Chứng chỉ SSL không còn là biện pháp bảo mật tùy chọn nữa, mà nó đã trở thành bắt buộc để bảo vệ an toàn cho dữ liệu trên website. Việc lựa chọn chứng chỉ phù hợp ban đầu có vẻ khó khăn, do đó bạn cần xem xét về nhu cầu của doanh nghiệp và yếu tố cần xem xét trước khi đầu tư.
Chứng chỉ SSL là gì?
Chứng chỉ SSL (Secure Socket Layer) là loại bảo mật được sử dụng để bảo vệ trang web khỏi các hacker nguy hiểm muốn chiếm đoạt dữ liệu thông tin khách hàng. Bạn có thể mã hóa và bảo vệ thông tin liên lạc giữa các trang web và trình duyệt của khách truy cập bằng SSL. Do đó, mọi thông tin liên lạc giữa các bên liên quan đều được bảo vệ khỏi bị chặn và vẫn được bảo mật.
Ngoài ra, chứng chỉ SSL ngăn chặn hiệu quả việc giả mạo tên miền và các mối đe dọa tương đương khác bằng cách xác nhận danh tính và chữ ký số của máy chủ.
Các chứng chỉ này thường được cài đặt trên các website tìm kiếm thông tin cá nhân từ người dùng, chẳng hạn như thông tin thanh toán hoặc mật khẩu, cùng nhiều thông tin khác. Hơn nữa, chúng bảo vệ dữ liệu, nâng cao thứ hạng trên Google và gắn kết niềm tin giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Việc download chứng chỉ cho trình duyệt cũng hỗ trợ đáng kể cho việc tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nếu trang web đáng tin cậy, người dùng có nhiều khả năng mua hàng từ bạn hơn.
Tại sao doanh nghiệp cần cài đặt chứng chỉ SSL cho website?
Cho dù bạn đang điều hành một cửa hàng e-Commerce hay một blog, việc đăng ký chứng chỉ SSL đã trở thành điều bắt buộc để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trên không gian trực tuyến.
Bảo vệ dữ liệu và sự tin cậy của khách truy cập
Mục đích chính của chứng chỉ SSL là đảm bảo dữ liệu trao đổi giữa người dùng và máy chủ web được mã hóa và bảo vệ khỏi các mối đe dọa như tin tặc, lừa đảo và đánh cắp danh tính. Bạn không muốn khách truy cập nhận được cảnh báo “kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư” khi truy cập vào website. SSL hợp lệ sẽ giúp bạn tránh được những lỗi này.
Về cốt lõi, SSL là một dấu hiệu cho khách truy cập biết rằng họ có thể chia sẻ thông tin một cách an toàn như địa chỉ email, mật khẩu, tài khoản tín dụng trên website. Do đó, chứng chỉ SSL là tấm vé đảm bảo niềm tin giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Xác thực và toàn vẹn dữ liệu
Khi truy cập một trang web, làm thế nào để có thể chắc chắn đó là website phù hợp và không phải trang web giả mạo để lấy cắp thông tin? Xác thực danh tính là điều cần thiết khi nói đến bảo mật web và đây là lúc thích hợp cho SSL.
Để cài đặt chứng chỉ SSL, bạn phải trải qua quy trình xác minh danh tính. Nói cách khác, SSL là bằng chứng cho thấy trang web thực sự thuộc sở hữu của công ty chứ không phải là trang giả mạo, khiến chứng chỉ trở thành rào cản hiệu quả chống lại các web lừa đảo.
Tính toàn vẹn dữ liệu là một lợi ích quan trọng khác của SSL. Sử dụng mã xác thực tin nhắn, SSL/TLS mà dữ liệu đã truyền không bị mất hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào. Các tin nhắn đã gửi cũng được nhận như cũ.
Cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm
Để làm cho việc duyệt web trở thành nơi an toàn hơn đối với tất cả mọi người, các công cụ tìm kiếm như Google đã xử lý các web không an toàn và cho biết rằng các trang web được mã hóa SSL sẽ được ưu tiên hơn.
Chứng chỉ SSL bây giờ là tín hiệu xếp hạng SEO. Đo dó, nếu muốn trang web của mình xuất hiện trên trang đầu tiên của Google, việc có SSL hợp lệ là một trong những điều bắt buộc.
Yếu tố cho việc chọn mua chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL hiện đang giữ vị trí tối quan trọng tương tự tên miền và hosting khi bạn sở hữu một website. Hiện nay, có rất nhiều CA cung cấp đa dạng loại chứng chỉ khác nhau. Việc lựa chọn chứng chỉ phù hợp cho website khiến khách hàng phải băn khoăn. Vậy làm thế nào để lựa chọn được một certificate phù hợp nhất cho trang web, hãy cùng xem xét tới một số vấn đề sau.
Giá cả và loại chứng chỉ SSL
Doanh nghiệp trước hết cần ước tính chi phí mua và cài chứng chỉ SSL có thể bỏ ra. Nếu đang sở hữu một blog nhỏ, thì chứng chỉ xác thực tên miền là sự lựa chọn phù hợp cho website. Trong khi đó, nếu muốn nhận thanh toán trên trang web, việc mở rộng chi phí để đăng ký chứng chỉ xác thực mở rộng là điều cần thiết, vì nó sẽ giúp tăng lòng tin đối với khách hàng cũng như độ bảo mật sẽ cao hơn khi tên công ty hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
Ngoài ra, nếu cần chứng chỉ cho nhiều tên miền hoặc nhiều tên miền phụ (subdomain) cho web thì chắc chắn nên chọn chứng chỉ SSL Wildcard – hỗ trợ bảo mật cho một tên miền và không giới hạn tên miền phụ, hoặc chứng chỉ Multi Domain – giúp bảo mật nhiều tên miền và tên miền phụ.
Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chứng chỉ SSL uy tín
Để có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín, bạn nên liên hệ với chuyên gia để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, nếu cần hỗ trợ trong quá trình sử dụng, việc giải quyết vấn đề kịp thời đóng vai trò quan trọng đối với bảo mật website bởi vì nếu đợi giải quyết lỗi quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng đến website cũng như doanh nghiệp.
HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – hiện là nhà cung cấp chứng chỉ SSL chính hãng, đồng thời là đối tác lớn nhất của các hãng bảo mật hàng đầu như Symantec, Digicert, GeoTrust, Thawte, GlobalSign, Comodo/Sectigo,…tại Việt Nam. Với đội ngũ ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết tư vấn cho bạn chứng chỉ phù hợp và hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình sử dụng.
Để nhận được tư vấn và hỗ trợ việc tải chứng chỉ SSL cho trình duyệt Chrome, vui lòng nhấp vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.
Mục đích tải chứng chỉ SSL
Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần xác định được mục đích sử dụng chứng chỉ của mình. Nếu bạn có nhu cầu hiển thị khoá bảo mật khi khách hàng truy cập website, thì chứng chỉ DV là một sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu về bảo mật ạn toàn và cải thiện uy tín cho trang web của mình, bạn nên cân nhắc đến việc đăng ký sử dụng chứng chỉ OV hoặc EV.
Tính năng quyết định tới lựa chọn chứng chỉ SSL
Bên cạnh các yếu tố cần xem xét như đã liệt kê ở phần trên, có một số tính năng của chứng chỉ SSL có thể ảnh hưởng đến quyết định đăng ký của doanh nghiệp.
Bảo hiểm
Bảo hiểm được hiểu là minh chứng cho mức độ chất lượng, uy tín của dịch vụ được cung cấp trên thị trường chứng chỉ SSL. Số tiền bảo hiểm càng lớn, thì mức độ bảo mật và uy tín càng cao, đồng thời các dịch vụ do bên CA cung cấp cùng với các chứng chỉ SSL đó càng tốt.
Sự tương thích với trình duyệt trên thiết bị
Hầu hết các nhà cung cấp chứng chỉ SSL đều đảm bảo khả năng tương thích với 99% trình duyệt web. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chủ yếu thực hiện công việc kinh doanh trên các thiết bị khác ngoài PC, ví dụ như điện thoại thông minh, thì cần phải đảm bảo chứng chỉ SSL cũng sẽ hoạt động ổn định trên thiết bị di động. Xu hướng hiện nay là tính linh hoạt, do đó bạn nên cân nhắc lựa chọn chứng chỉ có thể tương thích với tất cả các loại thiết bị di động.
Chính sách khi chứng chỉ SSL hết hạn
Website có thể gặp rủi ro lớn nếu bạn quên gia hạn chứng chỉ khi thời hạn đến. Cờ HTTPS màu đỏ trong URL cũng có thể khiến khách hàng sợ hãi và lo lắng khi truy cập vào trang web. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra ngày hết hạn của chứng chỉ khi mua hàng để có phương án cập nhật kịp thời hoặc sửa lỗi chứng chỉ SSL hết hạn.
Hỗ trợ khách hàng
Một bộ phận hỗ trợ khách hàng ngay lập tức, chuyên nghiệp và luôn luôn giải đáp mọi vấn đề là rất quan trọng để có thể giải quyết các vấn đề an ninh và tránh ảnh hưởng đến website cũng như công việc của doanh nghiệp trên không gian mạng.
Tôi nên lựa chọn tải chứng chỉ SSL nào?
Mỗi loại chứng chỉ SSL đều thực hiện một công việc – mã hóa thông tin được trao đổi giữa trình duyệt và máy chủ. Về cơ bản, certificate có thể được phân thành 03 loại chính dựa trên quy trình xác thực trước khi cấp chứng chỉ.
Chứng chỉ SSL xác thực tên miền (DV – Domain Validation)
DV là chứng chỉ SSL cơ bản nhất. Đó là do nó yêu cầu mức độ xác minh tối thiểu. Như tên gọi, certificate này chỉ liên quan đến việc xác nhận quyền sở hữu tên miền. Do đó, sau khi bạn chứng minh quyền sở hữu tên miền với CA, việc đăng ký hoàn tất.
DV phù hợp cho các trang web không xử lý bất kỳ dữ liệu quan trọng nào. Nói chung, website và blog nhỏ nên sử dụng loại chứng chỉ này vì mức giá thấp nhất trong tất cả. Sau khi đăng ký thành công, bạn nhận được HTTPS, ổ khóa và con dấu trang web tính. Nhưng không thể biết được được liệu web này có thuộc sở hữu của công ty hay không. Do đó, những kẻ lừa đảo có thể dễ dàng lừa người dùng bằng các kỹ thuật lừa đảo.
Do đó, các chuyên gia khuyên doanh nghiệp không nên sử dụng chứng chỉ SSL DV trừ khi không cần xử lý bất kỳ thông tin tối quan trọng nào đối với tổ chức.
Chứng chỉ SSL xác thực tổ chức (OV – Organization Validation)
OV cung cấp sự nâng cấp hơn so với chứng chỉ DV. Loại chứng chỉ SSL này còn được gọi là xác thực doanh nghiệp khi cho hiển thị thông tin của công ty. Tuy nhiên, certificate này đi kèm với một số hạn chế. Khách truy cập website phải đi đến chi tiết chứng chỉ để biết thông tin về công ty.
Việc xác thực doanh nghiệp cùng với xác thực tên miền được cơ quan CA thực hiện trước khi cấp chứng chỉ. Doanh nghiệp cần nộp các tài liệu chứng minh tính hợp phát của tổ chức.
Chứng chỉ SSL xác thực mở rộng (EV – Extended Validation)
Khi nói đến việc cung cấp mức xác thực cao nhất, chứng chỉ EV là cái tên đầu tiên trong danh sách. Đây là lý do chứng chỉ SSL này được các công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới tin tưởng sử dụng.
Khi cài đặt chứng chỉ SSL EV, trang web được trang bị các dấu hiệu tin cậy dễ nhận biết như thanh địa chỉ màu xanh, ổ khóa xanh và quan trọng nhất là dấu hiệu trang web động.
Ngoài những dấu hiệu trên, tên công ty được hiển thị rõ ràng trên thanh địa chỉ, điều này đóng vai trò quan trọng đối với độ tin cậy của website, từ đó dẫn đến sự gia tăng mức độ tin cậy của khách hàng và cuối cùng tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Dựa vào những hiểu biết trên đây, hy vọng rằng bạn có thể tự lựa chọn cho website của mình loại chứng chỉ SSL phù hợp nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề trong quá trình đăng ký, hoặc cần chuyên gia tư vấn chuyên sâu hơn, vui lòng kết nối với HVN thông qua Hotline: 024.9999.7777 để được nhanh chóng hỗ trợ.