Tiềm năng chuyển đổi số của Việt Nam

Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế số, đồng thời có xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Tiềm năng được minh chứng rõ nhất trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát – buộc các ngành nghề phải có sự chuyển đổi để thích nghi.

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình áp dụng công nghệ số nhằm mục đích thay đổi hoàn toàn hình thức làm việc của mỗi nhân viên, mô hình kinh doanh của mỗi công ty, hoạt động của chính phủ tại mỗi quốc gia, với mục đích tạo ra những giá trị mới và triển vọng tăng trưởng trong tương lai.

tìm hiểu chuyển đổi số là gì

Ngày nay, tất cả doanh nghiệp lớn và nhỏ đề phải quyết định xem có nên đón nhận sự đổi mới hay có nguy cơ tụt lại phía sau và trở nên kém hiệu quả. Nhiều người thắc mắc rằng chuyển đổi mang lại giá trị gì? Hình thức chuyển đổi này không chỉ là lĩnh hội và ứng dụng công nghệ mà còn có ý nghĩa tái tạo chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh, cũng như tầm nhìn phát triển của quốc gia trong mối tương quan với xu thế phát triển toàn cầu.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp được chia thành 03 giai đoạn: Số hóa thông tin (ứng dụng công nghệ với mức cơ bản bằng việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng vật lý sang kỹ thuật số), Số hóa quy trình (áp dụng công nghệ vào việc tự động hóa một số quy trình hiện tại) và Chuyển đổi kỹ thuật số (thay đổi mô hình từ truyền thống sang doanh nghiệp số).

Chuyển đổi số quốc gia là gì?

Mục tiêu sẽ khó hoàn thành nếu chỉ doanh nghiệp thực hiện số hóa vì cần có sự hỗ trợ ngân sách chính phủ và tài chính bên ngoài. Cho dù có ngân sách lớn, các doanh nghiệp cũng khó thực hiện thành công nếu chính phủ không chuyển đổi số mà tiếp tục điều hành theo cách cũ, xử lý thủ tục hành chính chậm, thiếu định hướng,…

chuyển đổi số quốc gia

Bên cạnh đó, nếu không có sự hưởng ứng từ người dân, quá trình Chuyển đổi số quốc gia để bắt kịp làn sóng công nghệ 4.0 toàn cầu sẽ là điều không thể. Doanh nghiệp cũng còn phải tạo ra các chiến lược chuyển đổi hữu ích mà cả trước và sau khi triển khai đều nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống của mọi người.

Mục tiêu chuyển đổi số Việt Nam từng bước hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu quốc gia thực hiện cấu trúc 03 lĩnh vực chính: chính phủ, doanh nghiệp và người dân, hay nói cách khác là chính phủ hóa, kinh tế số và xã hội số.

Ba mối quan hệ chồng chéo và phụ thuộc lẫn nhau này tạo nên Chuyển đổi số quốc gia.

Tìm hiểu về tiềm năng chuyển đổi số tại Việt Nam

Với quy mô dân số gần 100 triệu người, sở hữu nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai khu vực cùng với dân số trẻ năng động, Việt Nam được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng hưởng lợi lớn từ cuộc cách mạng số hóa.

Việt Nam nắm bắt cơ hội số hóa

Việt Nam đã tiến hàng ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 quốc gia, trong đó bao gồm các thị trường lớn của thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN. Theo báo cáo về tiềm năng số Việt Nam được AlphaBeta thực hiện, công nghệ số mang lại giá trị kinh tế lên tới 74 tỷ USD cho đất nước tính đến năm 2030 nếu được khai thác triệt để, tương đương 27% GDP cả nước vào năm 2020.

Báo cáo xác định 8 công nghệ then chốt được sử dụng chủ yếu cho sự chuyển đổi số ở Việt Nam gồm mobile Internet, điện toán đám mây, big data, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính (Fintech), IoL và công nghệ viễn thám RS, robot thông minh, sản suất bồi đắp.

đánh giá tiềm năng chuyển đổi số tại việt nam

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế số, có thể kể đến 70% công dân dưới 35 tuổi, có trình độ học vấn và am hiểu về công nghệ, chưa kể đến tỷ lệ biết chữ chiếm trên 98% trong độ tuổi 15-35 và khoảng 70% dân số sử dụng smartphone.

Chuyển đổi số trong giáo dục cũng được đẩy mạnh bằng cách áp dụng công nghệ vào quá trình dạy, học và quản lý. Kết quả là ngành giáo dục đã thu về được những kết quả ấn tượng.

Theo báo cáo PISA 2020 do OECD công bố, việc học trực tuyến trong thời kỳ đại dịch Covid-19 tại Việt Nam có nhiều điểm tích cực so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Cụ thể, chúng ta có 79,9% học sinh phổ thông học trực tuyến, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của OECD (67,5%).

Chuyển đổi số giáo dục đại học cũng có những chuyển biến tốt khi các trường đại học đã gia tăng cơ hội hợp tác cùng các tổ chức kinh tế và triển khai chương trình giảng dạy kết hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đào tạo sinh viên đáp ứng được với xu thế việc làm hiện tại.

Một số lĩnh vực khác như ngành y tế, ngành xây dựng, ngành du lịch, báo chí cũng thu về những dấu hiệu tích cực sau khi triển khai các ý tưởng chuyển đổi số trong nỗ lực hạn chế tối đa thiệt hại do đại dịch và chuyển mình để phù hợp với xu thế tất yếu khi công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt.

Thách thức phía trước

Cơ hội và thách thức là hai vấn đề luôn song hành cùng nhau. Đối với chuyển đổi số tại Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ.

Bên cạnh những kết quả tích cực trong 03 trụ cột chính của kế hoạch chuyển đổi số quốc qua là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, các chuyên gia đánh giá xếp hạng về chính phủ điện tử Việt Nam vẫn còn thấp, mặc dù tăng lên vị trí thứ 86 trong chỉ số tăng trưởng chính phủ điện tử toàn cầu năm 2020.

thách thức số hóa tại việt nam

Trong khi chuyển đổi số được xem là giải pháp then chốt giúp các SMB tồn tại, khảo sát của VINASA (Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Việt Nam) cho thấy 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết chọn đối tác nào để thực hiện quá trình số hóa, 72% không biết bắt đầu từ đâu và 92% không biết chuyển đổi công nghệ đòi hỏi những gì.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí đầu tư là rào cản số hóa hàng đầu đối với các SMB tại Việt Nam. Rõ ràng có sự khác biệt giữa chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ so với doanh nghiệp quy mô lớn.

Trong khi các doanh nghiệp lớn có lợi thế về vốn và quy mô sản xuất, dẫn đến việc áp dụng công nghệ có tác động nhanh chóng và rõ rệt, thậm chí chi phí cao cũng có thể chấp nhận được. Trong khi đó, các SMB phải cân nhắc các lợi ích ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của quy trình trong khi không tiếp cận được nguồn vốn cần thiết để tiến hành triển khai.

Thay đổi thói quen và tư duy kinh doanh cũng là một trở ngại lớn. Một số doanh nghiệp cho biết, sau khi áp dụng phần mềm, nhân viên có biểu hiện ngại sử dụng, thậm chí là từ chối. Thái độ này khiến cho quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp khó đạt được mục tiêu.

Những lĩnh vực được hứa hẹn với chuyển đổi số

Kế hoạch chuyển đổi số quốc gia ưu tiên 8 lĩnh vực (nội dung), bao gồm tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải, logistics, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tập trung vào phân tích 04 lĩnh vực tại Việt Nam được hứa hẹn nhất trong tương lai.

Chuyển đổi số trong sản xuất

số hóa trong sản xuất

Ngành sản xuất của Việt Nam mang tính chất quan trọng đối với nền kinh tế khi đóng góp tới 25,1% GDP của quốc gia vào năm 2021. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với lĩnh vực này khi có tới 85% doanh nghiệp sản xuất đã tiếp cận với công nghệ số hóa.

Các công nghệ có liên quan đến sản xuất hầu hết được đánh giá cao, trong đó bao gồm giám sát, điều khiển, robot và công nghệ tự động hóa. Trong những năm tới, gần ¼ doanh nghiệp sản xuất hướng tới đầu tư vào công nghệ chuyển đổi số 4.0.

Chuyển đổi số trong tài chính và ngân hàng

Văn hóa ngân hàng số và fintech đang lan rộng tại Việt Nam, đặc biệt trong thế hệ trẻ và dân số có sự thành thạo với công nghệ. Công dân Việt Nam thường đăng ký tài khoản và thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến thông qua điện thoại di động, khiến ngành ngân hàng và bảo hiểm của đất nước có cơ hội lớn để số hóa.

Hiện tại các nền tảng chuyển đổi số ngành ngân hàng được sử dụng cho 95% dịch vụ thanh toán và tiền gửi, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 trong số các quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt vào năm 2011.

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu chuyển đổi số đến năm 2025 và kỳ vọng có 50% ngân hàng số hóa và 70% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua các kênh kỹ thuật số. Để số hóa, hiện đại hóa và cung cấp các dịch vụ số tốt hơn, 95% ngân hàng Việt Nam đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số và tiếp tục tích hợp công nghệ mới, chẳng hạn điện toán đám mây và big data.

Tiến hành chuyển đổi số trong nông nghiệp

Một số doanh nghiệp lớn như VinEco, Hoàng Anh Gia Lai, Vinamilk, TH True Milk đã ứng dụng công nghệ số vào việc kiểm soát sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm và được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao.

ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp

Rõ ràng, chuyển đổi số nông nghiệp đã giúp ngành này nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, cũng như tiêu dùng nông sản. Việc ứng dụng IoL, big data và công nghệ sinh học đã giúp phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai, cây trồng và các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Dựa trên dữ liệu được cung cấp, phía sản xuất sẽ đưa ra được các quyết định đúng đắn về bón phân, tưới tiêu, thuốc trừ sâu và thu hoạch, từ đó cắt giảm chi phí, giảm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, và bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân giảm một nửa chi phí và nhân công, cắt giảm 50% khí thải nhà kính và tăng 30% năng suất, từ đó nâng cao thu nhập. Hơn nữa việc tích hợp và ứng dụng kỹ thuật số vào sản xuất giúp người tiêu dùng tiếp cận và theo dõi các thông số theo thời gian thực, đảm bảo chất lượng nông sản.

Chuyển đổi số ngành Logistics

Việt Nam đứng thứ 11 trong số 50 quốc gia trên toàn thế giới dẫn đầu về logistics vào năm 2022. Sự bùng nổ này là kết quả của việc áp dụng các giải pháp chuyển đổi số kịp thời và hiệu quả.

Để đối phó với sự cạnh tranh và thị trường mới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang nỗ lực chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang hình thức thương mại điện tử. Số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong hoạt động tăng từ 15 – 20% lên 40 – 50%.

logistics phát triển mạnh mẽ nhờ công nghệ

Mặc dù có những tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm để thu hẹp khoảng cách về phát triển kỹ năng số tại Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội bình đẳng đạt được những thành công trong nỗ lực chuyển đổi số.

Sự chuẩn bị tốt cũng là một yếu tố cốt lõi để đạt được hiệu quả tốt trong thời kỳ số hóa. HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – cung cấp cho doanh nghiệp đa dạng giải pháp chuyển đổi số và sẵn sàng hỗ trợ tư vấn bất cứ khi nào bạn cần. Bạn chỉ cần liên hệ với qua Hotline 024.9999.7777, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan, đồng thời tư vấn giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận