiếp đến chọn mục All devices. Ngay sau đó, toàn bộ thông tin về thiết bị đã đăng nhập sử dụng sẽ hiển thị bao gồm cả dữ liệu chi tiết về hệ điều hành.
Quản lý ứng dụng được cài đặt
Để quản lý các ứng dụng đã được cài đặt trên phần mềm Microsoft Intune, người dùng sẽ tiến hành mở tính năng này như sau:
Tại mục Home click Apps Overview, khi đó người dùng có thể xem kết quả với một số trạng thái như sau:
- App protection policy status: Chi tiết về người dùng được cấp phép theo chính sách hoặc được đánh dấu trước đó.
- Installation status: Trạng thái cài đặt bị lỗi ứng dụng hoặc thiết bị.
Quản lý ứng dụng được sử dụng
Để truy cập trang quản lý ứng dụng được sử dụng trong Microsoft Intune chỉ cần click chọn All Apps trong trang Apps Overview. Lúc này, người dùng có thể xem toàn bộ các ứng dụng được bổ sung vào Intune, các ứng dụng được bổ sung thêm thông qua hệ điều hành. Khi đó, người dùng có thể thêm hoặc gán cho người dùng hoặc nhóm một cách dễ dàng.
Quản lý ID người dùng
Cách để quản lý hệ thống ID người dùng trên Microsoft Intune chính là truy cập trang Home > tiếp đến chọn thẻ Users người dùng. Khi đó, người dùng có thể thêm người dùng trực tiếp vào nền tảng Intune hoặc đồng bộ thông qua Active Directory. Ngay sau khi ID của người dùng được bổ sung là có thể sử dụng tài nguyên doanh nghiệp thông qua việc đăng ký.
Quản lý nhóm người dùng
Sử dụng Microsoft Intune để chủ động quản lý một hoặc nhiều nhóm người dùng cụ thể. Khi đó, nhà quản trị có thể theo dõi mọi hoạt động của nhóm này dựa trên thiết bị quản lý. Một số những phương thức mà người dùng có thể tham khảo để chia nhóm làm việc hiệu quả theo phòng ban, chi nhánh, địa lý, cấu hình thiết bị hay các tác vụ chung. Để mở tính năng này trong công cụ Intune người dùng click chọn Group trong mục thẻ Home.
Quản lý Troubleshooting + support
Để kiểm tra tình trạng của một người dùng bất kỳ có thể sử dụng tính năng quản lý Troubleshooting + support. Tại đây, người dùng sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin như Devices, Assignments, Enrollment Failures hoặc App Protection Status.
Quản lý Tenant Intune
Khi gặp sự cố phát sinh, người dùng có thể truy cập tính năng quản lý Tenant Intune trong Microsoft Intune để tìm kiếm các thông tin bao gồm Connector hay Token. Ngoài ra, trong trường hợp gặp các lỗi phát sinh với Intune hoặc Tenant thì người dùng cũng có thể tìm kiếm tại chính trang thông tin này.
Để truy cập vào trang người dùng click chọn Home > chọn Tenant Administration > click vào Tenant admin | Tenant status.
Quản lý Help and support
Người dùng sử dụng Microsoft Intune không nên bỏ qua tính cách quản lý Help and support trên nền tảng Microsoft Intune để IT Admin có thể nhận ticket hỗ trợ xử lý sự cố từ chính phía nhà cung cấp. Để có thể tạo ticket online trên nền tảng này, người dùng cần được cung cấp Admin Role trên Azure AD gồm Service administrator, Intune administrator và Global administrator.
Quản lý khắc phục sự cố
Một phương thức quản lý cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với người dùng khi sử dụng Microsoft Intune chính là khắc phục sự cố kịp thời. Dựa trên từng tình huống cụ thể và vai trò được thiết lập như người dùng, quản trị viên hay thiết bị trong tổ chức. Một số những vai trò chính mà người dùng có thể tham khảo như cài đặt, cấu hình, ứng dụng và hỗ trợ kiểm soát bảo mật.
Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ về cách quản lý phần mềm Microsoft Intune, chắc hẳn người dùng đã hiểu thêm về cách sử dụng công cụ này hiệu quả nhất. Tiếp đến, chúng tôi muốn gợi ý người dùng về các câu hỏi thường xuyên gặp phải khi sử dụng công cụ này mà người dùng có thể tham khảo ở nội dung bên dưới.
Một số câu hỏi thường gặp về Microsoft Intune
1. Microsoft Intune hỗ trợ BYOD như thế nào?
Microsoft Intune đảm bảo quản lý an toàn và luôn cập nhật liên tục với các thiết bị thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đồng thời, công cụ này cũng quản lý thiết bị cá nhân của nhân viên thông qua tính năng truy cập có điều kiện được áp dụng với đa dạng thiết bị ở nhiều hệ điều hành khác nhau.
2. Microsoft Intune tốt hơn MobileIron như thế nào?
Microsoft Intune có thể kết nối với các ứng dụng hỗ trợ làm việc để nâng cao hiệu suất có trong Microsoft 365 như Word, Excel, PowerPoint, Teams, Outlook…, đồng thời đăng nhập trên nhiều nền tảng, nhiều thiết bị để sử dụng linh hoạt. Tuy nhiên, MobileIron lại không làm được điều này.
3. Microsoft Intune có thể giúp cải thiện năng suất như thế nào?
Phần mềm Microsoft Intune có thể hỗ trợ trực tiếp trong hoạt động chuyển đổi dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau một cách dễ dàng. Bằng cách này, hiệu suất và năng suất làm việc của người dùng được gia tăng đáng kể.
4. Nên dùng Microsoft Intune hay không?
Câu trả lời là CÓ. Vì với công cụ này người dùng có thể dễ dàng kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến thiết bị và ứng dụng truy cập vào dữ liệu của doanh nghiệp. Bằng cách này, người dùng sẽ được làm việc trong môi trường an ninh an toàn và tối ưu sự linh hoạt nhất có thể.
5. Microsoft Intune có phải là là nền tảng UEM không?
CÓ. Microsoft Intune được biết là nền tảng quản lý điểm cuối hợp nhất UEM hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây để hỗ trợ người dùng có thể bảo vệ, đánh giá và quản lý các ứng dụng linh hoạt trên thiết bị từ một bảng điều khiển duy nhất.
6. Microsoft Intune có giống với trình quản lý điểm cuối không?
CÓ. Vì vào tháng 10 năm 2022, Microsoft đã chính thức đổi tên trình quản lý điểm cuối là Microsoft Intune.
Phần kết
Thông qua nội dung bài viết được chúng tôi chia sẻ trên đây, người dùng đã phần nào hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến phần mềm Microsoft Intune là gì. Trong quá trình tham khảo tài liệu, nếu người dùng cần bất cứ sự trợ giúp nào từ chúng tôi vui lòng nhấc máy và liên hệ ngay đến HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 qua đầu số Hotline: 024.9999.7777.