SAN trong chứng chỉ SSL là gì?

24/08/2021
2009 lượt xem
Để lại đánh giá post nếu bạn thấy hữu ích nhé
Chia sẻ qua
san trong chung chi ssl la gi

Chứng chỉ SSL SAN cung cấp khả năng bảo mật các cấp độ khác nhau của tên miền và tên miền phụ bằng cách cung cấp mã hóa 256-bit mạnh mẽ. Vậy SAN trong chứng chỉ SSL là gì? Trong bài viết này, HVN sẽ cùng các bạn thảo luận về chứng chỉ SAN và lợi ích của nó đối với thế giới kinh doanh.

Chứng chỉ SSL/TLS là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về chứng chỉ SAN, hãy cùng khái quát đôi nét về SSL/TLS và lý do tại sao yếu tố này cần thiết cho các doanh nghiệp trong kinh doanh trực tuyến.

SSL (Secure Sockets Layer) và TLS (Transport Layer Security) là các giao thức mã hóa dữ liệu giữa máy khách (ví dụ: trình duyệt web) và máy chủ. Mã hóa bảo vệ thông tin quan trọng, chẳng hạn như dữ liệu cá nhân hoặc giao dịch tài chính, khỏi bị truy cập trái phép

Chứng chỉ SSL/TLS được sử dụng như một công cụ xác minh danh tính của máy chủ và thiết lập kết nối an toàn. Khi khách truy cập vào một website https (http secure), trình duyệt sẽ kiểm tra chứng chỉ SSL/TLS được cài đặt trên server để đảm bảo rằng trang web đó là hợp pháp.

Certificate này chứa thông tin về chủ sở hữu website, cơ quan cung cấp chứng chỉ (CA) và các khóa mã hóa được sử dụng để liên lạc an toàn.

giới thiệu về chứng chỉ ssl

Có nhiều loại chứng chỉ SSL/TLS khác nhau trên thị trường, mỗi loại cung cấp các mức độ xác thực và tính năng bảo mật khác nhau:

  • Chứng chỉ xác thực tên miền (DV): Xác minh quyền sở hữu tên miền và cung cấp mức xác thực cơ bản. Loại certificate này thường được sử dụng cho các website không yêu cầu cao về bảo mật hoặc các blog cá nhân.
  • Chứng chỉ xác thực tổ chức (OV): Ngoài xác thực tên miền, loại SSL certificate này còn xác minh tổ chức đứng sau trang web, đồng thời cung cấp mức độ bảo mật cao hơn cho website.
  • Chứng chỉ xác thực mở rộng (EV): Đây là chứng chỉ SSL cao cấp nhất khi yêu cầu một quy trình xác minh kỹ lưỡng, gồm xác minh thủ công các tài liệu và thông tin liên hệ. EV được sử dụng bởi các website xử lý thông tin quan trọng và giao dịch trực tuyến.

Chứng chỉ SAN/UCC là gì?

Chứng chỉ SAN (Subject Alternative Name), còn được gọi là UCC (Unified Communications Certificate), cho phép nhiều tên miền được bảo mật dưới một chứng chỉ duy nhất.

Chứng chỉ SAN hoạt động bằng cách đưa nhiều tên miền vào trường Subject Alternative Name của chứng chỉ. Trường này cho phép chứng chỉ hợp lệ cho tất cả các domain được liệt kê trong đó, từ đó loại bỏ nhu cầu về chứng chỉ riêng biệt. 

Ví dụ: SAN có thể bảo mật các miền như www.vidu.com, mail.vidu.com và shop.vidu.com, tất cả đều được bảo mật bởi duy nhất một chứng chỉ.

Khả năng bảo mật nhiều tên miền khiến chứng chỉ SSL SAN trở thành lựa chọn lý tưởng cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhiều website hoặc subdomain.

chứng chỉ ssl san

Một trong những lợi ích nổi bật nhất của chứng chỉ SSL SAN là tính linh hoạt. Chúng có thể được cấp lại để thay đổi tên miền bất kỳ lúc nào mà không yêu cầu trả thêm phí. Nếu bạn quyết định thay đổi tên miền hoặc đăng ký tên miền mới vào website của mình, chỉ cần yêu cầu cấp lại chứng chỉ và gán lại SAN cho các miền mới.

Ngoài ra, chứng chỉ SAN có thể bảo mật lên tới 500 mục nhập (entry), một số mục nhập non-wildcard thường được bao gồm trong giá chứng chỉ SSL ban đầu. Điều này cho phép các tổ chức có thể bảo mật một số lượng lớn tên miền theo một chứng chỉ duy nhất, giảm đáng kể chi phí và giúp quản lý certificate một cách dễ dàng.

Hơn nữa, chứng chỉ SAN có thể được sử dụng trên các địa chỉ IP không giới hạn với nhiều private key đồng thời. Điều này đặc biệt có lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ hosting hoặc tổ chức có máy chủ ảo, vì nó cho phép bảo mật nhiều địa chỉ IP và private key mà không cần chứng chỉ riêng lẻ.

Chứng chỉ SSL SAN vs Wildcard

wildcard vs san

Chứng chỉ SSL SAN có thể giống với chứng chỉ Wildcard trong cách áp dụng cho nhiều domain và subdomain. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại certificate này nằm ở phạm vi tên miền có thể được bảo mật.

Chứng chỉ SAN được thiết kế để bảo mật nhiều tên miền cụ thể trong một chứng chỉ duy nhất. Mỗi domain được liệt kê trong trường Subject Alternative Name của chứng chỉ đều hợp lệ nhờ SAN.

Chứng chỉ Wildcard bảo mật một miền duy nhất và tất cả các tên miền phụ của nó. Certificate này sử dụng ký tự đại diện (*) trong trường tên miền, có nghĩa là “bất kỳ subdomain nào của domain đã được chọn này”.

Như vậy, Wildcard là một phương pháp hợp lý để bảo vệ nhiều tên miền phụ trên một domain, thậm chí nó còn cho phép số subdomain không giới hạn và không cần xác định tại thời điểm mua. Trong khi đó, nếu bạn cần bảo vệ nhiều miền khác nhau thì SAN là lựa chọn phù hợp nhất.

Khi nào nên sử dụng chứng chỉ SAN?

Khi được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm, SSL certificate sẽ mang lại website nhiều lợi thế cũng như giúp doanh nghiệp tạo được những bước đột phá trên môi trường trực tuyến. Chứng chỉ SAN có thể phát huy hết tính năng của nó khi được sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Bảo mật nhiều domain dưới một chứng chỉ duy nhất: Nếu tổ chức có nhiều domain và subdomain cần được bảo mật, việc sử dụng chứng chỉ SSL SAN có thể là một giải pháp tiết kiệm chi phí và hiệu quả.
  • Truyền thông an toàn cho nền tảng truyền thông hợp nhất (UC): Nền tảng UC tích hợp nhiều công cụ giao tiếp khác nhau như email, nhắn tin tức thời, hội nghị trực tuyến video, và thường yêu cầu kết nối an toàn. SAN có thể bảo mật các miền khác nhau được liên kết với các nền tảng UC này, đồng thời đảm bảo thông tin liên lạc được mã hóa và bảo vệ an toàn.
  • Cân bằng tải và thiết lập tính sẵn sàng cao: Khi sử dụng bộ cân bằng tải định tuyến request để quản lý traffic, một chứng chỉ SAN sẽ giúp bao trùm được nhiều máy chủ ảo. Tất cả sẽ có cùng một chứng chỉ hợp lệ và đáng tin cậy, từ đó cho phép định tuyến request liền mạch, an toàn mà không cần cấp thêm certificate.

Lựa chọn nhà cung cấp chứng chỉ SSL SAN phù hợp

lựa chọn nhà cung cấp chứng chỉ san

Để có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chứng chỉ SAN phù hợp với nhu cầu và tình trạng website, bạn có thể xem xét đến một vài yếu tố sau:

  • Mức xác thực: Các provider khác nhau cung cấp các mức độ xác thực khác nhau cho chứng chỉ SSL SAN. Do đó, hãy xem xét mức độ tin cậy và bảo mật cần thiết cho website của mình để có thể chọn nhà cung cấp phù hợp.
  • Uy tín: Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy trong ngành. Hãy tiến hành kiểm tra các đánh giá và phản hồi từ những khách hàng khác để đảm bảo nhà cung cấp đó có danh tiếng tốt.
  • Tùy chọn giá cả và hỗ trợ: Hãy so sánh các tùy chọn chi phí và hỗ trợ được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, đồng thời xem xét đến các yếu tố như chi phí cho các mục bổ sung, phí gia hạn và khả năng hỗ trợ khách hàng.

Đoạn kết

Có thể nói chứng chỉ SSL SAN là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và quản trị dễ dàng hơn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nội SAN certificate, vui lòng kết nối với chuyên gia của HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – qua Hotline: 024.9999.7777 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận