Văn hóa doanh nghiệp – Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công

20/10/2023
1080 lượt xem
Để lại đánh giá post nếu bạn thấy hữu ích nhé
Chia sẻ qua
văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Văn hóa doanh nghiệp được ví như DNA của doanh nghiệp khi định hình cách hoạt động và phát triển của công ty. 67% giám đốc điều hành trong thế giới kinh doanh ưu tiên vấn đề xây dựng văn hóa nơi làm việc thay vì chiến lược hoặc mô hình hoạt động của tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Một nền văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời là chìa khóa để thúc đẩy những đặc điểm cần thiết cho việc phát triển thành công trong giới kinh doanh. Các công ty có văn hóa lành mạnh có khả năng tăng trưởng doanh thu từ 15% trở lên trong 3 năm và có thể đạt được mức tăng trưởng cổ phiếu cao hơn 2,5 lần trong cùng kỳ. 

“Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20 – 30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”

– Giáo sư James L.Heskett

Chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành yếu tố bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua. Tuy nhiên, không phải cứ áp dụng công nghệ là doanh nghiệp đã thành công chuyển đổi số, mà nó phụ thuộc vào sự trợ giúp của các nguồn lực, tư tưởng và đặc biệt là văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số là một trong những yếu tố mà bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng cần tập trung xây dựng và phát triển. Văn hóa được hiểu là tài sản vô hình, tồn tại cùng doanh nghiệp mãi mãi và là “nền móng” cho sự hùng mạnh của tổ chức.

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

văn hóa doanh nghiệp là gì
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 38

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các chuẩn mực hành vi và thủ tục có thể được tuân thủ trong một công ty, bao gồm các chính sách, đạo đức, giá trị hành vi và thái độ làm việc của nhân viên, mục tiêu và bộ quy tắc ứng xử. Nó cũng tạo nên “cá tính” của một công ty và xác định môi trường làm việc, chẳng hạn như chuyên nghiệp, giản dị hay có nhịp độ nhanh.

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua những hành vi nhất quán và xác thực, chứ không phải thông cáo báo chí hay văn bản chính sách. Bạn có thể quan sát văn hóa trong một tổ chức đang hoạt động khi thấy cách CEO ứng phó với khủng hoảng, cách một nhóm thích ứng với nhu cầu của khách hàng hoặc cách người quản lý sửa cho một nhân viên mắc lỗi.

Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể được chia nhỏ thành 4 bước, 7 bước hoặc thậm chí 11 bước, điều đó phụ thuộc vào mức độ phức tạp của môi trường làm việc, yếu tố cấu thành, mô hình triển khai,…

Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp mạnh là gì?

Văn hóa doanh nghiệp mạnh không chỉ đơn thuần là cung cấp một không gian làm việc sôi động hay những sự kiện xây dựng đội nhóm vui vẻ. Văn hóa không tự nhiên hình thành và trở nên mạnh mẽ, mà nó được “nuôi dưỡng” một cách có chủ đích.

Để phát triển công ty vững vàng, các giá trị của tổ chức không chỉ là những lời nói được treo trên tường. Những giá trị này phải được áp dụng trọn vẹn vào hành động. Khi có một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, nhân viên sẽ đánh giá môi trường làm việc là nơi thích hợp để cống hiến và tạo ra giá trị xứng đáng.

Sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp được hiểu là khi nhân viên cảm thấy an toàn, được lắng nghe và đánh giá cao. Đó là nơi họ gắn kết và có động lực để làm tốt nhất công việc của mình, bởi vì văn hóa cho phép phát triển và tìm ra ý nghĩa cũng như mục đích cho vai trò của mình.

Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng trong giới kinh doanh?

tại sao văn hóa doanh nghiêp quan trọng
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 39

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng của mọi tổ chức. Một nền văn hóa được xây dựng tốt là vũ khí bí mật để bạn vượt qua các trở ngại trên hành trình kinh doanh như nhân viên không gắn kết, chi phí tuyển dụng thường xuyên, tính cạnh tranh,…

  • Tăng sự gắn kết của nhân viên: Nhân viên gắn bó là một trong những lợi ích hàng đầu của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Sự gắn kết của nhân viên có liên quan đến một số kết quả tích cực, bao gồm năng suất, sự trung thành của khách hàng, giảm thiểu sự cố, phúc lợi nhân viên, sự chuyên cần.
  • Khả năng sinh lời cao hơn: Các công ty có lực lượng lao động gắn bó sẽ có lợi nhuận cao hơn – trên thực tế cao hơn 21%. Điều đó có nghĩa là việc ưu tiên văn hóa doanh nghiệp có thể có tác động đáng kể đến lợi nhuận tài chính của tổ chức.
  • Giữ chân nhân viên: Với số lượng lớn người lao động đang nghĩ đến việc rời bỏ vị trí hiện tại hoặc tích cực tìm kiếm công việc mới, việc giữ chân nhân viên càng trở nên quan trọng trong tất cả các ngành. 90% nhân viên đánh giá văn hóa doanh nghiệp kém có thể khiến họ nghĩ đến chuyện nghỉ việc.
  • Giảm chi phí tuyển dụng: Khả năng giữ chân nhân viên được nâng cao có nghĩa là tổ chức không phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn do luân chuyển quá nhiều nhân viên. Khi doanh thu thấp, chi phí tuyển dụng ổn định giúp tổ chức có đủ ngân sách để cấp vốn cho nhân sự nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
  • Đổi mới toàn diện: Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ thúc đẩy sự đổi mới. Tại sao? Khi nhân viên cảm thấy được hỗ trợ để lên tiếng, họ có thể cảm thấy dễ dàng chia sẻ ý tưởng hơn và thích ứng với sự thay đổi vì họ cảm thấy được hòa nhập và có giá trị.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng: Một nhân viên gắn bó là một nhân viên hài lòng trong công việc, điều này có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng. Cụ thể, nhân viên hạnh phúc có xu hướng cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn về tổng thể.
  • Thu hút nhân tài: Nếu công ty có thể mang đến cho nhân viên tương lai một môi trường làm việc tích cực được thúc đẩy bởi văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, thì khả năng chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân tài cấp cao: 60% nhân viên không gắn kết với công ty cho rằng họ sẽ rời công ty để đến làm việc với một người có năng lực cao và nền văn hóa tốt hơn.
  • Tăng cường lợi thế cạnh tranh: Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Một nền văn hóa được hỗ trợ bởi lãnh đạo cấp cao đồng nghĩa với khả năng thích ứng và thực hiện thành công các sáng kiến thay đổi. Tất cả đều giúp thúc đẩy lợi nhuận, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng.
  • Cải thiện tính linh hoạt và khả năng thích ứng: Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ giúp tổ chức vượt qua khủng hoảng, dễ dàng thích ứng với công nghệ trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.

Các yếu tố cốt lõi cấu thành văn hóa doanh nghiệp

yếu tố cấu thành văn háo doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 40

Câu hỏi “Văn hóa doanh nghiệp gồm những gì?” được đặt ra nhiều khi tìm hiểu về việc xây dựng văn hóa trong công ty. Như đã đề cập ở trên, văn hóa không phải tự nhiên được hình thành mà nó cần một hành trình bồi đắp và nuôi dưỡng. Vì thế, việc nắm rõ các yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp là một trong những điều bắt buộc đối với các chủ doanh nghiệp.

Có 06 yếu tố cốt lõi tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Việc kết hợp các yếu tố đó là bước đầu tiên đặt nền móng để xây dựng một nền văn hóa khác biệt, mạnh mẽ và trường tồn với tổ chức.

  • Tầm nhìn: Hiểu một cách đơn giản, tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà tổ chức muốn tạo ra, từ đó hình thành nên những mục tiêu hướng đến và xây dựng định hướng phát triển rõ ràng. Việc quản trị văn hóa doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố tầm nhìn – kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động của tổ chức.
  • Giá trị: Nếu tầm nhìn là kim chỉ nam thì giá trị là thước đo, tiêu chuẩn để tổ chức cân chỉnh các hành vi, quan điểm cần thiết để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp mạnh. Giá trị của doanh nghiệp có thể xoay quanh các vấn đề như nhân viên, khách hàng, sự chuyên nghiệp, dịch vụ,…
  • Thực tiễn: Các giá trị cần được tôn trọng trong thực tiễn của doanh nghiệp. Nếu công ty tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất” thì tổ chức đó nên có những hành động và chính sách đầu tư vào việc phát triển yếu tố con người. Quá trình biến đổi giá trị tinh thần thành hành động thực tiễn tạo nên văn hóa doanh nghiệp.
  • Con người: Một công ty tốt sẽ luôn có kế hoạch để tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phù hợp, vì chính họ là yếu tố cốt lõi để tạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên khi được làm việc trong môi trường yêu thích thì khả năng gắn bó lâu dài càng cao và góp phần củng cố nền văn hóa sẵn có của tổ chức.
  • Sức mạnh của câu chuyên: Mỗi tổ chức đều có lịch sử hình thành và câu chuyện của riêng mình. Việc biến câu chuyện đó thành linh hồn cho tổ chức là một yếu tố cốt lõi để sáng tạo văn hóa doanh nghiệp.
  • Môi trường làm việc: Một môi trường làm việc hiệu quả là minh chứng cho việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Thực tế là việc hình thành những thói quen lành mạnh, lề lối làm việc linh hoạt và cách ứng xử văn minh là cách để làm việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Một số tổ chức chỉ có 4 yếu tố cấu thành doanh nghiệp, một số khác nhiều có hơn 06. Việc xác định các yếu tố tạo nên nền văn hóa làm việc được quyết định dựa trên nhiều phương diện và vấn đề, chính điều đó góp vào tạo nên sự khác biệt trong nét văn hóa của mỗi công ty.

03 cấp độ văn hóa doanh nghiệp

03 cấp độ văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 41

Văn hóa doanh nghiệp được chia thành 03 cấp độ cụ thể, giúp tổ chức có góc nhìn sâu hơn về văn hóa, bóc tách được các thành phần cụ thể và tính chất đặc trưng của chúng, từ đó đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho từng giai đoạn.

  • Cấp thứ nhất – Cơ cấu hữu hình: Các giá trị văn hóa hữu hình có thể được nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm nhận được, chẳng hạn đồng phục, khẩu hiệu, logo, kiến trúc, cơ cấu tổ chức phòng ban,…. Các yếu tố này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được giá trị thực sự của văn hóa doanh nghiệp,
  • Cấp thứ hai – Các giá trị được chấp nhận/tuyên bố: Các giá trị và quy tắc ứng xử được áp dụng theo thời gian, có thể được nhận biết ngay từ văn bản, cách diễn đạt hoặc cách thể hiện của nhân viên, chẳng hạn như tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu,… 
  • Cấp độ ba – Các quan niệm chung: Các giả định đã ăn sâu vào tổ chức, vào suy nghĩ của các thành viên và trở thành thói quen chi phối hành động, ví dụ như văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh,…

Bên cạnh 03 cấp độ trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm về 03 tầng văn hóa doanh nghiệp bao gồm: tầng nổi – tức tầng bề mặt dễ nhìn thấy khi bước vào doanh nghiệp, tầng giữa – tức các biểu hiện hữu hình có thể thấy được và thể hiện qua văn bản, và tầng sâu – thể hiển qua sứ mệnh, giá trị cốt lõi và tôn chỉ của doanh nghiệp.

04 mô hình văn hóa doanh nghiệp cần biết

Khi mới thành lập, các doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng để xây dựng nền văn hóa làm việc đặc trưng cho tổ chức của mình. Bên cạnh việc phân tích xây dựng văn hóa doanh nghiệp để làm gì, bạn còn phải lựa chọn mô hình văn hóa phù hợp.

mô hình văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 42

Hiện nay, có 4 loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến được trên thế giới, bao gồm mô hình gia đình, mô hình sáng tạo, mô hình thị trường và mô hình phân cấp. Mỗi mô hình có những đặc điểm nổi bật và có mức độ khác nhau về các yếu tố như phân cấp, quy trình, hợp tác, cộng đồng và xã hội. 

Mô hình văn hóa kiểu gia đình (Clan culture)

Văn hóa gia đình có tính chất thân thiện, lạc quan và bao gồm những nhân viên có nhiều điểm chung với nhau. Nhiệm vụ xây dựng và duy trì văn hóa vững mạnh luôn được đặt lên hàng đầu cùng với việc tập trung vào phúc lợi của nhân viên. Kiểu này thường được áp dụng cho mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và các công ty khác tại Á Đông.

Các nhà lãnh đạo thúc đẩy việc xây dựng đội ngũ, sự tham gia của nhân viên và trao quyền. Các mục tiêu kinh doanh và giá trị của công ty thường được nhân viên chia sẻ trong toàn tổ chức, dẫn đến một tầm nhìn chung được hợp lý hóa và các nhân viên luôn quan tâm đến sứ mệnh của nhân viên.

Bằng cách gia nhập một doanh nghiệp thể hiện mạnh mẽ văn hóa doanh nghiệp gia đình, nhân viên sẽ được hưởng một môi trường làm việc hài hòa và yên tĩnh, đồng thời được trao sự tin tưởng và tự do cần thiết để phát triển vai trò của mình. 

Văn hóa sáng tạo (Adhocracy culture)

Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo xoay quanh sự đổi mới, thành công và tính linh hoạt. Kiểu văn hóa này thường được tìm thấy trong các ngành công nghiệp hiện đại như hàng không vũ trụ và công nghệ. Các doanh nghiệp có nền văn hóa này không ngừng sáng tạo và phát triển các sản phẩm mới.

Lãnh đạo luôn khuyến khích việc chấp nhận rủi ro và thúc đẩy nhân viên thử nghiệm những ý tưởng mới. Thích ứng nhanh chóng với các điều kiện thay đổi là tiêu chuẩn trong nền văn hóa doanh nghiệp sáng tạo để luôn tập trung vào các xu hướng mới nhất.

Văn hóa thị trường (Market culture)

văn hóa thị trường
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 43

Nhân viên được khuyến khích đặt ra những mục tiêu khó khăn cho bản thân và làm việc chăm chỉ để đạt được chúng, còn các nhà lãnh đạo cần có tố chất cứng rắn và khắt khe. Thị phần và lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu trong kinh doanh.

Việc áp dụng văn hóa doanh nghiệp thị trường thường được tích hợp một cách có chủ ý trong công ty để đảm bảo rằng các mục tiêu kinh doanh là ưu tiên số một. Tất cả đều là về lợi nhuận ròng và tăng trưởng tài chính của công ty mà ít tập trung vào tinh thần đồng đội và cộng đồng.

Văn hóa phân cấp (Hierarchy culture)

Văn hóa phân cấp mang tính truyền thống nhất khi xoay quanh cấu trúc, quản lý và “làm đúng việc”. Môi trường làm việc sẽ cực kỳ ngăn nắp với các chính sách và thủ tục được trau chuốt kỹ lưỡng. Giữ cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ là điều quan trọng.

Không giống như văn hóa gia đình, mô hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp có những quy tắc nghiêm ngặt và các nhà lãnh đạo có thể sẽ theo dõi chặt chẽ những gì nhân viên đang làm. Có nhiều cấp quản lý giữa lãnh đạo và nhân viên so với các mô hình văn hóa khác.

Lợi ích của mô hình văn hóa này khá rõ ràng: có rất ít hoặc không có vấn đề gì về thẩm quyền và ranh giới rất rõ ràng, trách nhiệm được phân bổ theo cấp độ công việc và dòng chảy công việc thông suốt.

Như vậy, trên đây là các dạng văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay và được nhiều tổ chức áp dụng. Thông qua quá trình tìm hiểu, hy vọng rằng bạn sẽ chọn được loại mô hình phù hợp để có thể xác định hướng đi đúng đắn cho tổ chức của mình.

Để được cung cấp thêm nhiều thông tin về vấn đề xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp, ví dụ như 07 tính cách văn hóa, từ các chuyên gia, vui lòng nhấp ngay vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thế giới

Ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp không dừng lại ở những giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh đã được tuyên bố. Đó còn là cơ cấu của công ty – niềm tin, đạo đức và hành vi tập thể. Đó là lý do tại sao việc tạo ra cảm giác quan trọng hơn việc đưa ra các chương trình hoặc chiến lược cụ thể. Điều này bị ảnh hưởng bởi cách một tổ chức được lãnh đạo và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty.

Hãy cùng xem xét cách một số doanh nghiệp lớn trên thế giới xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào, cách họ “nuôi dưỡng” và biến nó trở thành “đặc sản” của thương hiệu.

Google

văn hóa doanh nghiệp của google
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 44

Google được biết đến là một nhà tuyển dụng xuất sắc, người đi tiên phong trong việc cung cấp nhiều đặc quyền và lợi thế cho nhân viên mà các công ty khởi nghiệp hiện nay đều muốn học hỏi. Nhân viên của Google là những người tài năng, sáng tạo và nhiệt nhiệt tình. Văn hóa doanh nghiệp với nhiều đặc quyền và tiền thưởng là yếu tố chính giúp cho công ty có thể thu hút nhân tài và giữ chân những người tài giỏi đó.

Các văn phòng của Google tự hào về cơ sở hạ tầng phẳng. Điều này có nghĩa là nhân viên ở mọi cấp độ đều có thể kết nối với các nhà quản lý cấp cao hoặc điều hành mà không cần phải đi theo trình tự từ dưới lên trên hoặc giao tiếp qua thư ký. Văn hóa doanh nghiệp này thúc đẩy một môi trường làm việc nơi tiếng nói của mọi người được lắng nghe mà không có cảm giác gò bó hoặc khó chịu.

Đối với nhân viên của mình, Google cung cấp các bữa ăn không mất phí, các kỳ nghỉ và tiệc thịnh soạn, tiền thưởng, cơ hội trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo cấp cao, phòng thể dục và bầu không khí thân thiện với vật nuôi. Vì thế không có gì ngạc nhiên nếu văn hóa doanh nghiệp của Google là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tất cả các công ty CNTT khác.

Zoom

zoom chú trọng vào yếu tố con người
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 45

Công ty công nghệ hội nghị truyền hình Zoom được biết đến với nền văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời khi chú trọng vào con người. Không chỉ thực sự quan tâm đến nhân viên của mình, tổ chức này thậm chí còn khuyến khích mọi người đưa người thân yêu của mình đi làm để đồng nghiệp có thể gặp gỡ hậu phương phía sau – những người truyền cảm hứng cho công việc của họ.

Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Zoom muốn đảm bảo nhân viên của mình có mọi thứ cần thiết để làm việc tại nhà. Điều đó có nghĩa là một quỹ bổ sung được xây dựng cho thiết bị văn phòng tại nhà, phòng tập thể dục tại nhà và thậm chí là để giao thực phẩm và hàng hóa. 

Công ty không chỉ phát triển sản phẩm mà còn xây dựng mạnh mẽ văn hóa doanh nghiệp – bao gồm cả ảo và tại văn phòng. Họ tin vào sức mạnh của việc lắng nghe nhân viên và cung cấp những đặc quyền có ý nghĩa mà lực lượng lao động thực sự cần.

Pixar

thúc đẩy sự sáng tạo tại pixar
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 46

Pixar đã làm gì để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số nhằm thúc đẩy mức độ sáng tạo xuất sắc của nhân viên? Tại Pixar, mọi thứ đều là tác phẩm nghệ thuật và nhân viên được khuyến khích thể hiện bản ngã sáng tạo thực sự của mình. Doanh nghiệp tin rằng nếu muốn sáng tạo, bạn phải đổi mới trong mọi việc mình làm.

Pixar tổ chức những phiên họp ngắn hàng ngày để mọi người chia sẻ những gì đang làm, đồng thời tổ chức các cuộc họp Braintrust để loại bỏ những ý tưởng tầm thường và thúc đẩy sự đột phá xuất sắc. 

Công ty còn có những ngày gọi là Notes – tức nhân viên nghỉ làm trong vài ngày và toàn bộ tổ chức chia thành nhiều nhóm khác nhau. Mọi người đều cố gắng giải quyết một vấn đề khác nhau và không liên quan đến công việc hàng ngày của mình.

Giá trị cốt lõi nằm trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Pixar chính là xây dựng một cộng đồng để mọi người cùng nhau sáng tạo và giúp nhau phát triển.

Airbnb

airbnb vượt qua khủng hoảng nhờ văn hóa làm việc
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 47

Là một trong những công ty nổi tiếng nhất thế giới, Airbnb đã gặp một thử thách lớn trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khi mảng du lịch bị đình trệ. Tuy nhiên, ngay cả trong những thời điểm đầy thử thách đó, doanh nghiệp vẫn giữ cho văn hóa doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vậy họ đã làm gì?

Giúp mọi người làm việc hiệu quả, có động lực và gắn kết luôn là trọng tâm của văn hóa doanh nghiệp Airbnb. Elephant, Dead Fish và Vomit là những cái tên kỳ quặc được đặt cho 3 lĩnh vực chính mà nhân viên thảo luận mỗi khi họp nhóm.

  • Elephant là những vấn đề to lớn mà ai cũng để ý nhưng không ai nói đến.
  • Dead Fish là những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại.
  • Vomit là những điều mà nhân viên muốn bàn luận trong nhóm.

Trong khi hầu hết các công ty đều né tránh những chủ đề này, Airbnb không chỉ đề cập đến mà còn biến chúng thành trọng tâm trong các cuộc họp toàn công ty. Những cuộc thảo luận như thế này sẽ xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp minh bạch, nơi không có gì che giấu và mọi vấn đề – dù lớn hay nhỏ – đều xứng đáng được nói đến.

Salesforce

mô hình từ thiện 1-1-1 của salesforce
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 48

Có nhiều điều khiến Salesforces nổi tiếng, một trong những yếu tố đó chính là mô hình từ thiện 1-1-1 của doanh nghiệp. Hàng năm, Salesforce quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận và giáo dục trên toàn cầu:

  • 1% vốn sử hữu
  • 1% sản phẩm
  • 1% thời gian

Cho đến nay, họ đã tài trợ 240 triệu USD, 3,5 triệu giờ phục vụ cộng đồng và cung cấp sản phẩm của mình cho hơn 39.000 tổ chức khác nhau. 

Kể từ khi Salesforce giới thiệu mô hình này, một số công ty khác – cả lớn và nhỏ – đều áp dụng văn hóa cho đi này. Mặc dù đây không phải là một ví dụ điển hình về văn hóa doanh nghiệp thú vị nhưng nó cho chúng ta thấy rằng ngay cả một công ty phát triển đến quy mô lớn, nó vẫn có thể cống hiến cho cộng đồng và truyền cảm hứng cho những người khác trong suốt chặng đường phát triển.

Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Số lượng người mới tham gia vào thị trường tăng mạnh cũng như số lượng chuyên gia và nhà quản lý nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, việc hiểu biết sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam và các chuẩn mực xã hội là yếu tố quan trọng để các chuyên gia và nhà quản lý thành công trong việc đưa tổ chức hội nhập với nền kinh tế thế giới và phát triển trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.

Tuy đều là những nước thuộc nền văn hóa phương Đông, nhưng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có những điểm khác biệt nhất định khi so với văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam. 

văn hóa doanh nghiêp việt nam
Văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công 49

Có một số vấn đề nổi bật của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam mà những người – trong và ngoài nước – đều cần hiểu rõ để có thể điều chỉnh phong cách làm việc của mình sao cho phù hợp và hiệu quả.

  • Văn hóa có sự phân quyền rõ ràng: Đó là sự phân chia giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Bộ máy doanh nghiệp được vận hành trên cơ sở các phòng ban phụ thuộc và liên kết với nhau. Sự phân quyền trong văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện qua quá trình vận hành doanh nghiệp: sự phân chia vai trò rõ rệt giữa cấp dưới và cấp trên, nhân viên và lãnh đạo.
  • Đề cao sự hài hòa và cẩn trọng: Môi trường làm việc tại Việt Nam thường có xu hướng “dĩ hòa vi quý”, cố gắng gìn giữ sự hài hòa và ổn định. Trở nên tức giận hoặc thể hiện sự thất vọng có thể sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp và đánh mất sự tôn trọng của đồng nghiệp. Hiếm khi một nhân viên nào trong công ty Việt Nam thẳng thắn từ chối nhiệm vụ do quản lý giao phó, thậm chí đó là nhiệm vụ khó khăn.  
  • “Thể diện” là một phần quan trọng của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam: Người Việt Nam nỗ lực để đối xử tôn trọng lẫn nhau, vì thế việc hạ thấp hay chỉ trích là điều nên tránh trong môi trường làm việc. Ví dụ nổi bật nhất cho khía cạnh này là thái độ coi trọng khách hàng và đối tác luôn được nhấn mạnh trong doanh nghiệp.

Không chỉ riêng thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đều đang thúc đẩy nhanh chóng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Quá trình hội nhập và ứng dụng công nghệ không hề dễ dàng, do đó nếu có một nền văn hóa làm việc đủ mạnh, doanh nghiệp có thể nắm chắc phần thắng trong cuộc đua này.

HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – không chỉ cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số phù hợp với các tổ chức kinh doanh tại Việt Nam mà còn hỗ trợ tư vấn việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh. Kết nối ngay với các chuyên gia của chúng tôi qua Hotline 024.9999.7777 để được hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận