Khi khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp và nhận được thông báo lỗi 404 Not Found hay HTTP 404 sẽ khiến cho quá trình trải nghiệm không được đánh giá cao và gây nhiều phiền toái. Vậy lỗi 404 Not Found là gì? Cách để khắc phục lỗi này nhanh chóng nhất như thế nào?
Lỗi 404 Not Found là gì?
Lỗi 404 Not Found có thể hiểu cơ bản là lỗi mà khi trình duyệt không thể kết nối với hệ thống máy chủ. Khi đó, một mã phản hồi tiêu chuẩn của HTTP sẽ phản hồi đến khách hàng để nhận diện được máy chủ không tìm thấy được thông tin yêu cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu là dấu hiệu này cho thấy tác vụ hoặc trình duyệt này đã mất khả năng và không thể truy cập hay thực hiện.
Một số các hình thức lỗi 404 thường gặp trên website mà bạn cần biết như:
- 04 Error.
- Error 404.
- HTTP 404.
- 404 Not Found.
- HTTP 404 Not Found.
- 404 Page Not Found.
- Error 404 Not Found.
- The requested URL [URL] was not found on this server.
- 404 File or Directory Not Found (tệp hoặc thư mục truy vấn không tồn tại).
Khi bạn đã nắm chắc được khái niệm và một số những hình thức về lỗi 404 Not Found, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về một số nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra với trang web của doanh nghiệp.
Lỗi 404 Not Found xảy ra khi nào?
Tại sao xuất hiện lỗi 404 Not Found? Chúng tôi sẽ tổng hợp một số những nguyên nhân phổ biến nhất để bạn có thể tham khảo như sau:
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trước tiên là nguyên nhân đến từ phía khách hàng, một số những nguyên nhân mà khách hàng khi triển khai sẽ gặp phải lỗi 404 Not Found như sau:
- Sai URL hoặc lỗi chính tả: Người dùng nhập sai địa chỉ web (URL) hoặc đường dẫn không tồn tại. Ví dụ: Gõ thiếu ký tự hoặc sai cấu trúc URL.
- Nội dung đã bị xóa hoặc di chuyển: Khách hàng cố gắng truy cập vào một liên kết cũ đã không còn hợp lệ.
- Cache của trình duyệt: Trình duyệt lưu trữ phiên bản cũ của trang web, nhưng tài nguyên thực tế không còn tồn tại.
- Liên kết hỏng (Broken Link): Click vào một liên kết không còn hoạt động trên website khác hoặc trong email.
Nếu khách hàng truy cập gặp phải những trường hợp như trên thì việc xảy ra lỗi 404 Not Found là điều hiển nhiên trên website. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về một số những nguyên nhân khác đến từ máy chủ hoặc yếu tố khác.
Nguyên nhân từ máy chủ
Lỗi 404 Not Found cũng có thể xuất hiện nếu như máy chủ của doanh nghiệp gặp phải một số những vấn đề như sau:
- Tài nguyên không tồn tại trên máy chủ: File hoặc trang không được tìm thấy tại vị trí yêu cầu. Nguyên nhân có thể do lập trình viên xóa, di chuyển file mà không cập nhật URL liên quan.
- Cấu hình sai của máy chủ: Máy chủ không định tuyến đúng đến tài nguyên.
- Website chưa được cập nhật đúng cách: Khi triển khai bản cập nhật hoặc thay đổi cấu trúc website, liên kết nội bộ có thể dẫn đến lỗi.
Do đó, bạn cần phải đặc biệt lưu ý về vấn đề này để hạn chế tối đã lỗi 404 Not Found có thể xảy ra do máy chủ.
Nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân từ phía khách hàng hoặc máy chủ, lỗi 404 Not Found còn có thể xuất hiện trên website của bạn vì một số những nguyên nhân khác điển hình như:
- Vấn đề về DNS: Tên miền không được trỏ chính xác đến máy chủ chứa tài nguyên.
- Tường lửa hoặc giới hạn quyền truy cập: Trang web hoặc máy chủ từ chối trả lời yêu cầu vì quyền hạn IP của khách hàng bị giới hạn.
- Công cụ tìm kiếm lưu trữ liên kết cũ: Kết quả tìm kiếm dẫn đến trang không còn tồn tại, vì trang đó đã bị xóa hoặc thay đổi.
Như vậy, trên đây là một số những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến trường hợp website của doanh nghiệp lỗi 404 Not Found. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một số những bất lợi của lỗi này đối với doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động SEO và traffic.
Tác động của lỗi 404 Not Found đến SEO và traffic
Lỗi 404 Not Found có thể gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến SEO YouTube và lượng traffic tổng thể của một website. Dưới đây là những tác động chính mà bạn có thể tham khảo như sau:
Giảm trải nghiệm khách hàng
Khi khách hàng truy cập vào một trang gặp lỗi 404 Not Found, họ có thể cảm thấy thất vọng và rời khỏi website ngay lập tức. Khi đó, website của doanh nghiệp sẽ gặp phải vấn đề như sau:
- Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) tăng cao do khách hàng không tìm thấy nội dung mình cần, ảnh hưởng đến tín hiệu SEO.
- Khách hàng có thể mất niềm tin và không quay lại trang web nữa, làm giảm lưu lượng truy cập lặp lại.
Ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm như Google đánh giá cao các trang web có cấu trúc tốt và nội dung hữu ích. Lỗi 404 Not Found thường dẫn đến:
- Tín hiệu tiêu cực với Google: Google bot lãng phí tài nguyên crawl vào các URL không tồn tại, làm giảm hiệu quả lập chỉ mục các trang quan trọng khác.
- Mất giá trị liên kết nội bộ: Nếu liên kết nội bộ trỏ đến trang lỗi 404, “link juice” sẽ không được truyền đi, làm giảm sức mạnh của website trong hệ thống SEO.
- Mất cơ hội xếp hạng từ khóa: Những trang lỗi sẽ không hiển thị trong kết quả tìm kiếm, dẫn đến mất đi khả năng tiếp cận khách hàng qua từ khóa liên quan.
Giảm traffic từ nguồn giới thiệu và mạng xã hội
Ngoài những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm thì 404 Not Found còn giảm lượng traffic đáng kể điển hình là từ những nguồn giới thiệu, mạng xã hội. Bởi lẽ, nếu trang lỗi 404 được liên kết từ các website, blog hoặc mạng xã hội, website sẽ mất lưu lượng truy cập tiềm năng từ những nguồn này. Vì khách hàng từ mạng xã hội thường ít kiên nhẫn hơn và sẽ rời đi nếu gặp lỗi.
Tác động đến crawl budget
Google có một hạn mức nhất định khi crawl một website (crawl budget). Lỗi 404 Not Found tiêu tốn hạn mức này một cách vô ích, khiến các trang quan trọng có thể bị bỏ sót hoặc cập nhật chậm trễ.
Như vậy, có thể thấy rằng lỗi 404 Not Found có mức ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động SEO và traffic website. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách để có thể nhận biết lỗi 404 trên website nhanh chóng và chính xác nhất.
Công cụ phát hiện lỗi 404 Not Found
Nếu như bạn vẫn chưa biết cách nhận biết lỗi 404 Not Found trên website như thế nào? Tham khảo ngay gợi ý của chúng tôi bằng cách sử dụng một số những công cụ hỗ trợ điển hình như:
Google Webmaster Tools
Google Search Console (GSC) là công cụ chính thức của Google giúp bạn phát hiện và theo dõi lỗi 404 trên website. Để kiểm tra, bạn có thể tham khảo những bước hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console.
- Bước 2: Chọn website cần kiểm tra trong danh sách.
- Bước 3: Tiếp đến chọn mục “Trang” (Pages) > Tìm tab “Không được lập chỉ mục” hoặc tab “Lỗi” để kiểm tra các URL lỗi 404. GSC sẽ liệt kê chi tiết URL lỗi và nguyên nhân (ví dụ: “Không tìm thấy” – 404).
- Bước 4: Tải dữ liệu về máy và xử lý.
Ưu điểm của công cụ này khi sử dụng để phát hiện lỗi 404 Not Found chính là cập nhật dữ liệu đáng tin cậy từ Google và những ảnh hưởng cụ thể liên quan đến SEO.
Công cụ Xenu Link Sleuth
Xenu Link Sleuth là công cụ miễn phí mạnh mẽ để kiểm tra liên kết bị hỏng (broken links), bao gồm lỗi 404 Not Found. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng công cụ này để kiểm tra lỗi 404 như sau:
- Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm Xenu Link Sleuth.
- Bước 2: Nhập URL trang web vào mục Start Checking. Tiếp đến tích chọn các cài đặt để kiểm tra toàn bộ liên kết nội bộ và ngoại vi.
- Bước 3: Sau bước quét các liên kết bị lỗi sẽ được đánh dấu với trạng thái “404 Not Found”.
Nhìn chung, công cụ Xenu Link Sleuth sẽ có những ưu điểm điển hình như hoạt động nhanh, hiệu quả, thích hợp với website lớn và hỗ trợ xuất báo cáo dễ dàng.
Screaming Frog Spider SEO
Screaming Frog là công cụ phân tích SEO toàn diện, được sử dụng rộng rãi để phát hiện lỗi 404 và các vấn đề khác trên website. Để kiểm tra lỗi 404 Not Found trên công cụ này, bạn có thể tham khảo cách thức thực hiện như sau:
- Bước 1: Tải và cài đặt Screaming Frog.
- Bước 2: Cấu hình crawl bằng cách nhập URL website vào ô tìm kiếm và nhấn “Start“. Tiếp đến bạn chỉ cần chờ quá trình crawl hoàn tất.
- Bước 3: Chọn tab Response Codes để lọc trạng thái HTTP 404 xem danh sách các trang lỗi và công cụ hiển thị liên kết nội bộ, ngoại vi trỏ đến trang lỗi.
- Bước 4: Sử dụng tính năng Export để lưu kết quả và triển khai xử lý.
Khi sử dụng công cụ Screaming Frog Spider SEO để kiểm tra lỗi 404 Not Found trên website dễ dàng. Ưu điểm mà công cụ này sở hữu chính là phân tích toàn diện, bao gồm cả meta tags và cấu trúc liên kết. Ngoài ra, công cụ này còn hỗ trợ website lớn với hàng nghìn URL.
LinkChecker
LinkChecker là công cụ kiểm tra liên kết mã nguồn mở, phù hợp để phát hiện lỗi 404 trên cả website và tài liệu. Nếu bạn lựa chọn công cụ này để kiểm tra lỗi 404 Not Found cho website thì có thể tham khảo các bước hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Tải và cài đặt LinkChecker.
- Bước 2: Mở công cụ và nhập địa chỉ website cần tiến hành kiểm tra.
- Bước 3: Kiểm tra toàn bộ liên kết nội bộ và liên kết ra ngoài.
- Bước 4: Kết quả sẽ hiển thị liên kết bị lỗi với mã trạng thái 404 Not Found.
Mỗi công cụ đều có ưu điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô của website mà bạn chọn công cụ phù hợp. Với các lỗi 404 Not Found ảnh hưởng đến SEO YouTube, nên ưu tiên Google Search Console để tối ưu thứ hạng và theo dõi hiệu quả các trang web.
Hướng dẫn 09+ cách fix lỗi 404 Not Found đơn giản
Nếu như bạn vẫn chưa biết cách khắc phục lỗi 404 Not Found như thế nào? Hãy tham khảo ngay những gợi ý được chúng tôi chia sẻ ở mục bên dưới đây:
Cách 1: Chuyển hướng trang
Nếu bạn là quản trị viên của website, hãy đảm bảo chuyển hướng các URL cũ sang URL mới để khắc phục lỗi 404 Not Found. Cách triển khai cho phương thức này khá đơn giản, khi đó bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện như sau:
- Truy cập tệp .htaccess trên máy chủ (đối với Apache)
Redirect 301 /old-url.html http://example.com/new-url.html
- Nếu sử dụng WordPress, bạn có thể dùng plugin như Redirection để tạo chuyển hướng mà không cần chỉnh sửa mã.
Cách tự động redirect khi gặp lỗi 404 có thể được áp dụng khi lỗi xảy ra trong trường hợp trang bị hóa hoặc URL có sự thay đổi.
Cách 2: Tải lại trang
Để kiểm tra lỗi 404 Not Found tức thì, cách dễ nhất chính là thực hiện hoạt động tải lại trang. Bởi lẽ, đôi khi lỗi 404 chỉ là lỗi tạm thời do mạng hoặc máy chủ. Do đó, bạn hãy nhấn F5 hoặc nút “Reload” trên trình duyệt để tải lại trang. Nếu trong trường hợp vẫn không được, bạn có thể thử đóng và mở lại trình duyệt rồi truy cập lại URL.
Cách 3: Xóa cache
Trình duyệt lưu trữ dữ liệu trang cũ (cache) hoặc cookie không còn hợp lệ có thể sẽ gây ra lỗi 404 Not Found. Do đó, để khắc phục lỗi này, bạn có thể tham khảo ngay cách thức thực hiện như sau:
- Bước 1: Mở trình duyệt (Chrome, Firefox, Edge, Safari, v.v.).
- Bước 2: Vào Settings (Cài đặt) > Privacy & Security (Quyền riêng tư và bảo mật). Chọn mục Clear browsing data (Xóa dữ liệu duyệt web).
- Tích chọn Cached images and files (Hình ảnh và tệp được lưu trong bộ nhớ cache) và Cookies.
- Nhấn Clear data (Xóa dữ liệu).
- Bước 3: Khởi động lại trình duyệt và thử lại URL.
Cách này được sử dụng trong trường hợp bạn đã truy cập URL trước đó nhưng trang đã bị thay đổi sau đó.
Cách 4: Kiểm tra lại địa chỉ URL
Đa phần khách hàng sẽ mắc phải lỗi này nhiều nhất khi truy cập website, chính vì vậy mới hiển thị lỗi 404 Not Found. Do đó, bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng lỗi sai trong quá trình nhập URL. Nếu không chắc chắn, bạn hãy truy cập trang chủ của website (chỉ nhập domain, ví dụ: example.com), sau đó điều hướng đến nội dung cần tìm.
Cách 5: Tìm kiếm địa chỉ URL
Khi bạn không chắc chắn về URL, hãy sử dụng Google hoặc công cụ tìm kiếm khác để tìm URL đúng. Để tìm kiếm được đúng địa chỉ URL bạn cần phải:
- Nhập từ khóa liên quan đến nội dung bạn muốn tìm (ví dụ: tên bài viết, tiêu đề trang).
- Nhấp vào các kết quả liên quan để xác định URL đúng.
Bằng cách này, bạn sẽ truy cập vào chính xác địa chỉ trang web và không gặp phải lỗi 404 Not Found.
Cách 6: Thay đổi máy chủ DNS
Nếu như máy chủ DNS gặp vấn đề cũng sẽ dẫn đến tình trạng website lỗi 404 Not Found. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm về cách khắc phục lỗi trong trường hợp này như sau:
- Bước 1: Vào Settings (Cài đặt) trên máy tính.
- Bước 2: Truy cập Network & Internet Settings (Cài đặt mạng) > Change adapter options (Thay đổi tùy chọn adapter).
- Bước 3: Nhấp chuột phải vào kết nối mạng đang sử dụng > Properties (Thuộc tính).
- Bước 4: Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) > Properties (Thuộc tính).
- Bước 5: Chọn Use the following DNS server addresses (Sử dụng địa chỉ DNS sau):
- Preferred DNS Server: 8.8.8.8
- Alternate DNS Server: 8.8.4.4
- Bước 6: Nhấn OK để lưu thay đổi và thử truy cập lại.
Với 06 bước thực hiện như trên, bạn đã sửa thành công lỗi 404 Not Found trong trường hợp thay đổi máy chủ DNS.
Cách 7: Đọc trang web trên bộ nhớ cache của Google
Google thường lưu trữ bản sao của trang web trước đó, cho phép bạn truy cập ngay cả khi trang bị lỗi. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này để không phải lỗi 404 Not Found trong quá trình truy cập các địa chỉ trang web, bài đăng…đã từng xem trước đó. Dưới đây là cách thực hiện mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo như sau:
- Bước 1: Tìm kiếm URL hoặc tiêu đề trang trên Google.
- Bước 2: Nhấp vào biểu tượng mũi tên bên cạnh kết quả tìm kiếm và chọn “Cached“.
- Bước 3: Xem nội dung từ bộ nhớ cache của Google.
Cách thức này sẽ được áp dụng hiệu quả để khắc phục lỗi 404 Not Found trong trường hợp trang web đã bị xóa hoặc tạm thời không hoạt động.
Cách 8: Truy cập vào các thư mục cấp
Nếu một URL cụ thể không hoạt động, bạn có thể thử truy cập vào thư mục cấp trên:
*Ví dụ: Nếu https://example.com/folder1/page1 lỗi, hãy thử https://example.com/folder1/ để tìm nội dung liên quan.
Trường hợp này được áp dụng khi trang con không tồn tại nhưng thư mục chính vẫn hoạt động.
Cách 9: Liên hệ HVN Group
Cách cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn khi gặp phải lỗi 404 Not Found chính là liên hệ hỗ trợ đến những cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức am hiểu về vấn đề này. Một trong những gợi ý trước tiên của chúng tôi chính là HVN Group – Đơn vị cung cấp và triển khai toàn bộ các giải pháp chuyển đổi số toàn diện:
- 12+ năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi số.
- Hỗ trợ 5000+ doanh nghiệp tìm ra giải pháp phù hợp.
- Đội ngũ nhân sự, chuyên gia SEO top đầu thị trường.
- 90% khách hàng đều cảm thấy hài lòng khi làm việc với HVN Group.
- Hỗ trợ 24/7 để giải quyết bất cứ vấn đề nào của khách hàng nhanh nhất.
- Minh bạch, rõ ràng và nhanh chóng là tiêu chí mà chúng tôi đang được khách hàng đánh giá cao.
Trên đây là một số những cách đơn giản nhất để bạn có thể tham khảo cách khắc phục lỗi 404 Not Found nhanh chóng. Tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những lưu ý quan trọng khi sử lý lỗi 404 trên website.
Các lưu ý khi xử lý lỗi 404 trên Website
Khi xử lý lỗi 404 Not Found trên website, bạn cần lưu ý các yếu tố sau để đảm bảo không chỉ cải thiện trải nghiệm khách hàng mà còn bảo vệ hiệu suất SEO của website:
- Sử dụng mã trạng thái HTTP chính xác: Trang 404 phải trả về mã trạng thái HTTP 404, để công cụ tìm kiếm nhận diện đây là trang lỗi. Không sử dụng mã trạng thái 200 OK vì điều này khiến Google hiểu nhầm rằng trang lỗi vẫn hợp lệ, ảnh hưởng xấu đến SEO.
- Không tự động chuyển hướng mọi lỗi 404: Chuyển hướng toàn bộ lỗi 404 về trang chủ có thể khiến khách hàng bối rối vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Google cũng coi đây là hành động spam và có thể phạt trang web của bạn.
- Không lập chỉ mục trang 404: Trang 404 không cung cấp giá trị nội dung, nếu bị Google lập chỉ mục sẽ làm ảnh hưởng đến xếp hạng tổng thể của website.
- Kiểm tra và sửa liên kết gãy định kỳ: Các liên kết nội bộ bị gãy có thể dẫn đến lỗi 404, làm gián đoạn trải nghiệm khách hàng.
- Sử dụng Redirect 301 hợp lý: Khi một trang bị xóa hoặc URL thay đổi, hãy chuyển hướng URL cũ đến URL mới tương ứng để bảo toàn giá trị SEO. Không sử dụng Redirect 301 nếu không có trang thay thế phù hợp.
- Tăng cường gợi ý nội dung liên quan: Giữ chân khách hàng và giảm tỷ lệ thoát trang.
Xử lý lỗi 404 không chỉ là khắc phục sự cố mà còn là cơ hội để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa SEO. Do đó, bạn cần lưu ý một số điểm khi xử lý lỗi để tạo trang 404 tùy chỉnh và kiểm soát liên kết bị lỗi, bạn sẽ duy trì được sự hài lòng của khách hàng và đảm bảo hiệu suất tổng thể của website.
Cách tạo ra trang 404 Not Found tốt nhất
Trang 404 Not Found không chỉ là nơi thông báo lỗi mà còn là cơ hội để cải thiện trải nghiệm khách hàng và giữ họ lại trên website. Một trang 404 được thiết kế tốt sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát trang, hỗ trợ SEO và tăng mức độ chuyên nghiệp của website. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tạo một trang 404 hiệu quả:
- Thông điệp lỗi rõ ràng và thân thiện: Thay vì hiển thị dòng thông báo khô khan như “404 Not Found”, hãy sử dụng ngôn ngữ thân thiện và dễ hiểu. Ví dụ: “Oops! Trang bạn tìm kiếm không tồn tại” hoặc “Rất tiếc, chúng tôi không thể tìm thấy trang này. Đừng lo, chúng tôi sẽ giúp bạn quay lại đúng hướng.”
- Cung cấp liên kết điều hướng hữu ích: Bạn cần cung cấp các tùy chọn để khách hàng tiếp tục duyệt web. Khi đó, liên kết cần phải có: Nút quay lại Trang chủ, Menu chính: Hiển thị các mục quan trọng như “Sản phẩm”, “Dịch vụ”, “Blog”, v.v, Thanh tìm kiếm: Để khách hàng tìm kiếm nội dung họ cần, gợi ý nội dung phổ biến: Liệt kê các bài viết hoặc sản phẩm nổi bật trên website.
- Thêm hình ảnh hoặc thiết kế bắt mắt: Hình ảnh hoặc đồ họa thú vị sẽ làm trang 404 trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đảm bảo hình ảnh không quá nặng để tránh làm chậm trang và thiết kế giao diện phù hợp với màu sắc và phong cách của thương hiệu.
- Khuyến khích hành động: Trang 404 cũng có thể trở thành nơi để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động cụ thể. Khi đó, bạn tham khảo tận dụng Call To Action trong trường hợp này.
- Đảm bảo tương thích trên mọi thiết bị: Trang 404 cần hiển thị tốt trên cả máy tính, điện thoại và máy tính bảng. Bạn có thể tham khảo sử dụng thiết kế responsive để tự động điều chỉnh kích thước trên các thiết bị. Đồng thời kiểm tra tốc độ tải trang, đảm bảo trang 404 không gây khó chịu cho khách hàng.
- Đặt mã trạng thái HTTP chính xác: Trang 404 phải trả về mã trạng thái HTTP 404, thay vì các mã khác như 200 OK hoặc 302 Redirect. Điều này giúp công cụ tìm kiếm như Google nhận biết trang lỗi và không lập chỉ mục trang đó.
- Theo dõi trang 404 bằng công cụ phân tích: Sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc Google Search Console để theo dõi trang 404. Điều này giúp bạn hiểu: URL nào gây ra lỗi nhiều nhất hoặc hành vi của khách hàng sau khi truy cập trang 404.
- Thêm liên hệ hoặc hỗ trợ khách hàng: Nếu khách hàng không thể tự tìm được nội dung họ cần, hãy cung cấp thông tin hỗ trợ qua Hotline, email, Livechat…
Một trang 404 hiệu quả không chỉ làm giảm tỷ lệ thoát trang mà còn tăng cường sự chuyên nghiệp và thân thiện của thương hiệu. Do đó, bạn hãy tận dụng cơ hội này để tạo ấn tượng tích cực với khách hàng và cải thiện hiệu suất SEO.
Một số câu hỏi thường gặp
- Có phải lỗi 404 Not Found là do sai URL?
ĐÚNG. Lỗi 404 Not Found thường xảy ra khi URL được nhập không chính xác, dẫn đến việc máy chủ không tìm thấy trang yêu cầu. Tuy nhiên, nó cũng có thể do trang đã bị xóa, liên kết gãy hoặc vấn đề cấu hình máy chủ.
- Lỗi 404 Not Found là gì trong quản trị website?
Lỗi 404 Not Found trong quản trị website xảy ra khi khách hàng truy cập một URL không tồn tại trên máy chủ, thường do nhập sai địa chỉ hoặc liên kết bị gãy. Lỗi này ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và SEO, nên cần được khắc phục bằng cách sửa liên kết, chuyển hướng hoặc thiết kế trang 404 thân thiện.
- Lỗi 404 có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng không?
Lỗi 404 có thể gây khó chịu cho người dùng nếu không có thông báo rõ ràng và các tùy chọn điều hướng hữu ích. Điều này có thể làm tăng tỷ lệ thoát trang và giảm sự hài lòng của khách truy cập.
- Lỗi 404 Not Found có phải do hosting không?
Lỗi 404 Not Found thường không phải do hosting, mà do URL bị sai hoặc trang không tồn tại trên server. Tuy nhiên, nếu hosting không hoạt động đúng hoặc cấu hình sai, có thể dẫn đến lỗi 404 khi không thể truy cập đúng trang.
- Tại sao trang chủ không gặp lỗi 404 Not Found?
Trang chủ không gặp lỗi 404 Not Found vì nó là URL chính của website và luôn tồn tại để khách hàng truy cập. Thông thường, trang chủ được cấu hình ổn định và không bị thay đổi hoặc xóa, giúp tránh lỗi 404.
- Lỗi 404 Not Found có nguy hiểm không?
Lỗi 404 Not Found không gây hại trực tiếp cho website nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm khách hàng và làm giảm khả năng chuyển đổi. Nếu không được xử lý đúng cách, lỗi này cũng có thể tác động tiêu cực đến SEO và thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Phần kết
Bài viết này đã tổng hợp toàn bộ những thông tin từ cơ bản đến chi tiết để bạn có thể trả lời được câu hỏi lỗi 404 Not Found là gì? Cùng với đó là một số những cách khắc phục hiệu quả nhất. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào cần được chúng tôi hỗ trợ giải đáp về chủ đề này vui lòng click vào mục Livechat hoặc gọi điện đến Hotline 024.9999.7777 của HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0.