Quản trị tài chính – Khái niệm, vai trò và các nguyên tắc cơ bản

31/10/2023
876 lượt xem
Để lại đánh giá post nếu bạn thấy hữu ích nhé
Chia sẻ qua
quản trị tài chính

Tài chính là một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng để bắt đầu bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào quản trị tài chính tốt đều có mức tăng trưởng theo cấp số nhân, ngược lại việc quản lý sao các nguồn tài chính có thể dẫn đến thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn đi sâu hơn vào thế giới quản trị tài chính trong doanh nghiệp.

Quản trị tài chính là gì?

“Quản trị tài chính là thủ tục liên quan đến việc lập kế hoạch, huy động, kiểm soát và quản lý các quỹ được sử dụng trong kinh doanh.” – Chuyên gia tài chính Guthman và Dougal

Quản trị tài chính là giải pháp kinh doanh liên quan đến việc đầu tư các nguồn tài chính sẵn có để tạo ra lợi tức đầu tư (ROI) cao hơn. Vai trò của các chuyên gia trong bộ phận quản trị tài chính công ty là lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát tất cả các giao dịch trong tổ chức, đồng thời tạo ra quy trình cụ thể để tối đa hóa khả năng mở rộng. Những chuyên gia này cũng giám sát khoản đầu tư ban đầu của người sáng lập, tài trợ bằng nợ, đầu tư mạo hiểm, phát hành ra dân chúng hoặc các nguồn tài chính sẵn có khác.

Các chuyên gia quản trị tài chính cũng chịu trách nhiệm phân bổ vốn một cách tối ưu để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng tài chính cao hơn cho tổ chức.

Ví dụ về quản trị tài chính công ty

quản trị tài chính là gì

Tình huống: Một công ty muốn mở rộng hoạt động.

Người chịu trách nhiệm quản trị tài chính trước tiên sẽ đánh giá tình hình tài chính của công ty và xác định số tiền cần thiết để hỗ trợ việc mở rộng. Sau đó, họ sẽ phát triển một ngân sách bao gồm các chi phí liên quan đến việc mở rộng, chẳng hạn như thiết bị mới và lương nhân viên.

Tiêp theo, ban quản trị tài chính sẽ đánh giá rủi ro và lợi ích của các phương án tài trợ khác nhau, ví dụ như vay vốn hoặc phát hành cổ phiếu mới, để xác định phương án nào phù hợp nhất cho công ty.

Sau khi nguồn tài chính được đảm bảo, người quản trị tài chính sẽ giám sát việc thực hiện mở rộng, giám sát các chi phí để đảm bảo tất cả đều nằm trong ngân sách. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đánh giá hiệu quả tài chính của công ty cũng cần thiết để xác định cần thực hiện điều chỉnh nào cho việc đảm bảo sự thành công của việc mở rộng.

Vai trò của quản trị tài chính

Quản trị tài chính có vai trò đảm bảo doanh nghiệp không bị phá sản khi giải quyết các vấn đề quan trọng nhất mà tổ chức có thể gặp phải, chẳng hạn như mất doanh thu (như đã xảy ra trong đại dịch Covid-19), thiên tai, đình công, chiến tranh…

Ngoài đảm bảo sự tồn tại cơ bản, việc quản trị tài chính tốt và ứng dụng phần mềm quản trị tài chính hiệu quả có thể giúp công ty phát triển và thịnh vượng. Trong điều kiện thị trường tốt, nền kinh tế đang phát triển và lãi suất thấp, nhóm tài chính có thể vay tiền từ ngân hàng, huy động vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc đưa công ty ra công chúng (tức bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán). Công ty có thể đầu tư số tiền này để tăng trưởng bằng cách mở địa điểm mới, mở rộng sang lãnh thổ khác, nâng cấp thiết bị.

Khi điều kiện thị trường kém thuận lợi hơn, ví dụ trong thời kỳ suy thoái, các chiến dịch quản trị tài chính có thể bao gồm cắt giảm chi phí bằng cách sa thải nhân viên hoặc đóng cửa các địa điểm không sinh lời.

vai trò của quản trị tài chính

Cải thiện khả năng sinh lời là một phần quan trọng của quản trị tài chính. Nhóm tài chính thường làm việc với các nhóm bán hàng và marketing để định giá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Họ phải đạt được sự cân bằng ở mức giá phù hợp. Nếu giá quá cao, khách hàng có thể tìm đến đối thủ cạnh tranh rẻ hơn; ngược lại nếu quá thấp, công ty có thể không mang lại đủ doanh thu để trang trải chi phí. 

Theo cách tương tự, kiểm soát chi phí cũng là một trong những trách nhiệm chính của nhóm quản trị tài chính, cho dù đó là chi phí cho nhân viên, tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền nguyên liệu thô hay chi phí vận chuyển.

Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Hoạt động quản trị tài chính được đánh giá như “xương sống” khi giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Dưới đây là một số mục tiêu chính mà hoạt động này hướng tới:

  • Tối đa hóa lợi nhuận: Các tổ chức hoạt động với mục tiêu chính là kiếm được lợi nhuận tối đa. Quản trị tài chính cung cấp thông tin chuyên sâu, chẳng hạn như việc tăng cao của chi phí nguyên vật liệu thô có thể làm tăng vốn hàng hóa, từ đó doanh nghiệp có chính sách điều chỉnh để đạt được lợi nhuận tối đa.
  • Theo dõi các thanh khoản và dòng tiền: Việc quản trị tài chính đảm bảo công ty có đủ ngân sách để đáp ứng các nghĩa vụ của mình, chẳng hạn như trả lương nhân viên, đóng thuế, mua trang thiết bị,…
  • Xây dựng các kịch bản tài chính: Các kịch bản này dựa trên tình hình hiện tại của doanh nghiệp và các dự báo giải định nhiều kết quả dựa trên các điều kiện thị trường có thể xảy ra.
  • Quản lý các mối quan hệ: Quản trị tài chính hỗ trợ việc giao dịch với các nhà đầu tư và ban giám đốc hiệu quả.

Các yếu tố chính trong quản trị tài chính

yếu tố trong quản trị tài chính

Quản trị tài chính được tạo thành từ một số yếu tố, trong đó bao gồm 03 yếu tố chính sau:

  • Kế hoạch tài chính: Quản trị tài chính là cần thiết cho mọi mục tiêu kinh doanh, bao gồm tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng công ty. Mỗi mục tiêu có một bộ quy trình để đạt được điều đó. Điều này bao gồm tài trợ, thiết lập các ưu tiên, phân công trách nhiệm, tiến hành nghiên cứu người dùng,…
  • Kiểm soát tài chính: Người quản trị tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát bên cạnh lập kế hoạch, thu thập và sử dụng vốn. Nhiều phương pháp, bao gồm phân tích tỷ lệ, lập kế hoạch tài chính, kiểm soát chi phí và lợi nhuận,…có thể được áp dụng để phục vụ cho mục đích này.
  • Ra quyết định tài chính: Người ra quyết định phải lựa chọn phương án thay thế thực tế và phù hợp với mục tiêu sau khi thiết lập tất cả các phương án thay thế và kế hoạch khả thi. Việc ra quyết định tài chính sẽ thực sự trùng khớp với các khía cạnh của việc lập kế hoạch, quản lý và tổ chức vì mỗi thành phần đều phải được xác nhận trước khi kế hoạch được triển khai.

06 nguyên tắc quản trị tài chính cơ bản

Các nguyên tắc quản trị tài chính đóng vai trò là kim chỉ nam cho việc quản lý các hoạt động tài chính. Nếu hiểu đúng và áp dụng phù hợp những nguyên tắc đó, tổ chức sẽ không bao giờ trở thành kẻ thua cuộc trên mặt trận tài chính.

Dưới đây là 06 nguyên tắc quản trị tài chính cơ bản được nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng cho hoạt động tài chính của tổ chức.

Rủi ro và lợi nhuận

Nguyên tắc quản trị tài chính này chỉ ra sự song hành của rủi ro và lợi nhuận, tức rủi ro càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng cao và rủi ro càng thấp thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp. Để đảm bảo tối ưu, các chuyên gia nên đo lường rủi ro và lợi nhuận bằng cách đo lường trực tiếp và đo lường tương đối.

Giá trị thời gian của tiền

Nguyên tắc quản trị tài chính này liên quan đến giá trị của đồng tiền, giá trị của đồng tiền sẽ giảm đi khi thời gian trôi qua. Chẳng hạn, giá trị của 1 USD tính đến Tháng 10/2018 là 22.697 VND, trong khi đó giá của 1 USD tính đến Tháng 10/2023 là 24.095 VND.

Do đó, nhóm quản trị tài chính cần xem xét đến tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế và tỷ suất lợi nhuận được yêu cầu phải cao hơn tỷ lệ lạm phát để lợi nhuận có thể bù đắp cho tổn thất do lạm phát gây ra.

Dự báo dòng tiền

dự báo dòng tiền

Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất chảy vào hoặc chảy ra tổ chức. Mô hình dòng tiền ảnh hưởng đến các quyết định tài chính. Để đảm bảo cung cấp lượng tiền mặt cần thiết cho tất cả các hoạt động của tổ chức, ban quản trị tài chính phải dự báo dòng tiền và quản lý tiền mặt dựa trên yêu cầu. 

Việc nắm giữ lượng vốn thanh khoản phù hợp là biểu hiện của việc vận dụng các các nguyên tắc quản trị tài chính hiệu quả.

Tái đầu tư thay vì tiêu dùng

Nếu công ty có đủ tiềm lực tài chính thì không chỉ tiêu thụ những gì tổ chức đang tạo ra mà còn đầu tư vào những cơ hội có lợi nhất. Tái đầu tư giúp mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo giá trị và trao đổi giá trị cho nền kinh tế.

Thực hành quản trị tài chính tốt là luôn tìm kiếm những cơ hội đầu tư xứng đáng và tái đầu tư với số tiền hiện có.

Hình thành cơ cấu vốn tối ưu

Cơ cấu vốn là tỷ lệ nợ và tỷ lệ vốn của chủ sở hữu trên tổng tài sản của một công ty. Bằng cách nhìn vào cấu trúc vốn, nhà đầu tư có thể dễ dàng hiểu được mô hình tài chính của một tổ chức. Một tổ chức lành mạnh về mặt tài chính sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài trợ bằng nợ hơn là tài trợ bằng vốn cổ phần. 

Do đó, tại thời điểm cấp vốn, công việc của chuyên gia quản trị tài chính là đảm bảo việc kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu của công ty là tốt nhất để chi phí vốn bình quân gia quyền vẫn ở mức tối thiểu. 

Quyết định tài chính dựa vào vòng đời kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều phải trải qua những thăng trầm như một vòng tuần hoàn. Bất cứ khi nào đưa ra quyết định tài chính, ban quản trị tài chính cần xem xét vị trí hiện tại trong vòng đời doanh nghiệp và vị trí dự kiến trong chu kỳ đó. 

Một kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp mang lại những lợi ích tuyệt vời nhất từ các cơ hội đầu tư và tài chính. Trong vòng đời của một doanh nghiệp, có thể có những yêu cầu về quyết định tài chính khác nhau và quyết định đó phải phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

quản trị tài chính

Ngoài 06 nguyên tắc trên, một số doanh nghiệp sử dụng 07 nguyên tắc quản trị tài chính khi bổ sung thêm yếu tố “luôn có kế hoạch dự phòng cho các trường hợp phát sinh”. Nguyên tắc này hiện tại đang phát huy vai trò của mình trong bối cảnh tình hình kinh tế – chính trị trên thế giới đang có những bất ổn khó kiểm soát. 

Thực tế quản trị tài chính tại các doanh nghiệp vừa – nhỏ Việt Nam

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Trên thực tế, các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nơi tại việc làm chủ yếu, tăng thu nhập cho người lao động, huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển,…

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức: ngừng hoạt động hoặc phá sản. Nguyên nhân cho vấn đề này là do thiếu linh hoạt, không có chính sách hợp lý, thiếu thông tin, và không thể thiếu việc yếu kém trong công tác quản trị tài chính.

  • Thứ nhất: Các doanh nghiệp này chưa nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của quản trị tài chính.
  • Thứ hai: Trình độ quản trị tài chính tại các doanh nghiệp chưa thực sự tốt và có sự đào tạo bài bản.
  • Thứ ba: Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp này còn hạn chế.

quản trị tài chính trong doanh nghiệp việt nam

Giải pháp được các chuyên gia đưa ra để giải quyết hiện trạng này bao gồm việc đề xuất nhà nước hỗ doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện để tập huấn, đào tạo và nâng cao trình độ quản trị tài chính; tự thân doanh nghiệp nâng cao khả năng quản trị để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình quản trị tài chính để giảm tải công việc cho nhân sự.

Giải pháp quản trị tài chính

Ngoài việc xây dựng một đội ngũ quản trị tài chính chuyên nghiệp, các doanh nghiệp có thể suy nghĩ đến việc ứng dụng kho công nghệ để hỗ trợ quá trình quản trị hiệu quả và nhanh chóng hơn, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – cung cấp đa dạng công nghệ hỗ trợ hành trình quản trị tài chính của doanh nghiệp, chẳng hạn bộ công cụ CRM (Zoho CRM, Pipedrive, Airtable, Bitrix24) để cung cấp mọi số liệu bán hàng, dự báo doanh thu, lập kế hoạch năng lực bán hàng, hoặc giải pháp Microsoft 365 với công cụ Excel hỗ trợ lập kế hoạch và theo dõi tài chính, Zoho Workplace với công cụ hỗ trợ phân tích tài chính Zoho Books.

Không chỉ mang đến kho công nghệ tiên tiến, chúng tôi còn hỗ trợ bạn cách để sử dụng các công cụ hiệu quả cho việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Nhấp ngay vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết hơn.

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Các chuyên gia trong bộ phận quản trị tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển, tính bền vững và triển vọng mở rộng của tổ chức. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có bức tranh tổng quan rõ nét về khía cạnh này. Trong trường hợp có câu hỏi về nội dung bài viết cần được giải đáp hoặc có nhu cầu tư vấn về công cụ hỗ trợ việc quản trị tài chính cho doanh nghiệp, bạn vui lòng kết nối trực tiếp với HVN thông qua Hotline 024.9999.7777 để được các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận