Subdomain là gì? Hướng dẫn tạo subdomain nhanh chóng

06/04/2024
631 lượt xem
Để lại đánh giá post nếu bạn thấy hữu ích nhé
Chia sẻ qua
tìm hiểu subdomain là gì

Thông thường, toàn bộ cơ sở hạ tầng của một website được đặt trong tên miền và TLD. Tuy nhiên, có những trường hợp một phần website trở nên quá rộng đến mức ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất trang. Subdomain là phương pháp “cứu cánh” cho trường hợp này. Vậy Subdomain là gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan và hướng dẫn cách tạo trên cPanel và DirectAdmin.

Subdomain là gì?

subdomain là gì

Subdomain, hay tên miền phụ, là tiền tố được thêm vào tên miền để phân tách với một phần website của bạn. Chủ sở hữu website chủ yếu sử dụng nó để quản lý các phần mở rộng yêu cầu phân cấp nội dung của riêng mình, chẳng hạn như cửa hàng trực tuyến, blog, bảng việc làm hoặc nền tảng hỗ trợ.

Yếu tố này hoạt động như một website riêng biệt với tên miền. Sự khác biệt này cho phép bạn phát triển một phần của trang web mà không làm xáo trộn mục đích chung của trang. Vì chúng khác với TLD nên subdomain có thể yêu cầu tài nguyên bổ sung để quản lý nội dung, SEO kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để trang web hoạt động hiệu quả. 

Cấu trúc của subdomain

cấu trúc subdomain

Để hiểu rõ hơn về subdomain là gì, bạn nên nghiên cứu đôi nét về cấu trúc của URL. URL bao gồm một số phần chính, gồm:

  • Giao thức HTTP hoặc HTTPS: đường dẫn file chuyển dữ liệu từ máy chủ web sang trình duyệt của bạn để nó có thể tải website.
  • Subdomain: Là phần đứng ngay sau giao thức HTTP hoặc HTTPS và có nhiệm vụ phân tách các phần riêng biệt của một website.
  • Second-level domain (SLD): Là tên website của bạn (thường là tên thương hiệu hoặc tên doanh nghiệp)
  • Top-level domain (TLD): Là phần cuối của tên miền, ví dụ .com hoặc .org.
  • Subdirectory: Trỏ người dùng đến thư mục chính của web – nói cách khác chính là homepage và các trang cốt lõi khác đang hoạt động trên trang.

Ví dụ, tên miền gốc (root domain) của Google là www.google.com. Đây là địa chỉ mọi người thường gõ vào thanh tìm kiếm trên trình duyệt để truy cập vào Google. Theo thời gian, Google đã phát triển để cung cấp đầy đủ các sản phẩm độc lập với công cụ tìm kiếm của mình. Để tách biệt với các miền này, Google sử dụng các miền phụ như docs.google.com cho trang Tài liệu, hay ads.google .com cho Google Ads.

Subdomain khác gì domain?

Để xác định chi tiết sự khác nhau giữa domain và subdomain là gì, chúng ta tiến hành phân tích dựa trên 05 đặc điểm chính:

Domain Subdomain
Cấu trúc Bao gồm tên miền cộng với phần mở rộng và trông giống như domain.com. Chứa một phần bổ sung để biểu thị nội dung mà nó đại diện và có hình thức trông giống như blog.domain.com
Mục đích Domain là yếu tố bắt buộc cho một website và cần được đăng ký trước khi xây dựng trang web. Thành phần này có thể được thiết lập cho các mục đích cụ thể như blog công ty, cửa hàng trực tuyến hoặc hỗ trợ khách hàng và có thể được tạo sau khi có trang web.
Xây dựng thương hiệu Đóng vai trò là bộ mặt của website và thường được khác truy cập nhận ra ngay lập tức. Phục vụ một mục đích cụ thể, nhưng có những trường hợp tên miền phụ vẫn được công nhận rộng rãi.
Theo dõi Bạn có thể theo dõi root domain để hiểu rõ hơn về hiệu suất và traffic của website. Bạn cần thiết lập các thiết lập riêng cho từng miền phụ để theo dõi.
SEO Tất cả các backlink đều dẫn đến một URL duy nhất, giúp việc xây dựng uy tín miền trở nên dễ dàng hơn. Công cụ tìm kiếm coi subdomain là các trang web riêng biệt, do đó traffic của chúng không thúc đẩy SEO của tên miền.

Ưu và nhược điểm của subdomain

ưu và nhược điểm của subdomain

Bên cạnh vấn đề subdomain là gì, nhiều người dùng quan tâm đến các ưu và nhược điểm của yếu tố này, từ đó có những quyết định sáng suốt hơn khi tạo tên miền phụ cho website của mình. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để trả lời cho vấn đề của mình:

Ưu điểm  Nhược điểm
  • Tối ưu hóa có mục tiêu: Mỗi miền phụ có thể được tối ưu hóa cho các từ khóa, đối tượng hoặc mục đích cụ thể, cho phép bạn điều chỉnh chiến lược SEO của mình và cải thiện khả năng hiển thị trong kết quả của công cụ tìm kiếm.
  • Tính linh hoạt: Cung cấp tính linh hoạt để tạo các website hoặc phần nhỏ riêng biệt trong tên miền cấp cao nhất, cho phép tổ chức tùy chỉnh thiết kế, chức năng và nội dung cho từng miền phụ.
  • Cơ hội xây dựng thương hiệu: Các subdomain có thể mang đến cơ hội xây dựng thương hiệu bằng cách tạo ra sự hiện diện nhất quán và đáng nhớ cho các phần cụ thể trên website, chẳng hạn như blog hoặc e-Commerce.
  • Bản địa hóa: Nếu tổ chức hiện diện trên toàn cầu, bạn có thể sử dụng tên miền phụ thay vì các website khác nhau để nhắm mục tiêu đến các khu vực hoặc ngôn ngữ khác nhau. Điều này cho phép người dùng cung cấp nội dung được bản địa hóa và nhắm mục tiêu đến các đối tượng cụ thể.
  • Thân thiện với ngân sách: Subdomain cũng cho phép doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách vì không cần phải mua thêm domain mới.
  • Độ phức tạp về kỹ thuật: Việc quản lý subdomain có thể phức tạp và tốn thời gian hơn so với việc quản lý một domain duy nhất, vì mỗi miền phụ thường yêu cầu dịch vụ lưu trữ, cấu hình và bảo trì riêng biệt.
  • Quyền hạn bị chia nhỏ: Được công cụ tìm kiếm xem là các thực thể riêng biệt, nghĩa là quyền hạn, backlink và danh tiếng trên domain có thể được phân chia giữa nhiều tên miền phụ.
  • Yêu cầu theo dõi subdomain: Việc theo dõi hành vi và dữ liệu của người dùng trên các miền phụ khác nhau có thể gặp khó khăn, yêu cầu cấu hình và thiết lập bổ sung để đảm bảo theo dõi phù hợp cho mục đích phân tích và marketing.
  • Bảo trì và cập nhật: Việc thực hiện các thay đổi hoặc cập nhật trên nhiều subdomain có thể đòi hỏi nhiều nỗ lực và phối hợp hơn vì nó có thể cần triển khai các bản cập nhật riêng cho từng miền.

Mặc dù chọn tên miền là một trong những bước đầu tiên cần thực hiện khi xây dựng website, nhưng tổ chức có thể tạo miền phụ bất cứ khi nào. Hiểu subdomain là gì, bạn sẽ nhận ra việc tạo domain cung cấp quyền sử dụng tên miền phụ không giới hạn. Chi tiết về cách tạo sẽ được hướng dẫn trong phần sau của bài viết.

Lợi ích khi tạo subdomain

Mục tiêu cho việc tạo subdomain là gì? Như đã đề cập trước đó, miền phụ thường được sử dụng để sắp xếp nội dung của website thành các phần khác nhau. Ví dụ, một công ty có thể sử dụng yếu tố này cho blog của mình và tạo miền phụ khác cho knowledge base hoặc cửa hàng trực tuyến của mình.

Subdomain cũng có thể được sử dụng để tạo các trang web phụ có liên quan đến website chính. *Ví dụ: một trường đại học có thể sử dụng cho từng cơ sở của mình hoặc một trang tin tức có thể dùng nó cho từng lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như thể thao, kinh doanh và giải trí.

lợi ích của subdomain là gì

Dưới đây là một số lợi ích nổi bật để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của subdomain là gì:

  • Tổ chức: Miền phụ có thể giúp sắp xếp nội dung của trang web thành nhiều phần khác nhau, từ đó giúp khách truy cập tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm một cách dễ dàng hơn. Ví dụ, một công ty có thể dùng cho blog kiến thức của mình, miền phụ khác cho forum.
  • Xây dựng thương hiệu: Một lợi ích quan trọng khác khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm subdomain là gì chính là nỗ lực cải thiện hình ảnh của thương hiệu trên không gian trực tuyến. Các website phụ được tạo ra từ tên miền phụ sẽ xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm như một trang độc lập và có thể tiếp cận trực tiếp với đối tượng mục tiêu nếu cung cấp các thông tin mà họ đang quan tâm. Việc này giúp thương hiệu mở rộng khả năng tiếp cận và nhanh chóng được biết đến hơn.
  • SEO: Hỗ trợ cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Ví dụ, nếu một trang web có tên miền phụ cho blog thì các bài đăng trên blog có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm một cách độc lập với website chính. Điều này có thể giúp tăng khả năng hiển thị của website chính trong trang kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều traffic hơn.
  • Bảo mật: Thành phần tên miền này ược sử dụng để tách biệt các phần khác nhau của website. Yếu tố này góp phần cải thiện tính bảo mật của trang, vì tin tặc có quyền truy cập vào một miền phụ sẽ không đồng nghĩa với việc có thể truy cập vào các miền phụ khác.

Hướng dẫn cách tạo subdomain

Sau khi đăng ký dịch vụ hosting với nhà cung cấp uy tín, doanh nghiệp sẽ có quyền truy cập vào nền tảng quản trị máy chủ web. cPanel và DirectAdmin là hai trong số những giải pháp quản trị máy chủ web được nhiều người dùng ưa chuộng. Để giúp bạn – những người đã hiểu rõ subdomain là gì và có nhu cầu tạo cho website của mình, hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn có thể tạo nhanh chóng trên các nền tảng quản trị này.

Chi tiết cách tạo subdomain cho hosting trên cPanel

Bước 1: Tiến hành login vào hosting cPanel bằng các thông tin đăng nhập được gửi vào email sau khi đăng ký thành công với nhà cung cấp dịch vụ hosting.

đăng nhập vào cpanel

Bước 2: Nhấp vào chọn section Subdomains.

đi tới mục subdomain

Bước 3: Tiến hành tạo trên cPanel trên giao diện Create a Subdomain.

tiến hành tạo subdomain trong cpanel

Trường Domain nêu chi tiết về domain mà bạn muốn tạo tên miền phụ. Bằng cách nhấp vào đây, người dùng có thể chọn các miền khác nhau trên tài khoản của mình từ danh sách thả xuống. Nếu không thể tìm được miền cần thêm subdomain, hãy quay lại và thêm nó vào nền tảng thông qua tính năng Addon Domain của cPanel.

Trước khi tạo subdomain trong cPanel, bạn cần điền đầy đủ các thông tin vào trường:

  • Subdomain: Cung cấp tên miền mà bạn muốn tạo sau khi đã hiểu lợi ích của subdomain là gì. Chẳng hạn, muốn tạo miền phụ cho dev, hãy điền “dev”. Lưu ý rằng trường này chỉ yêu cầu bạn nhập miền phụ thay vì là cả domain được liên kết với.
  • Domain: Như đã đề cập ở trên, trường này yêu cầu bạn cung cấp domain thực tế mà subdomain liên kết với. Lưu ý rằng các miền phải được chọn từ danh sách thực tế hiện được liên kết với tài khoản cPanel Web Hosting, đó có thể là domain, addon domain hoặc tên miền phụ khác.
  • Document Root: Người dùng tiến hành điền thư mục chứa code của miền phụ hoặc có thể để mặc định. Thư mục được đặt cần phải liên quan đến folder public_html.

Khi điền xong thông tin vào các trường trên, hãy nhấp chuột vào Create và quay lại trang chủ.

quay trở lại trang chủ

Bước 4: Đi tới File Manager trong section File. Lúc này, một thư mục tên “dev” đã được thêm vào trước đó >> upload code vào bên trong thư mục này và cài đặt website.

đi tới file manager

folder dev được tạo trước đó

*Lưu ý: Việc tạo subdomain trong cPanel có thể mất từ 5-10 phút để hoàn thành. Do đó, người dùng có thể thấy trang 404 nếu ngay lập tức tạo gì đó, chẳng hạn WordPress, sau khi vừa tạo một miền phụ.

Chi tiết cách tạo subdomain cho hosting trên DirectAdmin

Bước 1: Đăng nhập vào DirectAdmin >> đi đến phần Account Manager và chọn vào Subdomain Management.

đi tới domain setup trong directadmin

Bước 2: Nếu hosting có nhiều domain chạy đồng thời trên nền tảng, hãy chọn domain muốn tạo tên miền phụ.

chọn miền cần thêm subdomain

Bước 3: Thực hiện tạo subdomain trên DirectAdmin bằng cách nhấp chuột vào Add Subdomain.

thêm tên miền phụ

Tiếp theo, bạn điền miền phụ và chọn Add Subdomain để hoàn thành việc tạo.

nhập tên subdomain

*Lưu ý: Khi tạo miền phụ, tên thư mục của subdomain sẽ nằm trong đường dẫn public_html, do đó bạn cần trỏ miền về IP của hosting để có thể sử dụng.

Nếu gặp vấn đề trong quá trình thực hiện việc tạo subdomain, hãy nhấp ngay vào LIÊN HỆ NGAY để các chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ kịp thời.

LIÊN HỆ NGAY

Được biết đến là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ hosting uy tín nhất trên thị trường, HVN không chỉ hỗ trợ các gói web hosting có mức giá cạnh tranh dành cho đa dạng đối tượng, mà còn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến subdomain là gì, đội ngũ luôn thường trực 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc cũng như hỗ trợ giải quyết các sự cố kỹ thuật.

Những lưu ý cần biết khi tạo subdomain 

lưu ý khi tạo subdomain

Trong và sau khi tạo tên miền phụ, bạn nên xem xét một số lưu ý dưới đây để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cho website của mình:

  • Tạo subdomain rõ ràng: Ngay cả khi có quyền tự do lựa chọn đặt tên cho subdomain, tên đã chọn phải phù hợp với dịch vụ web tương ứng. Các thuật ngữ như blog hoặc cửa hàng tạo ra kỳ vọng rõ ràng và sẽ thuyết phục khách truy cập tốt hơn so với các thuật ngữ bất thường có nội dung mơ hồ. Bạn cũng có thể đăng ký gTLD mới phù hợp và mang đến cho sự hiện diện trực tuyến của mình một diện mạo chuyên nghiệp hơn nữa.
  • Sáng tạo nhưng cần phù hợp với thương hiệu: Tổ chức khi nhận ra vai trò của subdomain là gì có thể quyết định lựa chọn một miền đặc biệt để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Tên được chọn phải dễ nhớ và phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Hãy nhớ rằng miền phụ càng ngắn với thuật ngữ thương hiệu hấp dẫn sẽ được khách hàng dễ dàng ghi nhớ.
  • Chú ý tới gói hosting phù hợp: Số lượng subdomain có thể thiết lập cho website tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hosting đã chọn. Một số gói cho phép tổ chức có thể tạo số lượng subdomain không giới hạn. Do đó, hãy kiểm tra trước với nhà cung cấp dịch vụ để có kế hoạch tạo phù hợp.
  • Quản lý tập tin chính xác sau khi tạo subdomain: Nếu bạn hoặc nhân viên của mình thường xuyên tải nội dung lên website thì việc quản lý dữ liệu thông minh trên từng tên miền phụ là cần thiết. Bạn phải luôn có cái nhìn tổng quan rõ ràng, cả khi trực tuyến hoặc khi sử dụng trình quản lý tệp. 
  • Tạo main directory cho riêng bạn: Để quản lý nội dụng của từng subdomain một cách khéo léo, các chuyên gia khuyên tổ chức nên tạo thư mục chính của riêng mình trên web server trong bước đầu tiên. Việc thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần mở layer “www” trên máy chủ và tạo một thư mục mới. Trong tương lai, tất cả nội dung của miền phụ mới tại sẽ được lưu trữ tại đây.
  • Sử dụng tên miền phụ để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Như đã đề cập trong phần “Subdomain là gì?”, mặc dù nó không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng trên Google của website nhưng các miền phụ riêng lẻ hoạt động như các thư mục con. Với đủ số lượng các khu vực liên quan, chúng có thể được hiển thị rõ ràng hơn trong kết quả tìm kiếm.

Kết luận

Thông qua bài viết này, HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – đã giới thiệu tới bạn subdomain là gì cũng như hướng dẫn chi tiết các tạo tên miền phụ trên cPanel và DirectAdmin. Nếu gặp vấn đề trong quá trình tìm hiểu hoặc có nhu cầu đăng ký dịch vụ hosting cho doanh nghiệp, vui lòng kết nối trực tiếp với chúng tôi thông qua Hotline: 024.9999.7777.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận