Việc thiết lập kế hoạch quản lý dữ liệu mạnh mẽ là điều cần cho việc đảm bảo dữ liệu trong toàn tổ chức được xử lý nhất quán và không bị lạm dụng. Quản trị dữ liệu là một mắt xích quan trọng trong kế hoạch đó, với nhiệm vụ quản lý tính sẵn có, tính toàn vẹn và bảo mật dữ liệu doanh nghiệp.
Quản trị dữ liệu là gì?
Sự phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay phụ thuộc nhiều vào cách thu thập, khai thác và sử dụng dữ liệu. Nếu không biết giá trị thật sự của dữ liệu, làm cách nào để sử dụng hoặc có thể tích hợp với các ứng dụng nào, doanh nghiệp gặp bế tắc hoàn toàn trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh. Quản trị dữ liệu là một khái niệm không mới mẻ trên thế giới, đặc biệt là trong ngân hàng và các doanh nghiệp lớn.
Quản trị dữ liệu là sự kết hợp giữa cá nhân, quy trình, công nghệ và hệ thống phối hợp với nhau để đảm bảo dữ liệu của tổ chức chính xác, an toàn và nhân viên có thể dễ dàng khám phá. Các doanh nghiệp sử dụng hệ quản trị dữ liệu để bảo vệ dữ liệu của mình, kiểm soát ai có quyền truy cập và ai chịu trách nhiệm sở hữu – quản lý nó, đồng thời phân phối dữ liệu cho nhân viên để sử dụng thường xuyên.
Theo Data Management Association (DAMA), quản trị dữ liệu được định nghĩa là việc lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát việc quản lý dữ liệu, cũng như việc sử dụng dữ liệu và các nguồn liên quan đến nó.
Ai chịu trách nhiệm quản trị dữ liệu?
Quản trị dữ liệu liên quan đến toàn bộ tổ chức, có thể khác nhau ở mức độ quan trọng hơn ít quan trọng hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chia nhỏ trách nhiệm các bên liên quan nhất.
- CDO (Giám đốc dữ liệu): CDO lãnh đạo mọi hoạt động dữ liệu trong một tổ chức. Họ chịu trách nhiệm về các quy trình quản lý, quản trị và phân tích dữ liệu, đồng thời giám sát việc triển khai công nghệ và quy trình.
- Quản lý quản trị dữ liệu: Vị trí này chịu trách nhiệm thực thi các hoạt động quản trị dữ liệu trong một tổ chức và đảm bảo rằng các bên liên quan khác nhau được liên kết.
- Ban chỉ đạo dữ liệu: Vị trí này bao gồm đại diện từ mọi bộ phận trong tổ chức, thảo luận về các điểm khó khăn và yêu cầu, đồng thời đề xuất các chính sách quản trị dữ liệu để thực hiện.
- Data owner (Chủ sở hữu dữ liệu): Chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý các tài sản dữ liệu cụ thể, chủ yếu bằng cách giám sát và cấp hoặc loại bỏ yêu cầu truy cập và chỉnh sửa dữ liệu.
- Quản lý dữ liệu: Vai trò chính của quản lý dữ liệu là duy trì chất lượng và bảo mật dữ liệu. Để đạt được điều này, họ sẽ soạn thảo các chính sách xác định các hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu này.
- Người giám sát dữ liệu: Trong khi quản lý dữ liệu chịu trách nhiệm triển khai chính sách quản trị dữ liệu, thì giám sát dữ liệu chịu trách nhiệm về các yêu cầu kỹ thuật cần thiết để hỗ trợ các sáng kiến dữ liệu.
Quản trị dữ liệu và quản lý dữ liệu
Quản trị dữ liệu chỉ là một phần của quản lý dữ liệu. Trong khi việc quản trị tập hợp các quy trình và hướng dẫn về truy cập, sử dụng và quản lý dữ liệu, thì việc quản lý gồm các quy trình và công cụ để nhập, lưu trữ, lập danh mục, chuẩn bị, khám phá và chuyển đổi dữ liệu để người dùng có thể sử dụng dữ liệu đó cho việc ra quyết định.
Dưới đây là bảng so sánh nhanh giữa quản trị dữ liệu và quản lý dữ liệu để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai vấn đề này.
Quản trị dữ liệu | Quản lý dữ liệu | |
Khái niệm | Biện pháp để tăng giá trị kinh doanh của dữ liệu mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật, tính toàn vẹn hoặc quyền riêng tư. | Quy trình và công cụ hỗ trợ việc sử dụng dữ liệu bằng cách tuân thủ theo các nguyên tắc quản trị dữ liệu. |
Mục đích | Xác định các chính sách và kiểm soát để lưu trữ, thao tác và sử dụng dữ liệu. | Xác định các công cụ, quy trình và phương pháp để quản lý vòng đời của từng nội dung dữ liệu. |
Câu hỏi hỗ trợ |
|
|
Về cơ bản, việc quản lý và quản trị dữ liệu là hai khái niệm riêng biệt vì việc quản trị chỉ đơn thuần là vấn đề tuân thủ. Do đó, các công cụ hỗ trợ việc quản trị tập trung vào việc kiểm soát truy cập và bảo mật dữ liệu.
Hệ quản trị dữ liệu là gì?
Hệ thống quản trị dữ liệu giúp quá trình quản lý trở nên dễ dàng hơn, tự động hóa một số khía cạnh khó khăn nhất và xem xét dữ liệu chính. Các hệ thống này kết hợp cơ sở dữ liệu và công cụ phân tích, cho phép doanh nghiệp không chỉ lưu trữ và sắp xếp dữ liệu quan trọng mà còn truy vấn hệ thống khi cần.
Các hệ thống tốt nhất hợp nhất dữ liệu thành các báo cáo hữu ích bao gồm các hình ảnh trực quan cung cấp khả năng bối cảnh hóa dữ liệu trong nháy mắt. Một số thậm chí còn kết hợp các đề xuất ra quyết định tự động được hỗ trợ bởi máy học (machine learning), giúp các bên liên quan chính đưa ra những lựa chọn sáng suốt và hiệu quả hơn về cách quản lý hoạt động kinh doanh.
Một số ví dụ về hệ thống quản trị dữ liệu bao gồm:
- Quản trị dữ liệu: Các công cụ như Informatica, Azure Data Catalog và Talend cải thiện khả năng theo dõi dữ liệu của doanh nghiệp và liên kết dữ liệu đó với metadata để truy xuất sau này. Metadata giúp cải thiện cấu trúc dữ liệu, tổ chức nó theo cách làm hữu ích hơn. Các công cụ theo dõi dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu từng tài sản dữ liệu mà họ có thể sử dụng.
- Trí tuệ doanh nghiệp (BI): Công cụ BI phổ biến như Microsoft Power BI, Azure Synapse Analytics, Tableau và Snowflake phục vụ để cải thiện việc lưu trữ, bảo mật dữ liệu, đồng thời cung cấp dữ liệu đó cho những người ra quyết định theo cách có cấu trúc, ngữ cảnh. Các công cụ quản trị dữ liệu BI rất cần thiết cho việc sử dụng database khổng lồ mà yếu tố con người khó có thể thực hiện theo cách thủ công.
- Tích hợp dữ liệu: Các công cụ như Azure Data Factory, Logic Apps và Functions cung cấp giao diện thân thiện với người dùng để tập trung các nguồn dữ liệu khác nhau, có thể mang lại những thông tin chi tiết mới. Ví dụ, dữ liệu từ phần mềm kế toán và CRM có thể tách biệt, không liên quan với nhau cho đến khi được tổ chức cùng nhau. Tuy nhiên, kết hợp lại với nhau, dữ liệu từ các hệ thống khác nhau này có thể giúp vẽ nên một bức tranh đầy đủ hơn về dòng tiền và doanh thu của doanh nghiệp.
Với cương vị là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi sổ, HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – sẽ không chỉ hỗ trợ bạn các công cụ quản trị dữ liệu mạnh mẽ như Microsoft Azure hay các phần mềm CRM, mà còn sẵn sàng hướng dẫn cách để ứng dụng công nghệ hiệu quả vào hệ thống làm việc. Chỉ cần nhấp vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của chúng tôi.
Sự quan trọng của quản trị dữ liệu
“Không có big data, bạn như bị mù và điếc giữa đường cao tốc”
– Geoffrey Moore
Khẳng định này phần nào cho thấy lý do vì sao phải quản trị dữ liệu lớn nói riêng và dữ liệu nói chung. Nếu không có quá trình quản trị các dữ liệu, data có thể trở nên không đáng tin cậy hoặc không hợp lệ, từ đó gây ra rắc rối lớn cho doanh nghiệp. Trong một cuộc khảo sát của McKinsey, những người được hỏi cho biết 30% tổng thời gian doanh nghiệp dành cho các nhiệm vụ không mang lại giá trị gia tăng do chất lượng và tính khả dụng của dữ liệu kém – tỷ lệ này thay đổi tùy theo bộ phận hoặc vai trò.
Các doanh nghiệp hiện nay sử dụng quản trị dữ liệu để tận dụng tối đa dữ liệu khách hàng. Bằng cách thu thập dữ liệu về khách hàng, nhân viên, tài chính,…và đảm bảo dữ liệu đó được sử dụng hiệu quả, bạn có thể cung cấp cho nhân viên quyền truy cập dễ dàng, đáng tin cậy vào thông tin – giúp hướng dẫn các quyết định kinh doanh quan trọng.
Việc triển khai quản trị dữ liệu đảm bảo an toàn dữ liệu của khách hàng, vì 87% số người được hỏi trong khảo sát của McKinsey sẽ không hợp tác kinh doanh với một công ty có lo ngại về bảo mật và 71% sẽ dừng hoạt động nếu các dữ liệu giá trị bị tiết lộ mà không được phép.
Khung quản trị dữ liệu được quản lý tốt sẽ củng cố quá trình chuyển đổi doanh nghiệp đang hoạt động trên nền tảng số ở nhiều cấp độ trong một tổ chức:
- Quản lý: Đối với ban lãnh đạo cấp cao, điều này sẽ đảm bảo giám sát tài sản dữ liệu của công ty, giá trị và tác động của chúng đối với các hoạt động kinh doanh đang thay đổi và cơ hội thị trường.
- Tài chính: Quản trị dữ liệu đảm bảo việc báo cáo nhất quán và chính xác.
- Bán hàng: Đối với bán hàng và marketing, việc này sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc đáng tin cậy về sở thích và hành vi của khách hàng.
- Mua bán: Đối với mua bán và quản lý chuỗi cung ứng, quản trị dữ liệu củng cố các sáng kiến giảm chi phí và hiệu quả hoạt động dựa trên việc khai thác dữ liệu và công tác sinh thái kinh doanh.
- Sản xuất: Điều này vô cùng cần thiết trong việc tự động hóa quy trình.
- Pháp lý: Về mặt pháp lý và tuân thủ, quản trị dữ liệu là cách duy nhất để đáp ứng các yêu cầu quy định ngày càng tăng.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề quản trị dữ liệu trong doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến việc quản trị dữ liệu hoặc công cụ hỗ trợ, vui lòng kết nối trực tiếp với HVN thông qua Hotline 024.9999.7777 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp chi tiết.