Airtable là gì? Tại sao được ưa chuộng tại Thung lũng Silicon?

Airtable được biết đến là một công cụ với các tính năng linh hoạt và mạnh mẽ giúp doanh nghiệp có thể tổ chức, quản lý và phân loại dữ liệu một cách thông minh, dễ dàng. Phần mềm cho phép người dùng sáng tạo không giới hạn, sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất cho công việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.

airtable-la-gi-tai-sao-duoc-ua-chuong-tai-thung-lung-silicon-anh-1

Airtable là gì?

Airtable Là một giải pháp đa năng giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tổ chức, quản lý và phân loại dữ liệu, Airtable có thể được hiểu đơn giản là một sự kết hợp giữa các yếu tố bảng tính, cơ sở dữ liệu và tự động hóa, từ đó đem tới cho người dùng hàng loạt tính năng mạnh mẽ và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình quản lý.

Airtable – một dịch vụ cộng tác trên nền điện toán đám mây được cung cấp bởi công ty Airtable có trụ sở tại San Francisco, được thành lập vào năm 2012 bởi Howie Liu, Andrew Ofstad và Emmett Nicholas với niềm tin rằng phần mềm không nên quy định cách làm việc mà nên quy định cách nó hoạt động.

airtable-la-gi-tai-sao-duoc-ua-chuong-tai-thung-lung-silicon-anh-2

Airtable có thể lưu trữ dữ liệu, thông tin trong bảng tính một cách trực quan và dễ sử dụng, nhưng cũng đủ mạnh để hoạt động như một cơ sở dữ liệu mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý các tác vụ, lập kế hoạch cho dự án và theo dõi hàng tồn kho, hoặc bất kỳ nghiệp vụ nào mà doanh nghiệp muốn xây dựng.

Giao diện của phần mềm khá đơn giản khi cho phép người dùng tùy chỉnh màu sắc, dễ dàng chuyển đổi giao diện dưới dạng bảng (Kanban), dạng lưới (Grid), dạng lịch (Calendar), biểu mẫu (Form), thư viện (Gallery) hay dưới dạng biểu đồ Gantt.

Với những ưu điểm về quản lý trực quan, Airtable hoàn toàn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những dự án lớn và nhỏ khác nhau. Cùng với khả năng kết nối, tích hợp với hơn 1.000 ứng dụng phổ biến, nó đang trên đường trở thành một “phụ tá” hữu ích cho bất kỳ công ty nào từ quản lý dự án, tài nguyên, hàng hóa, cho tới quản lý nhân sự và khách hàng.

Airtable – Kỷ nguyên công cụ low-code

Xu hướng “citizen developer” (Lập trình viên không cần code) – ý tưởng xây dựng phần mềm vượt ra ngoài vai trò CNTT và kỹ thuật chuyên môn cho nhiều bộ phận và chức năng trong tổ chức – đã khiến các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư mạnh tay vào các công ty low-code hoặc no-code, Airtable là một trong những vụ “cá cược” lớn nhất thuộc số đó.

airtable và kỷ nguyên low code

Theo thông tin trên trang chủ, phần mềm quản lý dự án này đã nhận được các khoản đầu tư trị giá lên tới 735 triệu USD và được tin dùng bởi hơn 300.000 doanh nghiệp trên thế giới, trong đó bao gồm khoảng 80% nằm trong danh sách Fortune 100. Với bàn đạp phát triển đầy thuận lợi này, Airtable đang có kế hoạch đầy tham vọng là trở thành “Microsoft tiếp theo” trong lĩnh vực cung cấp ứng dụng phục vụ kinh doanh và doanh nghiệp.

Các công cụ low-code của Airtable – với dạng đơn giản nhất cho phép bất kỳ nhân viên nào tạo bảng tính tùy chỉnh ngoài các con số – đang được áp dụng cho các nhóm marketing, sản phẩm, vận hàng, tài chính và nhân sự cho các khách hàng như Amazon, Baker Hughes, SAP, IBM, Twilio, LVMH, Netflix, Nike, Red Bull, RH và Under Armour.

Không chỉ dừng chân ở “Thung lũng Silicon”, phần mềm cũng đang vươn ra toàn cầu, mở rộng sang khu vực châu u, Trung Đông và Châu Phi. Theo ước tính, thị trường low-code hiện đang rơi vào khoảng 14 tỷ USD và dự kiến sự tăng trưởng sẽ tiếp tục, với 70% ứng dụng mới được phát triển bởi các doanh nghiệp dựa trên no-code hoặc low-code vào năm 2025.

Vì sao Airtable được ưa chuộng sử dụng tại “Thung lũng Silicon”?

Airtable đang rất được ưa chuộng tại “Thung lũng Silicon”, đặc biệt là đối với các nhà phát triển. Tesla sử dụng phần mềm để theo dõi, kiểm kê số lượng xe hơi, trong khi đó WeWork sử dụng để sắp xếp và lọc phản hồi của khách hàng. Bên cạnh đó, các trang truyền thông lớn trên thế giới như Times, Money và Fortune sử dụng ứng dụng cho việc quản lý lịch trình sản xuất video và hình ảnh.

Vậy cùng tìm hiểu xem vì sao các doanh nghiệp tại “Thung lũng Silicon” lại yêu thích và quyết định lựa chọn phần mềm này cho hệ thống làm việc của mình.

tại sao airtable được ưa chuộng tại thung lũng silicon

Airtable Sync đơn giản hóa cộng tác giữa các nhóm

Các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Airtable như một nền tảng database để quản lý và cộng tác trong dự án dễ dàng hơn. Người quản lý dự án có thể phân công nhiệm vụ cho các thành viên, đồng thời giúp họ nhận thức được những việc gì cần thúc đẩy làm việc. Để tiện cho việc theo dõi thông tin cụ thể liên quan đến công việc, bạn cũng có thể thêm nhận xét vào phần mềm.

Với Syncable View duy nhất – cho phép hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn về một nguồn duy nhất, các thành viên trong đội nhóm có thể duy trì đồng bộ hóa dữ liệu và xem bất cứ khi nào cần thiết. Airtable Sync hợp nhất các nguồn dữ liệu sang chế độ xem tổng hợp để cho phép người dùng kiểm tra và phân tích dữ liệu từ nhiều đầu vào cùng một lúc, thay vì sử dụng nhiều Data Silos trên thiết bị của một người.

Sự kết hợp mạnh mẽ giữa bảng tính và Database

airtable sự kết hợp giữa bảng tính và database

Các yêu cầu kỹ thuật về đọc và trích xuất dữ liệu từ database đòi hỏi phải biết và hiểu SQL. Do đó, hầu hết các chuyên gia kinh doanh đều tránh database và chuyển sang sử dụng bảng tính. Tuy nhiên, họ cảm thấy khó có thể tạo ra kết quả hữu ích khi phải đối mặt với bộ dữ liệu khổng lồ.

Không giống như các dịch vụ database khác, Airtable sử dụng giao diện người dùng dễ sử dụng, công cụ không cần mã, quy trình làm việc hợp tác và nhiều template có sẵn để xử lý các dự án, cũng như thực hiện tự động hóa một cách dễ dàng.

Tùy chỉnh dễ dàng

Là một người dùng, bạn hoàn toàn có quyền tùy chỉnh các hàng và cột trong Airtable của mình. Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi chế độ xem dữ liệu thành dạng lưới, bảng, thư viện hoặc dạng lịch, sao cho các thông tin được thể hiện trực quan và dễ hiểu nhất.

Cho dù người dùng muốn nhấn mạnh tới một số hạn chế nhất định, giá cả, các khóa học hoặc deal trong ngày, chế độ xem của phần mềm có thể được cấu trúc sao cho phù hợp. Chế độ xem trong Airtable do người dùng tạo có thể tích hợp vào một trang web hoặc cung cấp cho những người dùng khác thông qua đường link.

Theo dõi dữ liệu mở rộng

Vì phần mềm Airtable được thiết kế để sử dụng cộng tác, nên việc theo dõi các sửa đổi của từng table và record là điều cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu. Khi sử dụng cẩn thận lịch sử chỉnh sửa, bạn hoàn toàn có thể theo dõi mọi chỉnh sửa và xác định cộng tác viên nào đã thực hiện những thay đổi đó.

thay đổi dữ liệu mở rộng với airtable

Tạo app tùy chỉnh với Block

Tính năng Block của Airtable cho phép người dùng xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh mà không cần bất kỳ trải nghiệm về viết code nào trước đó. Các block sử dụng dữ liệu trong các table bạn đã tạo, vì thế người dùng có thể có một block cho phép gửi văn bản tới cho mọi người hoặc tạo block đồng hồ đếm ngược.

Chọn template, nhập bảng tính hoặc bắt đầu từ đầu

Một trong những tính năng tốt nhất của Airtable là cho phép người dùng liên kết và tạo mối quan hệ giữa các table. Với một template, những mối quan hệ đó đều đã được tạo dựng sẵn, vì thế tất cả những gì bạn cần phải làm là nhập chính xác thông tin.

Nhưng nếu bạn đã có dữ liệu trong Excel hoặc Google Sheets, thì việc nhập bảng tính có thể là tùy chọn tốt nhất và nhanh nhất. Bên cạnh đó, người dùng hoàn toàn có thể bắt đầu từ đầu với một bảng tính trống nếu cần thiết.

Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình cài đặt và sử dụng Airtable cho doanh nghiệp của mình, vui lòng bấm vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để được đội ngũ HVN Group hỗ trợ 1:1 nhanh chóng nhất.

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Phần kết

Với những ưu điểm nổi bật nêu trên, thật không khó để giải thích được lý do các doanh nghiệp tại “Thung lũng Silicon” lựa chọn Airtable để sử dụng. Để sở hữu ngay cho doanh nghiệp mình ứng dụng quản lý công việc và dữ liệu mạnh mẽ này, hãy liên hệ ngay với HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – qua Hotline: 024.9999.7777 để đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận