Cho dù là một doanh nghiệp phi lợi nhuận hay tổ chức kinh doanh, quản trị chiến lược có thể giúp công ty đạt được các mục tiêu dài hạn và bước tới thành công. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn bức tranh tổng quát về quản trị chiến lược và các bước cần thực hiện để quản lý các chiến lược trong một tổ chức. Quản trị chiến lược (tiếng Anh là Strategic Management) là quá trình xây dựng và thực hiện các sáng kiến nhằm đạt được chiến lược kinh doanh tổng thể. Mục tiêu chính của việc quản trị này là phân bổ nguồn lực – tạo ra một kế hoạch hành động về cách tổ chức sẽ phân bổ nguồn lực để tận dụng lợi thế cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quản trị chiến lược doanh nghiệp cũng liên quan đến việc đo lường sự thành công của chiến lược theo thời gian, đưa ra các quyết định phù hợp với chiến lược của công ty và năng lực cốt lõi. Nói một cách đơn giản, quá trình quản trị chiến lược bao gồm việc thiết lập các mục tiêu, phân tích chuyên sâu môi trường cạnh tranh, phân tích tổ chức nội bộ, đánh giá các chiến lược và đảm bảo ban quản lý triển khai các chiến lược hiệu quả trong toàn tổ chức. Giúp công ty tìm cách để cạnh tranh tốt hơn là ý nghĩa của quản trị chiến lược. Để đạt được mục tiêu đó, việc đưa ra các kế hoạch quản trị chiến lược vào thực tiễn là khía cạnh quan trọng nhất của bản thân việc lập kế hoạch. Các kế hoạch trong thực tế bao gồm việc xác định các tiêu chuẩn, sắp xếp các nguồn lực – tài chính và con người, bố trí các nguồn lực lãnh đạo để giám sát việc tạo ra, tiêu thụ, cũng như triển khai các sản phẩm và dịch vụ. Trong kinh doanh, quản trị chiến lược rất quan trọng vì nó cho phép công ty phân tích các lĩnh vực cần cải thiện hoạt động. Trong nhiều trường hợp, tổ chức có thể tuân theo quy trình phân tích, xác định các mối đe dọa và cơ hội tiềm năng hoặc đơn giản là hướng dẫn chung. Quản trị chiến lược được đánh giá như “vé bảo đảm” cho doanh nghiệp để hành trình cho mục tiêu dài hạn đã đề ra trước đó có thể nhanh chóng thành công. Dưới đây là một số lợi thế mà việc quản trị mang đến cho các tổ chức: Amazon đã sử dụng một số kỹ thuật quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế để vượt qua những đối thủ địa phương mạnh mẽ khác trên thị trường Ấn Độ như Snapdeal và Flipkart: Việc quản trị chiến lược tốt cho mục tiêu thâm nhập thị trường Ấn Độ, Amazon đã thành công tạo nên sự khác biệt, giành thị phần và vượt qua những đối thủ địa phương như Snapdeal và Flipkart về mức độ tin cậy của khách hàng, nhận diện thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và khuôn khổ khác nhau để quản trị chiến lược nhưng nhìn chung có 05 bước cơ bản giống nhau trong mọi quá trình quản trị, đó là: Bước đầu tiên trong quản trị chiến lược là đánh giá định hướng hiện tại của công ty. Điều này thường bao gồm việc hiểu rõ mục tiêu, sứ mệnh và định hướng chiến lược tổng thể của tổ chức. Các mục tiêu phải trả lời cho câu hỏi “Công ty muốn đạt được điều gì?” và “Tại sao?’. Giai đoạn này giúp bạn xác định được mục tiêu dài hạn – ngắn hạn của mình, tầm nhìn phát triển, từ đó vạch ra hướng đi chính xác và phù hợp. Khi đã hiểu được quy trình hiện tại, bạn tiếp tục đi sâu vào từng chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi “Vấn đề gì đang hoạt động hiệu quả?”, “Cái nào không hiệu quả?”, “Doanh nghiệp có thể thu thập thông tin gì từ các bên liên quan của tổ chức?”. Việc trả lời các câu hỏi này sẽ giúp củng cố các yếu tố cần thiết cho kế hoạch chiến lược. Phân tích SWOT hoặc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa là một công cụ hỗ trợ quản trị chiến lược hiệu quả. Một khi đã thu thập được các thông tin cần thiết, đã đến lúc công ty lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu. Hãy đảm bảo rằng các bước thực hiện rõ ràng, tập trung và liên quan trực tiếp đến những mục tiêu đã đề ra. Tổ chức nên chuẩn bị các hướng dẫn thực hiện dễ hiểu nếu quy trình hoặc thủ tục đó sẽ tác động đến nhiều người trong tổ chức. Triển khai theo các bước được nêu trong kế hoạch chiến lược là bước cơ bản tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược. Trong bước này, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đang thực hiện kế hoạch như đã thiết kế để đạt hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, các nguồn lực được phân bổ sẽ được đưa vào hoạt động dựa trên vai trò và trách nhiệm. Giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược là đánh giá hiệu quả của các chiến lược được thực hiện bằng cách sử dụng các số liệu đã xác định. Công ty cũng sẽ xem xét liệu các chiến lược kém hiệu quả có nên được thay thế bằng những chiến lược khả thi hơn không. Tổ chức nên tiếp tục theo dõi bối cảnh kinh doanh và hoạt động nội bộ, cũng như duy trì các chiến lược đã được chứng minh là hiệu quả. Chiến lược trong doanh nghiệp không giống nhau ở mọi cấp độ. Do đó, quá trình quản trị chiến lược có sự thay đổi ở mỗi cấp độ. Tại cấp quản trị chiến lược này, các quyết định coi đơn vị kinh doanh, thương hiệu và công ty con khác nhau như một danh mục đầu tư. Lúc này, tầm nhìn của công ty có tác động lớn nhất và quyết định nơi nên tập trung nguồn lực và cuộc thảo luận. Ở cấp công ty, việc đưa ra quyết định có tính đến các lực lượng kinh tế vĩ mô và địa chính trị hình thành nên môi trường cạnh tranh của ngành. Tại cấp độ kinh doanh, các quyết định được thảo luận và điều chỉnh cho phù hợp với các đơn vị kinh doanh cụ thể. Ví dụ, một ngân hàng lớn có các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng doanh nghiệp, quản lý tài sản, quản lý rủi ro và huy động vốn. Mỗi đơn vị kinh doanh này sẽ có những mục tiêu riêng biệt và một chiến lược kinh doanh riêng để đạt được mục tiêu. Tại đây, các quyết định được đưa ra theo cấp phòng ban hoặc cấp nhóm. Quản trị chiến lược chức năng có nghĩa là quản lý các quyết định hàng ngày và khía cạnh thực tế hơn của mọi công việc. Việc điều chỉnh quá trình ra quyết định ở cấp độ này cùng với hai cấp độ trước đảm bảo rằng tổ chức thực sự có thể đi theo định hướng được hoạch định ban đầu. Dưới đây là 04 trong số những công cụ hỗ trợ quản trị chiến lược được áp dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp. Phân tích SWOT là một công cụ phân tích nội bộ mà doanh nghiệp sử dụng để đánh giá các mặt tích cực – tiêu cực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. SWOT là viết tắt của Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (cơ hội), Threat (mối đe dọa). Hai thành phần đầu của công cụ hỗ trợ quản trị chiến lược SWOT – điểm mạnh và điểm yếu – liên quan đến các yếu tố nội bộ trong tổ chức. Hai thành phần tiếp theo của phân tích SWOT – cơ hội và mối đe dọa – đại diện cho các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tổ chức. Thẻ điểm cân bằng – Balanced Scorecard (BSC) là một hệ thống quản lý hỗ trợ theo dõi hiệu suất của một nhóm và tiến độ đạt được mục tiêu trong một doanh nghiệp. Hệ thống đo lường hiệu suất này phác thảo bốn khía cạnh để đo lường sự tiến bộ – góc độ tài chính, góc độ người tiêu dùng, góc độ nội bộ và góc độ học tập/phát triển. Người quản lý hoặc các bên liên quan có thể sử dụng hệ thống thẻ điểm hoạt động để theo dõi và quản lý nhiều dự án hoặc sáng kiến cùng một lúc nhằm đảm bảo tất cả đều đạt đúng số liệu hoặc mục tiêu chiến lược. Công cụ hỗ trợ quản trị chiến lược – chuỗi giá trị đề cập đến toàn bộ nỗ lực và quy trình logistic mà doanh nghiệp tham gia để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh. Michael Porter – giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, đã tạo ra một phương pháp đánh giá chuỗi giá trị trong cuốn sách “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” xuất bản năm 1985. Các doanh nghiệp có thể thực hiện phân tích chuỗi giá trị để kiểm tra tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí về cách hệ thống hỗ trợ nhau để tạo ra sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm và tối đa hóa lợi nhuận. Chuỗi giá trị của Porter được chia thành 5 hoạt động chính – inbound logistic, vận hành, outbound logistic, marketing và sales, và dịch vụ, cùng với 04 hoạt động thứ cấp hỗ trợ các hoạt động chính đó (mua bán, quản lý nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng). Công cụ hỗ trợ quản trị chiến lược – quản lý rủi ro là một sáng kiến kinh doanh được sử dụng để xác định rủi ro – bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro an toàn, rủi ro CNTT và trách nhiệm pháp lý, đồng thời thực hiện các chiến lược quản lý để thúc đẩy việc giảm thiểu rủi ro. Quản trị chiến lược có tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Một chiến lược hiệu quả có thể dẫn đến tăng lợi nhuận, cải thiện lợi thế kinh doanh, mối quan hệ khách hàng tốt hơn và tăng hiệu quả của tổ chức. HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – cung cấp cho doanh nghiệp đa dạng bộ công cụ hỗ trợ quản lý dự án và lập kế hoạch chiến lược, chẳng hạn như Airtable, Pipedrive CRM,… Bên cạnh đó, chúng tôi còn sở hữu đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn phương pháp và công cụ hỗ trợ quản trị chiến lược hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp bạn có được bức tranh tổng quan về quản trị chiến lược. Nếu có bất kỳ câu hỏi liên quan nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về cách để quản trị các chiến lược trong doanh nghiệp hợp lý, vui lòng kết nối với HVN thông qua Hotline 024.9999.7777 để gặp gỡ với các chuyên gia. Quản trị chiến lược là gì?
“Quản trị chiến lược không phải là một hộp chứa những thủ thuật và tập hợp các công nghệ. Đó là tư duy phân tích và cam kết hành động.” – Peter Drucker
Tại sao quản trị chiến lược quan trọng với doanh nghiệp?
Lợi ích tiêu biểu của quản trị chiến lược
Ví dụ thực tiễn về quản trị chiến lược
05 bước cơ bản để quản trị chiến lược
Xác định mục tiêu cụ thể và phương hướng phát triển
Phân tích chuyên sâu
Lên kế hoạch chiến lược
Triển khai kế hoạch chiến lược
Đánh giá hiệu quả
03 cấp quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược cấp độ công ty
Quản trị chiến lược cấp độ kinh doanh
Quản trị chiến lược cấp độ chức năng
04 công cụ hỗ trợ quản trị chiến lược doanh nghiệp
Phân tích SWOT
Thẻ điểm BSC
Phân tích chuỗi giá trị
Quản lý rủi ro
Nội dung bài viết
- Quản trị chiến lược là gì?
- Tại sao quản trị chiến lược quan trọng với doanh nghiệp?
- Lợi ích tiêu biểu của quản trị chiến lược
- Ví dụ thực tiễn về quản trị chiến lược
- 05 bước cơ bản để quản trị chiến lược
- Xác định mục tiêu cụ thể và phương hướng phát triển
- Phân tích chuyên sâu
- Lên kế hoạch chiến lược
- Triển khai kế hoạch chiến lược
- Đánh giá hiệu quả
Chia sẻ qua
Bài viết liên quan
Theo dõi
Đăng nhập
0 Comments
Cũ nhất