TLD, hay tên miền cấp cao nhất, là một yếu tố quan trọng giúp website tăng khả năng truy cập và hiển thị. Nó cũng góp phần phản ánh phương hướng phát triển của thương hiệu trên nền tảng trực tuyến. Thông qua bài viết dưới đây, HVN Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn TLD là gì, ảnh hưởng tích cực của nó tới website và các loại Top-level domain phổ biến nhất hiện nay.
TLD là gì?
Tên miền cấp cao nhất (Top-level domain) là phần ngoài cùng bên phải của tên miền, nằm ngay sau dấu chấm cuối cùng. Còn được gọi là phần mở rộng tên miền, TLD được dùng để nhận biết các yếu tố nhất định của website, chẳng hạn như mục đích, chủ sở hữu hoặc khu vực địa lý.
*Ví dụ: trong miền www.example.org, tên miền .org chính là Top-level domain và cho phép người dùng internet có thể xác định ngay website đó là tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức hoạt động cho cộng đồng.
Mục đích chính của Top-level domain là gì?
Các miền cấp cao nhất trước đây có mục đích rất hạn chế và cụ thể nhưng hiện tại danh sách miền đã tăng lên gấp nhiều lần, đồng thời các hạn chế cũng được dỡ bỏ nhằm hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và sáng tạo trên nền tảng internet. Ý tưởng cơ bản của việc sở hữu các TLD khác nhau là giúp người dùng truyền đạt thông tin website của mình thông qua tên miền.
TLD góp phần làm cho website trông đáng tin cậy hơn, xác thực và giúp liên kết website đó với một cộng đồng hoặc một ngành cụ thể. Phần mở rộng Top-level domain giúp phân loại các trang web và người dùng internet có thể dễ dàng tìm thấy những gì mình đang tìm kiếm.
Tùy theo mục đích cụ thể, chẳng hạn như xây dựng sự hiện diện toàn cầu, nhắm mục tiêu tới quốc gia cụ thể hay thể hiện chuyên môn trong một ngành cụ thể, bạn có thể đăng ký miền gTLD, ccTLD hoặc sTLD cho website của mình. Chi tiết về các loại Top-level domain sẽ được giải thích trong phần sau của bài viết.
Top-level domain có ảnh hưởng đến website như thế nào?
Tên miền cấp cao nhất đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu, nhận thức của người dùng internet và SEO website. Dưới đây là một số lý do giải thích cho việc tạo sao loại tên miền này lại quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi số đang là xu hướng như hiện nay:
- Độ nhận diện thương hiệu: Hiểu được TLD là gì, bạn có thể sử dụng yếu tố này để xây dựng thương hiệu trên không gian trực tuyến. Một Top-level domain được lựa chọn tốt có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu, khiến cho website trở nên đáng nhớ hơn và truyền tải đến đối tượng mục tiêu về mục đích hoặc thông điệp của doanh nghiệp.
- Tạo ấn tượng với đối tượng mục tiêu: Top-level domain có thể ảnh hưởng đến cách người dùng internet đánh giá về một website. Những tên miền cấp cao nhất phổ biến hiện nay như .com và .org mang lại cảm giác đáng tin cậy và uy tín, trong khi các loại tên miền cấp thấp hơn có thể yêu cầu nhiều nỗ lực và thời gian hơn để thiết lập được niềm tin của người dùng.
- Tác động đến SEO: Tên miền Top-level domain có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt đối với tên miền mã quốc gia ccTLD. Chẳng hạn, một website có tên miền .vn có thể phù hợp hơn với khách hàng Việt Nam và có thể xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm bằng tiếng Việt.
- Cải thiện độ tin cậy: Một số tên miền cấp cao nhất cụ thể, chẳng hạn như .com và .org, thường được đánh giá là đáng tin và uy tín. Những tên miền cấp cao nhất này có thể là lựa chọn tốt khi tạo website kinh doanh yêu cầu khách hàng gửi thông tin tài chính và chúng yêu cầu mức độ tin cậy và bảo mật cao.
- Khả năng ghi nhớ đối với khách hàng mục tiêu: TLD thường dễ nhớ hơn so với các loại tên miền khác, qua đó cải thiện khả năng độ nhận diện thương hiệu và giúp người dùng dễ dàng tìm thấy website hơn.
Phân loại TLD quan trọng
Tên miền cấp cao nhất được chia nhỏ thành 03 loại chính dựa trên chủ sở hữu, mục đích sử dụng và vị trí địa lý:
- Tên miền cấp cao nhất dùng chung – gTLD (generic Top-level Domain)
- Tên miền cấp cao nhất theo mã quốc gia – ccTLD (country code Top-level Domain)
- Tên miền cấp cao nhất được tài trợ – sTLD (sponsored Top-level Domain)
Dưới đây là chi tiết về từng loại domain và ví dụ tiêu biểu để bạn hiểu toàn diện hơn về tên miền cấp cao nhất.
Tên miền gTLD
Là phần mở rộng tên miền linh hoạt và phổ biến nhất hiện nay, gTLD không bị giới hạn bởi các liên kết khu vực hoặc mã quốc gia. Ngược với các tên miền dành riêng cho từng quốc gia, loại này không yêu cầu người đại diện và có thể được sở hữu bởi bất kỳ ai, bất kể vị trí hoặc lý lịch.
Tên miền cấp cao nhất dùng chung được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1980, ngay sau khi internet được phát minh. Chúng được phát triển để giúp thế hệ người dùng internet đời đầu có thể tổ chức và xây dựng website.
Một số tên miền gTLD phổ biến nhất hiện nay:
- Tên miền .com: Dành cho các website hoạt động về lĩnh vực thương mại
- Tên miền .org: Phù hợp với các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ
- Tên miền .net: Dành cho website cung cấp dịch vụ internet
- Tên miền .edu: Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- Tên miền .gov: Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc chính phủ
- Tên miền .int: Dành cho các tổ chức quốc tế hoạt động tại thị trường Việt Nam
- Tên miền .mil: Dành cho các tổ chức quân sự hoặc các cơ quan liên quan
- Tên miền .info: Phù hợp cho các website về tin tức, báo chí để cung cấp thông tin cho người dùng.
- Tên miền .me: Được sử dụng cho các trang web sở hữu bởi cá nhân.
- Tên miền .site: Là tên miền dành cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, giải trí, ẩm thực, du lịch.
- Tên miền .xyz: Đây là tên miền không mang ý nghĩa riêng nên có thể được sử dụng cho mọi đối tượng thuộc mọi ngành nghề.
- Tên miền .pro: Là tên miền phù hợp với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
- Tên miền .health: Được sử dụng cho website của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế, dược phẩm.
- Tên miền .biz: Là tên miền phù hợp cho các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.
Tên miền ccTLD
ccTLD được dành riêng cho các quốc gia và lãnh thổ để sử dụng. Cơ quan IANA (Internet Assigned Numbers Authority) chịu trách nhiệm chọn các tổ chức phù hợp ở mỗi địa điểm để quản lý ccTLD. Một số tên miền cấp cao nhất theo mã quốc gia có yêu cầu đăng ký miền, chẳng hạn như giấy phép cư trú, giấy tờ chính thức của tổ chức hoặc quyền công dân. Tên miền cấp quốc gia Việt Nam là .vn, được đăng ký lần đầu vào năm 1994 và hiện được quản lý bởi VNNIC.
Hiện nay, có 312 tên miền cấp cao nhất theo mã quốc gia được thiết lập cho các quốc gia và vùng lãnh thổ cụ thể. Các phần mở rộng tên miền này được quản lý bởi tổ chức chỉ định nhằm đảm bảo ccTLD vận hành theo chính sách địa phương và đáp ứng các tiêu chuẩn văn hóa, ngôn ngữ và pháp lý của khu vực.
Năm 2012, ICANN đã công bố bổ sung các tên miền cấp cao nhất theo mã quốc gia đầu tiên sử dụng các ký tự không phải tiếng Latinh vào root zone của hệ thống tên miền. Các phần mở rộng này, được gọi là IDN ccTLD, bao gồm các ngôn ngữ như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Do Thái và tiếng Cyrillic.
Một số tên miền cấp cao nhất mã quốc gia phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- .vn – dành cho Việt Nam
- .us – dành cho Hoa Kỳ
- .ca – dành cho Canada
- .co.uk – dành cho Vương quốc Anh
- .in – dành cho Ấn Độ
Tên miền sTLD
Tên miền cấp cao nhất được tài trợ là những domain được đề xuất và giám sát bởi các tổ chức tư nhân. Các thực thể này có thể là doanh nghiệp, cơ quan chính phủ hoặc các nhóm tổ chức khác và họ quyết định cuối cùng về việc liệu người nộp đơn có đủ điều kiện sử dụng một sTLD không.
sTLD có là loại tên miền trẻ nhất so với 02 loại Top-level domain còn lại. Tên miền lâu đời nhất của sponsored Top-level Domain là .edu, .gov và .mil. Không giống như generic Top-level Domain tập hợp số lượng lớn domain, bao gồm cả tên miền .org, thì tên miền cấp cao nhất dành cho ngành cụ thể này chỉ bao gồm một số lượng nhỏ các tùy chọn có giới hạn. Trong số đó, một số sTLD phổ biến nhất hiện nay là:
- Tên miền .edu: Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- Tên miền .gov: Sử dụng cho các cơ quan thuộc chính phủ
- Tên miền .cat: Dành cho cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa Catalan
- Tên miền .museum: Dành cho các tổ chức bảo tàng hoặc tổ chức liên quan
- Tên miền .travel: Dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch
So sánh các loại TLD
Bạn có thể bảng so sánh gTLD, ccTLD và sTLD dưới đây để hỗ trợ cho việc quyết định đầu tư vào loại Top-level domain phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển website của tổ chức.
Tiêu chí | gTLD | ccTLD | sTLD |
Mô tả |
|
|
|
Mục đích | Hỗ trợ xây dựng sự hiện diện trực tuyến mang tính toàn cầu và phân loại các website theo từng mục đích cụ thể. | Đại diện cho một quốc gia cụ thể trên internet bằng cách sử dụng mã ISO. | Chỉ định cho các tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó. |
Phạm vi hoạt động | Toàn cầu | Trong phạm vi quốc gia cụ thể | TLD dành riêng cho ngành cụ thể |
Yêu cầu riêng | Tất cả mọi người đều dễ dàng đăng ký nhanh chóng. | Một số quốc gia yêu cầu bổ sung tài liệu để xác minh danh tính. | Yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh danh tính và giấy phép kinh doanh. |
Đối tượng nào nên sử dụng TLD? | Phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân từ các quốc gia khác nhau với mong muốn xây dựng sự hiện diện toàn cầu. | Phù hợp cho các doanh nghiệp, tổ chức hướng mục tiêu đến một quốc gia cụ thể. | Yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh danh tính và giấy phép kinh doanh. |
Ví dụ nổi bật | .com, .net, .org, .info,… | .vn. .us, .uk, .ca,… | .edu, .gov, .museum,… |
Quy trình đăng ký Top-level domain tại HVN Group
Nhu cầu về đăng ký và sử dụng TLD cho doanh nghiệp chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp tên miền trên thị trường. Với hơn 12 năm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp tên miền, HVN Group là một trong những địa chỉ đăng ký tên miền uy tín và chất lượng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng.
Điều gì khiến dịch vụ đăng ký tên miền của HVN trở nên nổi bật?
- Đa dạng tên miền: Bạn dễ dàng tìm thấy các loại tên miền cấp cao nhất phổ biến, từ miền gTLD, tên miền quốc gia Việt Nam .vn cho đến các miền sTLD, tại HVN với các mức giá phải chăng.
- Kinh nghiệm lâu năm: HVN Group chúng tôi đang ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình khi luôn nằm trong top đầu danh sách các nhà cung cấp giải pháp đăng ký tên miền hàng đầu trong nhiều năm.
- Đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu: Đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ tên miền. Bên cạnh các chính sách ưu đãi hấp dẫn, đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp luôn sẵn sàng có mặt 24/7 để có thể hỗ trợ sớm nhất có thể.
- Dịch vụ cao cấp: Hỗ trợ ẩn thông tin tên miền, cung cấp Dynamic DNS không tính phí, hỗ trợ email forwarding không mất phí.
Với những hiểu biết về tên miền cấp cao nhất và quyết định đăng ký Top-level domain tại HVN Group, bạn thực hiện đăng ký theo hướng dẫn dưới đây:
– Bước 1: Truy cập vào trang đăng ký tên miền có địa chỉ và nhập tên miền cấp cao nhất bạn mong muốn vào khung tìm kiếm >> nhấp chọn Tìm kiếm.
– Bước 2: Nếu tên miền TLD bạn mong muốn có sẵn, nó sẽ hiển thị với mức giá minh bạch tại HVN >> nhấp vào Thêm vào giỏ hàng để tiếp tục việc đăng ký.
– Bước 3: Cung cấp đầy đủ các thông tin về tổ chức/doanh nghiệp của bạn và các thông tin cơ bản liên quan đến người đại diện đăng ký tên miền.
– Bước 4: Tiếp tục kéo xuống và điền đầy đủ thông tin cá nhân của bạn để tạo tài khoản trên trang HVN (nếu chưa có tài khoản) và lựa chọn hình thức thanh toán thuận tiện nhất (chuyển khoản, Paypal, ví điện tử,…)
– Bước 5: Khi các thông tin đã được điền đầy đủ, bạn nhấp vào Thanh toán nằm ở góc phải màn hình.
– Bước 6: Màn hình của bạn sẽ hiển thị thông tin chi tiết về ID đơn hàng để khách hàng kiểm tra lại. Đồng thời, một email với đầy đủ thông tin về đơn hàng và chi tiết thanh toán của bạn được gửi về địa chỉ email được đăng ký trước đó, bạn tiến hành thanh toán để hoàn tất việc đăng ký tên miền cấp cao nhất tại HVN Group.
Sau khi thanh toán xong đơn hàng, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để cung cấp các thông tin chuyên sâu liên quan đến TLD là gì, cách sử dụng hiệu quả tên miền cho website và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Một số tiêu chí cần lưu ý khi lựa chọn TLD là gì?
Để sở hữu một tên miền phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, bạn nên cẩn thận xem xét và lựa chọn loại TLD dựa trên các yếu tố sau:
- Hiểu vị trí mục tiêu: Các quốc gia khác nhau có những quy tắc và quy định về tên miền riêng biệt, chẳng hạn nhiều quốc gia yêu cầu tên miền phải được kết thúc bằng tên miền mã quốc gia. Do đó, bạn nên xác định rõ ràng khu vực mục tiêu của website để có thể đưa ra lựa chọn Top-level domain phù hợp.
- Xem xét mức độ liên quan của từ khóa: Việc sử dụng từ khóa trong tên miền có thể mang lại lợi ích về xếp hạng website trên công cụ tìm kiếm, tuy nhiên nên tránh tình trạng nhồi nhét từ khóa hoặc sử dụng từ không thích hợp.
- Kiểm tra các website đối thủ: Hãy xác định tên miền cấp cao nhất mà đối thủ cạnh tranh thành công của bạn đang sử dụng và chọn ra một Top-level domain phù hợp.
- Nghiên cứu về xu hướng ngành: Hãy luôn cập nhật những thay đổi mới nhất để đảm bảo bạn chọn TLD chính xác cho nhu cầu kinh doanh của mình.
- Xem xét ngân sách của doanh nghiệp: Giá cả khác nhau tùy thuộc nhiều vào loại tên miền mà bạn muốn đăng ký. Do đó, hãy chọn một Top-level domain nằm trong ngân sách của bạn để đảm bảo việc chi tiêu thông minh.
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến TLD
Xoay quanh vấn đề tên miền TLD là gì, bạn có thể “vướng “ phải một số câu hỏi cần được chuyên gia giải quyết. Do đó, chúng tôi đã tổng hợp một số câu hỏi thường được khách hàng đặt ra để bạn có thể tham khảo.
1. TLD có ảnh hưởng đến SEO không?
Có. Tên miền cao cấp có ảnh hưởng đến SEO website theo một số cách:
- Tên miền cấp cao nhất phù hợp với nội dung và mục tiêu của trang web giúp việc tối ưu SEO trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Top-level domain được sử dụng có liên quan đến vị trí địa lý, giúp tối ưu hóa cho đối tượng khách hàng địa phương và cải thiện xếp hạng trên các kết quả tìm kiếm địa phương.
- Các top level domain được đánh giá có độ tin cậy và uy tín cao hơn so với nhiều tên miền khác, qua đó hỗ trợ cải thiện sự tin cậy của website.
- Tên miền cấp cao nhất có thể được sử dụng như một phần của chiến lược keyword.
2. TLD có hết hạn không?
Có. Các top level domain đều có vòng đời tên miền và nếu không được gia hạn đúng thời điểm, doanh nghiệp có thể làm tên miền đó rơi vào tay đối thủ hoặc kẻ xấu. Tuy nhiên, thông thường các nhà cung cấp tên miền uy tín như HVN Group sẽ gửi thông báo nhắc nhở đến doanh nghiệp khi miền gần đến thời điểm hết hạn. Bạn cũng có thể lựa chọn kích hoạt chế độ tự động gia hạn.
3. TLD có quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không?
Có. Top-level domain đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh trên không gian trực tuyến của doanh nghiệp:
- Tạo ấn tượng đầu tiên với khách truy cập và kích thích tỷ lệ chuyển đổi
- Củng cố độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên không gian trực tuyến
- Tác động gián tiếp đến SEO, hỗ trợ website có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng
- Nhắm mục tiêu đến đúng đối tượng và đúng khu vực
- Tăng khả năng ghi nhớ đối với người dùng internet và tăng cơ hội truy cập lại
4. Chuyển TLD của đơn vị khác sang HVN Group có được không?
Có. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng cách chuyển đổi tên miền cấp cao nhất từ đơn vị khác sang HVN Group một cách nhanh chóng và an toàn.
5. Có cần chọn TLD theo từ khóa không?
Việc lựa chọn tên miền cấp cao nhất theo từ khóa là không bắt buộc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, việc sử dụng từ khóa trong Top-level domain có thể góp phần tăng cường khả năng hiển thị của website trên kết quả tìm kiếm.
Kết luận
Hy vọng những thông tin nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về TLD là gì và cách phân biệt các loại tên miền cấp cao. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn chi tiết hơn về tên miền cấp cao nhất trước khi quyết định đăng ký, hãy để lại yêu cầu trong phần Livechat để các chuyên gia của HVN Group có thể hỗ trợ nhanh nhất có thể.