Thủ thuật kiểm tra website đã hoạt động trên hosting hay chưa?

07/06/2021
2065 lượt xem
5/5 - (1 đánh giá)
Chia sẻ qua
kiem-tra-website

Khi xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến, điều cần thiết là phải có một trang web hoạt động đầy đủ, nếu không sẽ bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, dẫn đến mất doanh thu. Điều đó có nghĩa là bạn nên tiến hành kiểm tra website, đảm bảo hoạt động ổn định trên hosting vì các vấn đề khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc tải trang hoặc hoạt động của trang web.

Tại sao cần kiểm tra website?

kiểm tra website

Một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng sự hiện diện trực tuyến thông qua trang web là kiểm tra trang xem nó có hoạt động ổn định trên hosting hay không. Nổi bật có một số lý do như:

  • Xác minh: Kiểm tra website giúp xác minh rằng việc thiết lập hosting đã được triển khai chính xác, đảm bảo trang có thể truy cập và chạy trên server hoặc môi trường dự kiến.
  • Cấu hình và tối ưu hóa: Thao tác kiểm tra website cho phép xem lại cấu hình hosting và tối ưu hóa khi cần thiết. Bạn có thể kiểm tra xem các cài đặt quan trọng như bản ghi DNS, chứng chỉ SSL, hoặc cơ chế cache, có được định cấu hình đúng cách để có được hiệu suất trang web tối ưu.
  • Kiểm tra chức năng: Việc xác minh các chức năng của website giúp người dùng kiểm tra các tính năng cần thiết, như gửi biểu mẫu, giao dịch thương mại điện tử, kết nối database có hoạt động chính xác không và có vấn đề nào ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
  • Phát hiện sự cố sớm: Kiểm tra website là bước quan trọng để có thể xác định bất kỳ sự cố hoặc lỗi nào có thể xảy ra trong quá trình thiết lập. Nó cho phép bạn giải quyết kịp thời các vấn đề, giảm tác động tiềm ẩn đối với khách truy cập vào trang.

Thủ thuật kiểm tra website hoạt động trên hosting

Giả sử, bạn đã hoàn thành việc upload mã nguồn lên hosting và không muốn trỏ tên miền về IP máy chủ vì một số lý do, hoặc đã trỏ nhưng vẫn chưa nhận IP mới. Vậy làm cách nào để kiểm tra xem mã nguồn đã hoạt động trên hosting hay chưa? Dưới đây là một số thủ thuật hỗ trợ bạn cách kiểm tra website đã hoạt động trên hosting hay chưa.

thủ thuật kiểm tra website

Kiểm tra trên máy tính Windows

Để kiểm tra website trên máy tính sử dụng hệ điều hành WIndows, bạn tiến hành mở ổ đĩa C theo đường dẫn sau: C:WindowsSystem32driversetc, sau đó nhấp chuột phải chọn vào chọn open with với file hosts bằng phần mềm Notepad cài đặt sẵn hoặc cài vào Notepad++ để mở.

kiểm tra website trên windows

Tiến hành kiểm tra trên máy tính MacOS, Linux

Đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành macOS hoặc Linux, bạn có thể thực hiện kiểm tra website bằng cách truy cập và mở file hosts tại /etc/hosts. Đồng thời, bạn hãy sử dụng thêm lệnh sudo dưới đây để mở:

sudo /etc/hosts

Sửa thông tin trên file hosts

File host là tệp cục bộ có chứa tên miền và địa chỉ IP phù hợp của chúng. Nó được tìm thấy trong tất cả các hệ điều hành phổ biến và hoạt động như một bản đồ, xác định và định vị các máy chủ trên mạng IP.

Khi truy cập vào một website, trước tiên máy tính của bạn sẽ kiểm tra file hosts để xem địa chỉ IP nào được kết nối. Nếu thông tin không có, nhà cung cấp dịch vụ sẽ tìm kiếm DNS phục vụ cho việc tìm các tài nguyên cần thiết để tải trang web. 

Vậy tại sao cần sửa thông tin file hosts như một thủ thuật kiểm tra website? Thông thường sẽ mất từ 24 – 48 giờ để tên miền của bạn bắt đầu hoạt động và trong thời gian đó, người dùng sẽ không thể truy cập vào website của mình.

Bằng cách chỉnh sửa file hosts, đặc biệt là thêm địa chỉ IP tùy chỉnh trỏ đến tên miền, bạn sẽ có thể mở website của mình. Điều này khá hữu ích trong trường hợp muốn sửa đổi trang web của mình sau khi di chuyển và xem nó sẽ trông như thế nào trên server mới. 

File hosts được viết ở định dạng văn bản thuần túy, do đó bạn có thể sử dụng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào như Notepad để chỉnh sửa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những thay đổi sẽ chỉ ảnh hưởng đến hệ thống chứa tệp máy chủ. 

Để sửa thông tin tệp, tại file hosts bạn tiến hành thêm một dòng mới với nội dung theo cú pháp: IP_HOSTING_VPS [dấu cách] Ten_Mien_Cua_Ban, ví dụ: 45.125.239.172 hvn.vn

  • Trong đó “45.125.239.172” là địa chỉ IP của hosting mới và “hvn.vn” là domain mà bạn mong muốn kiểm tra xem liệu nó đã hoạt động trên hosting hay chưa.

Kiểm tra website đã trỏ về hosting chưa?

Để xem xét liệu website đã được trỏ về hosting chưa, bạn tiến hành truy cập vào Command Prompt bằng cách nhấn tổ hợp phím Window+R, sau đó gõ vào cmd. Tiếp tục dùng lệnh ping hvn.vn (thay thế bằng tên miền của bạn), chúng ta sẽ thấy tại máy tính hiện tại, tên miền đã được trỏ về IP trong file hosts đã thêm.

Thủ thuật kiểm tra website này giúp người dùng có thể cấu hình dữ liệu trên hosting với tên miền được thử nghiệm trước, sau khi mọi hoạt động đều ổn, bạn có thể cấu hình tên miền về IP mới nhằm tránh tình trạng website bị gián đoạn dịch vụ.

Thực chất tên miền chính được kiểm tra vẫn đang trỏ về IP đã được cấu hình tại khu vực quản lý DNS của tên miền. Chỉ trên máy tính đã tiến hành sửa file hosts, tên miền chính hvn.vn bị trỏ về một ip mới là 45.125.239.172.

Tại sao không thể truy cập vào website?

không thể truy cập website

Việc hiểu được lý do tại sao trang web không thể hoạt động là một yếu tố quan trọng để giúp bạn có thể kiểm tra website đúng chỗ, cũng như giải quyết vấn đề nhanh chóng để không làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và trải nghiệm người dùng.

Về bản chất, có hai lý do chính khiến một trang web không thể truy cập được. Đầu tiên là lỗi giao diện người dùng, chẳng hạn như vấn đề về cấu hình trình duyệt hoặc vấn đề kết nối internet. Lý do thứ hai và phổ biến nhất khiến trang web không khả dụng là lỗi backend.

Lỗi backend có thể xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào, từ mã hóa không chính xác đến uptime từ phía máy chủ. Do đó, hãy dành chút thời gian để khám phá những lý do phổ biến nhất khiến trang web đột nhiên biến mất khỏi internet và có kế hoạch kiểm tra website đúng hướng:

  • Vấn đề về mã hóa: Bất kể quy mô, thiết kế hay mục đích của trang web, toàn bộ cơ sở hạ tầng trực quan và vận hành của trang đều được xây dựng bằng code. Đây có thể là HTML, CSS, JavaScript, PHP và nhiều hơn nữa. Thật không may, chỉ cần một dongf code sai cũng có khả năng làm sập toàn bộ trang web hoặc các phần của trang.
  • Bảo trì web server: Thường được thực hiện trong những giờ không cao điểm, việc bảo trì máy chủ theo lịch trình là điều cần thiết và được thực hiện trên cả các máy chủ web nhỏ và lớn. Mặc dù việc bảo trì duy trì môi trường ổn định và hiệu suất cao nhưng nó cũng có thể dẫn đến downtime của trang web. Nói chung, máy chủ web thông báo khung thời gian bảo trì máy chủ theo lịch trình. Nếu trang tiếp tục không khả dụng sau khi server trở lại hoạt động bình thường, hãy liên hệ với web host vì nó có thể do lỗi cấu hình.
  • Lỗi server: Lỗi server phổ biến nhất, ngoài vấn đề phần cứng bị vấn đề, là lưu lượng truy cập tăng đột ngột. Mặc dù phần lớn máy chủ có khả năng xử lý vấn đề tăng đột ngột traffic, nhưng nếu có một lượng lớn yêu cầu dữ liệu không lường trước được, điều này có thể làm quá tải tài nguyên của máy chủ và làm sập trang web. Vì thế hãy kiểm tra website và máy chủ web để có kế hoạch dự phòng cho các tình huống tương tự.

Trong trường hợp bạn cần sự hỗ trợ của chuyên gia để kiểm tra website uy tín, hãy kết nối ngày với HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – thông qua Hotline 024.9999.7777, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan của bạn, đồng thời hướng dẫn chi tiết các để kiểm tra trang web nhanh chóng, hiệu quả. 

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận