Tài khoản Google chứa nhiều thông tin và dữ liệu trực tuyến quan trọng của người dùng, chẳng hạn email, ảnh, tài liệu Drive, video YouTube hoặc thậm chí là bài review trên Maps. Nếu những thông tin này rơi vào tay kẻ xấu, bạn sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả không mong muốn. Bài viết này không chỉ giới thiệu khái quát tài khoản Google là gì mà còn cung cấp một số cách cơ bản để bảo vệ tài khoản khỏi các mối đe dọa mạng.
Tài khoản Google là gì?
Tài khoản Google là tài khoản được người dùng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) sử dụng để đăng nhập vào các dịch vụ phổ biến của Google, tiêu biểu như Gmail, Drive, Docs, Sheets, Slide, Meet, Google Ads,… Đối với doanh nghiệp, tên trên tài khoản Google không dừng lại ở mỗi tên người dùng, mà nó có thể là tên của bộ phận phòng ban – hỗ trợ cho việc cộng tác đội nhóm.
Tuy nhiên không phải dịch vụ nào của Google cũng yêu cầu người dùng phải đăng nhập tài khoản Google để có thể sử dụng. Chẳng hạn các ứng dụng như YouTube hay Google Search, bạn vẫn có thể dùng bình thường mà không cần đăng nhập.
Lợi ích của tài khoản Google
Khi đề cập đến lợi ích của tài khoản Google là gì, nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Gmail. Tuy nhiên, Gmail chỉ là một trong số những dịch vụ bạn có thể sử dụng sau khi đăng ký account.
Vậy chính xác tài khoản Google mang đến cho người sử dụng những tiện ích tuyệt vời nào?
- Đối với Google Search và Google Chrome: Người dùng có thể kiểm tra lịch sử trình duyệt Google, lưu lại các trang quan trọng để truy cập nhanh chóng trong những lần sau, lưu mật khẩu đăng nhập các trang một cách dễ dàng.
- Đối với YouTube: Cho phép xem lại lịch sử tìm kiếm và các video đã xem cũng như lưu lại, sử dụng tài khoản Google để bình luận, đăng ký và thích các kênh YouTube, tạo kênh YouTube cho riêng mình để đăng tải và kiếm tiền.
- Đối với Google Ads: Hiểu tài khoản Google là gì, bạn sẽ nhận ra Google account là điều kiện cần để chạy các loại hình quảng cáo, từ đó nâng cao tỷ lệ tiếp cận khách hàng trên không gian mạng.
- Các lợi ích bổ sung khác: Tài khoản Google cung cấp cho người dùng dung lượng lưu trữ đám mây (15GB đối với tài khoản cá nhân không mất phí, tối thiểu 30GB đối với tài khoản Google Workspace dành cho doanh nghiệp), tham gia các cuộc họp video Meet, sử dụng các ứng dụng nổi bật khác của Google (Docs, Sheets, Slides, Chat,…), thiết kế và sở hữu trang web cá nhân với Google Site, xác minh doanh nghiệp thông qua Google My Business và Google Map, sử dụng các công cụ đo lường tối ưu nhất hiện nay như Google Analytics hay Google Console,…
Trên đây chỉ là một phần trong “kho tàng” lợi ích mà tài khoản Google mang lại cho người dùng. Bạn có thể tìm hiểu tài khoản Google là gì và đăng ký tài khoản để tự mình trải nghiệm những tiện lợi mà nó mang đến cho cuộc sống hàng ngày cũng như công việc.
04 phương thức bảo vệ tài khoản Google
Đồng bộ hóa tài khoản Google trên các thiết bị cũng như kết nối tài khoản với nhiều ứng dụng khác đem đến cho người dùng sự tiện lợi khi sử dụng, nhưng cũng có thể mang đến nhiều rắc rối về bảo mật nếu không được bảo vệ đúng cách.
Quá trình giải thích tài khoản Google là gì cho biết người dùng có thể sử dụng tài khoản để đăng nhập vào nhiều dịch vụ khác nhau. Điều đó có nghĩa là là bạn đang cấp cho các ứng dụng của bên thứ ba quyền truy cập vào tài khoản của mình – nơi chứa rất nhiều thông tin cá nhân người dùng. Vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn cho tài khoản Google?
Dưới đây là 04 phương pháp cơ bản giúp bạn có thể gia tăng thêm tính bảo mật cho tài khoản của mình.
Cài đặt mật khẩu mạnh và duy nhất
Mật khẩu được ví như người gác cổng cho tất cả dữ liệu quan trọng của người dùng. Một mật khẩu yếu đối với tin tặc giống như việc trải tấm thảm để tấn công tài khoản. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp tốt nhất để bảo vệ tài khoản Google là gì? Đó chính là đặt mật khẩu mạnh và duy nhất – cách tưởng chừng rất đơn giản và cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng.
Mật khẩu mạnh cho tài khoản Google là gì? Một password được đánh giá là đủ mạnh mẽ là một dãy ký tự có độ dài tối thiểu 8 ký tự với đầy đủ các yếu tố: chữ cái thường, chữ cái in hoa, số và ký tự đặc biệt. Đặc biệt, người dùng nên hạn chế sử dụng thông tin cá nhân như ngày sinh, tên họ, địa chỉ, số điện thoại,…làm mật khẩu cho tài khoản Google của mình.
Thiết lập xác thực 2 yếu tố
Xác thực 2 yếu tố (2FA) là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên nền tảng trực tuyến. Nếu như bạn – hoặc ai đó đang cố gắng đăng nhập vào tài khoản Google, thông báo cảnh báo đăng nhập sẽ ngay lập tức được gửi đi thông qua một phương thức khác đã được thiết lập trước đó. Vì thông báo được gửi đi vào thời điểm có người cố gắng đăng nhập, nên khả năng bạn có thể ngăn chặn việc vi phạm của hacker là rất cao.
Việc lựa chọn phương thức xác minh cũng vô cùng quan trọng. Các cách để xác minh 2 yếu tố đối với tài khoản Google là gì? Google cung cấp cho người dùng nhiều cách để xác mình 2 bước, bao gồm: nhận mã qua số điện thoại, sử dụng security key hoặc kích hoạt Google Prompt. Tùy theo thói quen sử dụng cũng như đánh giá mức độ tiện lợi, bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất cho cài đặt của mình.
Kiểm tra phương thức liên hệ dự phòng
Đã bao lâu rồi bạn chưa cập nhật email khôi phục hoặc phương thức liên hệ của mình? Tầm quan trọng của thao tác này đối với bảo mật tài khoản Google là gì? Việc sử dụng email và số điện thoại khôi phục được ví như cửa sau cho việc đăng nhập vào tài khoản Google. Chẳng hạn trong trường hợp quên mật khẩu, hoặc có ai đó cố gắng đăng nhập vào tài khoản, thông báo sẽ được gửi tới các phương thức khôi phục này.
Tuy nhiên, theo thời gian, tài khoản email khôi phục có thể không còn an toàn nữa, hoặc có thể số điện thoại đã thay đổi. Lúc này, người dùng cần kiểm tra và thay đổi phương thức liên hệ dự phòng của mình bằng cách truy cập vào Security trong phần quản lý tài khoản Google.
Dọn dẹp ứng dụng có quyền truy cập vào tài khoản Google
Ngày nay, nhiều ứng dụng cung cấp cho người dùng tùy chọn tạo tài khoản mới bằng thông tin đăng nhập Google. Mặc dù điều này có thể đơn giản hóa quá trình đăng nhập, nhưng vô hình trung đã cung cấp một số quyền nhất định đối với tài khoản Google cho ứng dụng đó. Đó là lý do vì sao các chuyên gia luôn khuyên người dùng nên chú gì đọc kỹ các quyền mà ứng dụng thứ ba đó yêu cầu cung cấp khi đăng nhập bằng tài khoản Google là gì.
Do đó, một trong những phương pháp hiệu quả để bảo vệ tài khoản Google là dọn dẹp những ứng dụng được liên kết nhưng không còn sử dụng nữa. Để xem ứng dụng của bên thứ ba nào được liên kết với tài khoản Google, truy cập vào section Security trong mục quản lý tài khoản Google và cuộn xuống để tìm phần “Your connections to third-party apps & services” (Kết nối của bạn với ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba).
Từ đây, người dùng có thể quản lý quyền và thu hồi quyền truy cập vào từng ứng dụng. Google cũng tự động chặn các ứng dụng và thiết bị được cho là không an toàn. Bạn có thể tắt tính năng này nhưng không được các chuyên gia khuyến khích.
Để khai thác thêm cách khác để bảo vệ tài khoản Google, hãy nhấp vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để được chuyên gia của HVN Group – Đối tác cấp cao Premier Partner của Google Cloud – tư vấn chi tiết.
Đoạn kết
Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm rõ tài khoản Google là gì cũng như trang bị cách để bảo vệ tài khoản và các dữ liệu Google Workspace của mình khỏi các mối đe dọa trên không gian mạng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến nội dung nêu trên, vui lòng kết nối trực tiếp tới HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – thông qua Hotline: 024.9999.7777 để đội ngũ nhân viên với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp Google Workspace hỗ trợ giải đáp.