Broken Link là gì? Cách phát hiện và xử lý Link lỗi trên Website

11/11/2024
275 lượt xem
5/5 - (1 đánh giá)
Chia sẻ qua
Broken Link La Gi

Nếu website của bạn gặp phải lỗi liên quan đến Broken Link sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động SEO và trải nghiệm của khách hàng. Vậy Broken Link là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này với cách phát hiện và xử lý nhanh chóng nhất.

Broken Link là gì?

Broken Link còn được biết đến với rất nhiều những tên gọi khác điển hình như link rot, link breaking, link death…đều chỉ là những liên kết chết, đứt gãy làm gián đoạn hoạt động truyền tải đến máy chủ. Khi bạn nhấp vào những liên kết này, hệ thống sẽ thông báo không tồn tại hoặc chuyển hướng sang một trang web khác không an toàn. 

Broken Link Khai Niem

Nếu website có Broken Link càng nhiều càng chứng tỏ khả năng quản trị của doanh nghiệp chưa được hoàn thiện. Bởi lẽ, khi xuất hiện những link đứt gãy và hỏng như vậy sẽ khiến cho hệ thống bị nhiễu loạn, không tìm thấy kết quả trên nền tảng internet và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của website. Chính vì vậy, SEOer nhất định phải biết cách phát hiện và khắc phục lỗi này càng sớm càng tốt.

Các loại Broken link phổ biến

Nếu bạn vẫn chưa biết những Broken link phổ biến trên website thì hãy tham khảo ngay những gợi ý bên dưới của chúng tôi như sau:

Broken Link Cac Loai

  • 404 Not Found: Liên kết, trang web hiển thị thông báo “404 Not Found,” cho biết tài nguyên hoặc trang không còn tồn tại URL. Lỗi này thường xảy ra khi trang đã bị xóa, URL bị thay đổi, hoặc nhập sai địa chỉ URL.
  • 500 Internal Server Error: Xảy ra khi máy chủ gặp sự cố và không thể tải trang hoặc tài nguyên.
  • DNS Errors (Domain Not Found): Lỗi này xảy ra khi tên miền không tồn tại hoặc hệ thống tên miền (DNS) không thể định vị máy chủ của tên miền đó. Lỗi này thường xuất hiện khi tên miền hết hạn hoặc bị nhập sai.
  • 403 Forbidden: Đây là lỗi xảy ra khi khách hàng không được cấp quyền truy cập vào tài nguyên hoặc trang. Lỗi này thường liên quan đến quyền truy cập và bảo mật, khi trang web được bảo vệ hoặc giới hạn quyền truy cập.
  • Timeout Errors: Lỗi này xuất hiện khi trang hoặc tài nguyên mất quá nhiều thời gian để tải. Có thể do máy chủ quá tải hoặc vấn đề về mạng.
  • Redirect Loop: Lỗi xảy ra khi trang web gặp vòng lặp chuyển hướng, dẫn đến khách hàng bị kẹt trong vòng lặp mà không thể truy cập nội dung.

Từ những loại Broken link phổ biến trên đây, bạn có thể dễ dàng xác định lỗi nhanh chóng nhất. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ một số những nguyên nhân phổ biến nhất khiến website có link bị đứt gãy hoặc bị hỏng. 

Nguyên nhân của Broken Link trong SEO

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho website gặp phải lỗi link hỏng và đứt gãy. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ gợi ý với bạn một số những lỗi phổ biến tạo ra Broken Link như sau: 

Nguyen Nhan Broken Link

Cấu trúc website bị thay đổi 

Nếu website của bạn bị thay đổi cấu trúc cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện Broken Link. Dưới đây là một số những thay đổi điển hình nhất dẫn đến liên kết link trong web bị hỏng:

  • Tái cấu trúc danh mục hoặc thư mục 
  • Thay đổi URL của các trang nội dung
  • Sử dụng lại CMS hoặc nền tảng khác
  • Thay đổi tên miền hoặc giao thức (HTTP sang HTTPS)

Như vậy, việc thay đổi cấu trúc của website sẽ khiến cho lỗi Broken Link xuất hiện. Do đó, bạn nhất định phải chú ý khi tiến hành thực hiện.

Nội dung bị xóa 

Khi bạn xóa một nội dung bất kỳ trên website, điều này đồng nghĩa với việc Broken Link sẽ xuất hiện và liên kết dẫn đến những link này đều không có kết quả hay còn gọi là hỏng hoặc đứt gãy. Tương tự như vậy, nếu bạn xóa một bài viết, sản phẩm, hình ảnh hay bất cứ video nào trên website cũng xuất hiện tình trạng này. 

Nhập sai URL

Trong trường hợp bạn nhập URL bị sai trong mã HTML, văn bản hoặc các liên kết nội bộ dẫn đến địa chỉ sẽ không tồn tại. Đây được xem là một trong những lỗi phổ biến gây ra Broken Link nhiều nhất. Lỗi này thường xảy ra khi bạn thực hiện tạo hoặc sao chép liên kết mà không kiểm tra cẩn thận. Do đó, để không gặp phải tình huống này hãy cố gắng nhập thông tin về URL chính xác đến từng ký tự.

Trang đích bị di chuyển hoặc thay đổi 

Một trong những nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng Broken Link chính là trang đích bị di chuyển hoặc có sự thay đổi. Khi đó, khi khách hàng truy cập sẽ nhận được địa chỉ link bị đứt gãy và không có nội dung hiển thị. Những trường hợp này sẽ xảy ra khi tên miền bị thay đổi hoặc ngừng hoạt động. 

Lỗi kỹ thuật

Ngoài ra, nếu website gặp phải trường hợp bị lỗi kỹ thuật trong quá trình thiết kế cũng sẽ tạo ra những Broken Link. Dưới đây là một số những lỗi kỹ thuật trên trang web điển hình như:

  • Lỗi code: Sai sót trong mã nguồn làm chương trình không chạy đúng như lỗi cú pháp, lỗi logic hay lỗi runtime.
  • Lỗi cấu hình: Sai sót trong cài đặt hoặc thiết lập của hệ thống, phần mềm, hoặc ứng dụng, khiến chúng không hoạt động như thiết lập sai đường dẫn, quyền truy cập, thông số mạng, hoặc môi trường chạy không đúng, làm gián đoạn hoạt động hoặc gây lỗi trong quá trình vận hành.
  • Lỗi plugin: Xảy ra khi một plugin (phần mở rộng hoặc tiện ích) không hoạt động đúng hoặc gây xung đột với hệ thống chính, các plugin khác, hoặc cấu hình trang web.
  • Lỗi server: Xuất phát từ quá tải tài nguyên, cấu hình sai, phần cứng hỏng, hoặc lỗi phần mềm.

Bên cạnh những lỗi dẫn đến tình trạng Broken Link như trên, một số những nguyên nhân khác mà bạn có thể tham khảo như thay đổi nhà cung cấp hosting, tên miền hết hạn hoặc website bị tấn công. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một số những ảnh hưởng thực tế của vấn đề này đối với hoạt động SEO như thế nào? 

Broken Link ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Sửa Broken Link sẽ có lợi ích gì cho website? Nếu như website của doanh nghiệp gặp phải trường hợp bị Broken Link điều này đồng nghĩa với việc hoạt động SEO cũng sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn ở mục dưới đây:

Anh Huong Broken Link Den Seo

Chặn bot thu thập dữ liệu 

Sự xuất hiện của các Broken Link trong website có thể làm cản trở quá trình thu thập dữ liệu của bot trên công cụ tìm kiếm. Khi đó, nếu bot cố gắng truy cập các trang bị đứt gãy sẽ không thể thu thập dữ liệu từ đó. Như vậy, những trang này hoàn toàn không được lập chỉ mục trong kết quả tìm kiếm.

Điều này đồng nghĩa với việc số lượng nội dung được ưu tiên hiển thị trên Google của website sẽ bị giảm đáng kể. Hơn nữa, nếu có quá nhiều Broken Link xuất hiện, bot sẽ phải mất thêm thời gian để xử lý các lỗi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất thu thập dữ liệu.

Giảm thứ hạng website 

Broken Link làm giảm trải nghiệm của người truy cập khi họ không thể tiếp cận được nội dung mong muốn. Các công cụ tìm kiếm điển hình như Google đánh giá các trang web có tỷ lệ link gẫy cao là không đáng tin cậy, dẫn đến việc giảm thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy, việc duy trì một website không có Broken Link là rất quan trọng để duy trì vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm.

Tăng tỷ lệ thoát trang 

Broken link sẽ khiến cho người đọc cảm thấy thất vọng khi không thể truy cập vào trang đích mà đang tìm kiếm. Bởi lẽ, các liên kết hỏng sẽ không hoạt động và bạn cần phải thoát khỏi trang và tìm kiếm nguồn thông tin khác. Điều này sẽ khiến cho tỷ lệ thoát trang cao và gây ra tác động tiêu cực đến SEO vì các công cụ tìm kiếm coi đó là dấu hiệu của một trang web không hấp dẫn hoặc không đáng tin cậy. Do đó, vấn đề này sẽ làm giảm khả năng giữ chân người đọc và ảnh hưởng đến mức độ tương tác của trang web.

Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu

Nếu như các Broken Link dẫn đến những trang quan trọng như trang sản phẩm, giỏ hàng, hoặc thanh toán có thể làm giảm cơ hội bán hàng và trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi khách hàng không thể truy cập vào các trang mua hàng hoặc dịch vụ vì liên kết bị đứt gãy hoặc hỏng, khách hàng có thể bỏ qua và không thực hiện giao dịch. Vấn đề này thực sự nghiêm trọng đối với các trang thương mại điện tử hoặc website có tính năng dịch vụ vì mỗi liên kết hỏng có thể làm mất một khách hàng tiềm năng.

Từ những lý do trên đây, bạn đã biết được tầm quan trọng của Broken Link đối với hoạt động SEO của website như thế nào? Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với bạn về một số những cách hiệu quả để phát hiện chính xác liên kết hỏng trên trang web của doanh nghiệp.

Làm thế nào để phát hiện Broken Link?

Để không làm ảnh hưởng đến hoạt động SEO của website, bạn cần phải kiểm tra và phát hiện những Broken Link hiện có. Để thực hiện được, dưới đây là một số những gợi ý triển khai với các công cụ hỗ trợ quen thuộc như:

Sử dụng Google Search Console

Một công cụ miễn phí của Google mà bạn không nên bỏ qua khi sử dụng để kiểm tra Broken Link chính là Google Search Console. Khi đó, bạn chỉ cần áp dụng theo các bước hướng dẫn được chúng tôi gợi ý như sau:

  • Bước 1: Tiến hành đăng nhập tài khoản vào Google Search Console qua địa chỉ đường link – https://search.google.com/search-console?hl=vi > chọn website mà bạn muốn kiểm tra Broken Link.
  • Bước 2: Click chọn vào phần Lập chỉ mục > tiếp đến chọn Trang.
  • Bước 3: Click chọn vào mục không tìm thấy 404, khi đó bạn sẽ thấy một danh sách các link bị đứt gãy và việc của bạn là tải về sau đó xử lý chúng.

Broken Links Search Console1

Sử dụng Ahrefs

Tương tự như vậy, bạn cũng có thể sử dụng thêm một công cụ nữa để kiểm tra Broken Link chính là Ahrefs. Công cụ này thường được sử dụng để phân tích và theo dõi báo cáo hiệu suất cho hoạt động SEO. Khi đó, bạn cần tiến hành kiểm tra thực hiện với một số những bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập phần mềm Ahrefs với phiên bản trả phí tương ứng.
  • Bước 2: Click chọn vào tính năng Site Explorer > tiếp đến nhập địa chỉ trang web mà bạn sẽ tiến hành phân tích.
  • Bước 3: Tiếp đến, ở mục Outgoing links chọn broken links.

Kiem Tra Broken Link Ahrefs

  • Bước 4: Công cụ sẽ trả kết quả là danh sách các Broken Link đang có trên website của bạn.

Sử dụng Screaming Frog

Tiếp đến, bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Frog, ngoài khả năng ứng dụng trong hoạt động SEO Onpage bạn hoàn toàn có thể kiểm tra Broken Link dễ dàng với những bước hướng dẫn như sau:

  • Bước 1: Mở phần mềm Screaming Frog > tiếp đến nhập địa chỉ tên miền của website > hệ thống sẽ tiến hành thu thập thông tin.

Broken Link Voi Screaming Frog

  • Bước 2: Nếu hệ thống đã thu thập xong dữ liệu click chọn vào mục Response Code > tiếp đến chọn mục Client Error (4xx)
  • Bước 3: Bạn chỉ cần Export danh sách những Broken Link xuất hiện trên màn hình và lưu lại để xử lý.

Sử dụng Semrush

Tiếp đến, một công cụ mà bất cứ SEOer nào cũng không nên bỏ qua chính là Semrush. Phần mềm này cũng sẽ hỗ trợ bạn có thể kiểm tra hệ thống Broken Link cho website dễ dàng với những bước triển khai như sau:

  • Bước 1: Tiến hành đăng nhập tài khoản, tại mục On page & tech SEO bạn click chọn vào Site Audit.
  • Bước 2: Chọn vào Create project để tạo một sự án mới, bạn cũng cần phải nhập thêm tên miền và lựa chọn cấu hình cho chính công cụ. 
  • Bước 3: Sau khi công cụ đã thực hiện phân tích thành công, bạn click chọn vào mục Site Audit > tiếp đến chọn tên miền và xem báo cáo hiển thị.

Broken Link Semrush

  • Bước 4: Khi đó, bạn hoàn toàn có thể xem được cáo bao nhiêu liên kết hiện đang bị hỏng.
  • Bước 5: Trong trường hợp website có các liên kết Broken Link thì bạn chỉ cần click vào Crawled Pages và tiến hành lọc danh sách phù hợp.

Sử dụng plugin WordPress

Một công cụ cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn để có thể kiểm tra Broken Link cho website cực kỳ hiệu quả chính là plugin trên nền tảng WordPress. 

  • Bước 1: Tại mục tìm kiếm của WordPress nhập từ khóa “Broken Link Checker”.
  • Bước 2: Click chọn vào Kích hoạt để cài đặt và tích hợp vào nền tảng WordPress.

Plugin Broken Link

  • Bước 3: Công cụ này sẽ tiến hành phân tích toàn bộ trang web bao gồm cả Broken Link. Nếu phát hiện liên kết hỏng, hệ thống sẽ gửi thông báo cho bạn để tiến hành điều chỉnh.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể xác định được những Broken Link nhanh chóng khi biết kết hợp sử dụng cùng với những công cụ hỗ trợ quen thuộc. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về những cách xử lý link web bị lỗi như nội dung gợi ý bên dưới đây.

04 Cách xử lý link website bị lỗi 

Để tối ưu trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt hoạt động SEO, bạn có thể xử lý nhanh chóng lỗi Broken Link cho website với những gợi ý cơ bản của chúng tôi như sau:

Cach Xu Ly Broken Link

Xóa bỏ liên kết

Đối với những liên kết không còn cần thiết hoặc không có trang đích phù hợp, xóa bỏ liên kết là giải pháp nhanh chóng. Việc này giúp website trở nên gọn gàng, tránh dẫn người dùng đến các trang lỗi và cải thiện trải nghiệm. Hơn nữa, xóa bỏ các Broken Link còn giúp tăng độ uy tín của website với các công cụ tìm kiếm.

Cập nhật URL

Nếu trang đích của liên kết đã chuyển sang một URL mới, bạn hoàn toàn có thể cập nhật liên kết để trỏ đúng địa chỉ sẽ là phương án xử lý Broken Link phù hợp nhất. Điều này giúp người đọc có thể dễ dàng truy cập chính xác nội dung họ cần mà không bị gián đoạn. Hơn nữa, việc cập nhật URL đúng cách còn giúp bảo toàn thứ hạng SEO của trang đích mới trên công cụ tìm kiếm.

Redirect 301

Đây là phương pháp chuyển hướng vĩnh viễn từ URL cũ sang URL mới, giúp giữ nguyên sức mạnh SEO của liên kết mà website không hề bị ảnh hưởng bởi Broken Link. Bởi lẽ, Redirect 301 giúp người đọc truy cập đúng nội dung mà không gặp lỗi, đồng thời thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết trang đã chuyển địa chỉ. Phương pháp này thực sự hữu ích trong trường hợp khi trang đích di chuyển hoặc cấu trúc URL của website thay đổi.

Redirect to home

Nếu không có trang thay thế cụ thể cho Broken Link, bạn có thể chuyển hướng người đọc về trang chủ. Redirect to home là cách tránh người đọc gặp phải thông báo lỗi 404 mà vẫn có thể giữ họ ở lại trên website. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng khi cần thiết, vì nếu bạn không dẫn người đọc đến nội dung tương đương có thể gây ra trải nghiệm không tốt và tăng tỷ lệ thoát cho trang web.

Chỉ với 04 gợi ý cơ bản như trên, bạn đã có thể giải quyết nhanh chóng lỗi Broken Link trên website dễ dàng. Khi đó, người đọc và khách hàng sẽ có những trải nghiệm thú vị trên web và hoạt động SEO cũng không bị ảnh hưởng.

Một số câu hỏi thường gặp 

  • Broken Link ảnh hưởng gì đến xếp hạng Google?

Khi có nhiều liên kết hỏng, Google đánh giá website là thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin cậy, dẫn đến giảm thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, Broken Link làm tăng tỷ lệ thoát trang ảnh hưởng trực tiếp đến SEO và xếp hạng của website.

  • Vì sao các chuyên gia SEO chú ý đến Broken Link?

Các chuyên gia SEO chú ý đến Broken Link vì chúng ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là việc cản trở bot tìm kiếm thu thập dữ liệu và có thể làm giảm thứ hạng của website trên nền tảng tìm kiếm Google.

  • Tại sao Google phạt trang có nhiều Broken Link?

Google phạt trang web có nhiều Broken Link vì chúng gây trải nghiệm không tốt cho người đọc và cho thấy website không được bảo trì hiệu quả, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng trang web.

Phần kết

Chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ những thông tin quan trọng để hỗ trợ giải đáp câu hỏi Broken Link là gì? Để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay liên quan đến chủ đề này, bạn có thể gửi yêu cầu đến cho HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo 4.0 qua Hotline: 024.9999.7777.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận