Trong các mô hình điện toán đám mây phổ biến hiện nay, Private Cloud trở nên nổi bật khi cung cấp một môi trường quản lý hạ tầng và lưu trữ dữ liệu ở mức bảo mật cao cấp dành cho doanh nghiệp. Vậy Private Cloud là gì? Những đối tượng nào nên sử dụng mô hình điện toán đám mây này? Các vấn đề này sẽ được HVN Group giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Private Cloud là gì?
Private Cloud, hay máy ảo dùng riêng, là mô hình điện toán đám mây, trong đó cơ sở hạ tầng đám mây được thiết kế dành riêng cho một tổ chức/khách hàng duy nhất. Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng được lưu trữ tại chỗ hoặc tại datacenter của bên thứ ba và có thể được tùy chỉnh hoàn toàn để phù hợp với nhu cầu, workload cụ thể của người dùng.
Private Cloud cung cấp khả năng bảo mật nâng cao do sự cô lập và quyền riêng tư hoàn toàn mà nó mang đến cho người dùng. Điều này ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất vì các vấn đề bên ngoài hoặc vi phạm bảo mật không ảnh hưởng đến hệ thống của tổ chức.
02 mô hình phổ biến của Private Cloud
Private Cloud bao gồm 02 mô hình được sử dụng thịnh hành hiện nay trong các tổ chức, doanh nghiệp:
- IaaS – Infrastructure as a service: Mô hình có nền tảng giống như một dịch vụ với máy chủ được đặt tại datacenter của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Sau đó, người dùng có thể toàn quyền quản lý toàn bộ các khía cạnh của máy chủ như hệ điều hành, phần mềm,… và sử dụng nguồn tài nguyên cơ sở hạ tầng.
- PaaS – Platform as a service: Đối với mô hình này, khách hàng thuê máy chủ vật lý từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây và nhà cung cấp sẽ là bên chịu trách nhiệm quản lý tất cả các khía cạnh của máy chủ. Trong khi đó, khách hàng chỉ chịu trách nhiệm cài đặt và quản lý các ứng dụng.
Phương thức hoạt động của Private Cloud
Như đã đề cập ở phần giải thích Private Cloud là gì, đây là một môi trường điện toán đám mây được xây dựng và duy trì bởi một tổ chức duy nhất. Do đó, tất cả tài nguyên máy chủ ảo dùng riêng chỉ được truy cập bởi các thành viên trong tổ chức cụ thể đó, do đó cung cấp khả năng kiểm soát và bảo mật cao.
Private Cloud hoạt động dựa trên công nghệ ảo hóa, cho phép kết hợp các tài nguyên máy tính từ nhiều phần cứng vật lý, tạo ra một nhóm tài nguyên dùng chung nội bộ mà người dùng có thể dễ dàng truy cập. Phần mềm quản lý và điều phối sẽ cung cấp khả năng kiểm soát tập trung đối với phần cứng và phần mềm, đồng thời công nghệ tự động hóa cho phép các tài nguyên đám mây được phân phối thông qua dịch vụ tự phục vụ (self-service).
Trái ngược với Public Cloud – nhiều người thuê cùng sử dụng tài nguyên ảo hóa tồn tại trên cùng một máy chủ, Private Cloud là môi trường chỉ dành một người thuê. Do đó, doanh nghiệp sử dụng máy ảo dùng riêng sẽ không bao giờ phải cạnh tranh tài nguyên với những khách hàng khác.
Các công nghệ trong kiến trúc Private Cloud
Trong quá trình tìm hiểu về phương thức hoạt động của Private Cloud, một số công nghệ được nhắc đến với vai trò như những “mắt xích” quan trọng trong quy trình. Để hiểu rõ hơn về quy trình quản lý và tối ưu hóa tài nguyên của máy ảo dùng riêng, bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu khái quát về các công nghệ được sử dụng này:
- Công nghệ ảo hóa (Visualization): Công nghệ cho phép ảo hóa tài nguyên của phần cứng vật lý thành các máy ảo (VM) độc lập với hệ điều hành và ứng dụng riêng biệt. Công nghệ ảo hóa còn hỗ trợ các công cụ Storage Virtualization – tập hợp các thiết bị lưu trữ vật lý thành nhóm lưu trữ logic để quản lý dễ dàng, và Network Virtualization – tạo các network ảo độc lập trên một cơ sở hạ tầng mạng.
- Phần mềm quản lý và điều phối (Management & Orchestration Software): Phần mềm cung cấp công cụ Hypervisor nhằm quản lý, giám sát các VM và điều phối tài nguyên giữa các máy, công cụ Cloud Management hỗ trợ triển khai, giám sát, mở rộng quy mô và tự động hóa các task trong môi trường đám mây, và công cụ Containerization để gói các ứng dụng và thành phần phụ thuộc vào một container duy nhất nhằm giúp triển khai, quản lý dễ dàng trên nhiều môi trường.
- Lưu trữ (Storage): Cung cấp mạng SAN – kết nối các server với thiết bị lưu trữ, mạng NAS – kết nối trực tiếp vào mạng và cung cấp khả năng chia sẻ file nhanh chóng, tính năng Object Storage – hỗ trợ lưu trữ dữ liệu không có cấu trúc và phù hợp cho các web app và ứng dụng di động.
- Mạng (Networking): Công nghệ này hỗ trợ công cụ Chuyển mạch ảo (Virtual Switches) để kết nối các máy ảo và với mạng ngoài, Load Balancer để điều phối lưu lượng truy cập giữa các máy chủ, Firewall cho mục đích bảo vệ Private Cloud khỏi các truy cập không được phép và VPN nhằm tạo ra một kết nối an toàn giữa các mạng riêng tư thông qua mạng công cộng (ví dụ internet)
- Bảo mật (Security): Để đảm bảo bảo mật, Cloud Private có công cụ Access Control – xác thực và phân quyền user để chỉ những người được phép mới có thể truy cập vào tài nguyên, Encryption hỗ trợ bảo vệ data trong quá trình lưu trữ và truyền đi, IDPS – công cụ hỗ trợ giám sát và phát hiện những hoạt động bất thường đồng thời ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn Private Cloud?
Với sự hỗ trợ của Private Cloud, việc triển khai các nhiệm vụ trong tổ chức trở nên nhanh hơn khi mọi thứ được kiểm soát nội bộ, thay vì sử dụng Public Cloud – nơi các công ty khác cùng chia sẻ chung băng thông. Ngoài ra, dịch vụ còn mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích tuyệt vời khác, tiêu biểu như:
Tăng cường tính bảo mật
Khi nói đến dữ liệu độc quyền, báo cáo tài chính hoặc thông tin khách hàng, Private Cloud có thể đảm bảo rằng những thông tin bảo mật đó không bị rơi vào tay kẻ xấu hoặc đối thủ cạnh tranh. Trong máy ảo dùng riêng, mỗi tổ chức có quyền truy cập vào nhóm tài nguyên riêng biệt và chỉ có thể truy cập được bằng cách sử dụng network riêng của tổ chức.
Cải thiện khả năng kiểm soát
Với Private Cloud, tổ chức có thể thiết lập mạng riêng theo cách phù hợp nhất thay vì điều chỉnh quy trình của mình. Việc cải thiện đối với sự kiểm soát này có nghĩa là doanh nghiệp tốn ít thời gian và công sức hơn. Tuy nhiên, việc tăng cường kiểm soát thường yêu cầu phần mềm quản lý tập trung, điều này có thể khiến mạng máy ảo dùng riêng khó mở rộng quy mô nếu không có nhân viên IT nhiều kinh nghiệm.
Hiệu quả về tài nguyên
Các Private Cloud có thể giúp tổ chức và phân bổ tài nguyên theo cách không gây thêm căng thẳng cho mạng của tổ chức mà vẫn đảm bảo rằng chúng có sẵn cho những người dùng đang cần. Lợi ích của việc này là giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và cải thiện năng suất.
Độ tin cậy được cải thiện
Mạng Private Cloud cung cấp một môi trường hoạt động ảo có khả năng phục hồi tốt hơn trước các lỗi trong hệ thống vật lý. Điều này là do máy ảo dùng riêng hoạt động trên nhiều máy chủ, tạo phân vùng giữa mỗi máy chủ và cho phép chúng lấy tài nguyên từ nhiều khu vực khác nhau. Điều này cực kỳ có lợi cho các tổ chức phụ thuộc vào tính khả dụng của mạng đám mây vì nó giúp giảm đáng kể downtime.
Ưu – nhược điểm của Private Cloud
Doanh nghiệp không thể bỏ qua vấn đề ưu điểm và hạn chế của dịch vụ khi tìm hiểu về Private Cloud là gì, bởi đây là chìa khóa giúp bạn có thể xác định mức độ phù hợp của nó cho nhu cầu của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số điểm mạnh và điểm yếu của mô hình điện toán đám mây này:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đối tượng nên sử dụng Private Cloud
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, giáo dục, tài chính, y tế, vận tải,…đều tìm hiểu Private Cloud là gì và bắt đầu sử dụng cho tổ chức của mình. Mô hình điện toán đám mây này phù hợp với các tổ chức ở mọi quy mô và lĩnh vực. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ phù hợp phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngân sách, nhu cầu, yêu cầu kỹ thuật,…
Thực tế, Private Cloud là giải pháp lý tưởng nhất dành cho các đối tượng:
- Doanh nghiệp yêu cầu bảo mật cao: Các tổ chức thuộc các ngành như ngân hàng, bảo hiểm, tài chính cần xử lý dữ liệu quan trọng của khách hàng, do đó đòi hỏi tính riêng tư và độ bảo mật cực kỳ cao.
- Doanh nghiệp cần tùy chỉnh linh hoạt: Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhanh chóng, các tổ chức này cần toàn quyền quản lý tài nguyên tự do và linh hoạt.
- Doanh nghiệp mong muốn chia sẻ dữ liệu nội bộ an toàn: Private Cloud phù hợp để tổ chức chia sẻ dữ liệu quan trọng trong nội bộ các bộ phận, chi nhánh, qua đó đảm bảo mức bảo mật và tăng cường tính hợp tác giữa các bên.
- Doanh nghiệp có nhu cầu về địa lý đa dạng: Những tổ chức thuộc ngành năng lượng, dầu khí, logistic sẽ cần Private Cloud để khai thác dữ liệu và tài nguyên đa dạng vùng địa lý, nhằm đảm bảo tính dự phòng và khả năng phục hồi sau các sự cố không mong muốn.
- Doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn: Với khối lượng giao dịch khổng lồ mỗi ngày, các tổ chức này cần một giải pháp điện toán đám mây để tùy chỉnh và mở rộng hạ tầng. Khoản đầu tư dành cho Private Cloud có thể là một sự tiết kiệm về lâu dài cho các doanh nghiệp quy mô lớn.
- Doanh nghiệp triển khai nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Những công ty hoạt động trong ngành y học, dược phẩm hay công nghệ thông tin sẽ yêu cầu một môi trường lưu trữ an toàn cho khối lượng dữ liệu bảo mật và chiến lược của mình.
Phân biệt Private Cloud vs Public Cloud vs Hybrid Cloud
Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud là những mô hình điện toán đám mây được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
- Private Cloud là điện toán đám mây dành riêng cho tổ chức của bạn. Tương tự như việc bạn xây một ngôi nhà riêng cho bản thân và gia đình, trong đó bạn có toàn quyền kiểm soát ngôi nhà từ việc xác định thiết kế, hệ thống an ninh cho tới việc ai có thể ra vào ngôi nhà.
- Public Cloud là điện toán đám mây được phân phối qua internet và được chia sẻ giữa các tổ chức. Nếu Private Cloud được ví như một ngôi nhà riêng, thì giải pháp đám mây này giống như một tòa chung cư, trong đó các căn hộ đại diện cho một khách hàng riêng biệt và phải chia sẻ chung các cơ sở hạ tầng.
- Hybrid Cloud là bất kỳ môi trường nào sử dụng cả Private Cloud và Public Cloud. Việc sử dụng Hybrid Cloud tương tự như việc bạn sinh sống trong một khu đô thị phức tạp, nơi có sự kết hợp giữa nhà riêng và chung cư. Trong trường hợp này, bạn có thể linh hoạt sử dụng các dịch vụ chung hoặc riêng tư tùy theo nhu cầu.
Để hiểu rõ hơn, bảng dưới đây chỉ ra những điểm khác biệt giữa Public Cloud, Hybrid Cloud và Private Cloud cụ thể như sau:
Điểm khác biệt | Private Cloud | Public Cloud | Hybrid Cloud |
Bên thuê dữ liệu | Chỉ một tổ chức duy nhất được lưu trữ dữ liệu trên đám mây. | Nhiều công ty có thể lưu trữ dữ liệu trên đám mây. | Dữ liệu có thể được lưu trữ trên đám mây được chia sẻ hoặc trên đám mây riêng không được chia sẻ và giữ bí mật. |
Dịch vụ điện toán đám mây | Chỉ tổ chức cụ thể mới có thể sử dụng. | Các tổ chức có thể cùng sử dụng. | Mọi người có thể truy cập các dịch vụ trên đám mây công cộng, trong khi các dịch vụ đám mây nội bộ chỉ có thể được truy cập bởi tổ chức. |
Kết nối | Qua mạng riêng của tổ chức | Qua internet | Qua internet dành cho đám mây công cộng và mạng riêng của tổ chức cho đám mây nội bộ. |
Quản lý | Được quản lý bởi quản trị viên của tổ chức cụ thể. | Được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. | Đám mây công cộng được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây, trong khi quản trị viên của tổ chức cụ thể quản lý đám mây nội bộ. |
An toàn và bảo mật | Cung cấp độ an toàn cao do tổ chức kiểm soát hoàn toàn. | Cung cấp các biện pháp bảo mật mạnh mẽ do nhà cung cấp quản lý. | Có thể đạt mức độ an toàn cao khi kết hợp sự kiểm soát nội bộ và các biện pháp bảo mật của nhà cung cấp. |
Khả năng mở rộng | Giới hạn đối với việc mở rộng quy mô hạ tầng. | Dễ dàng mở rộng và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của tổ chức. | Khả năng mở rộng linh hoạt khi sử dụng cả hạ tầng nội bộ và dịch vụ đám mây công cộng. |
Hiệu suất | Hiệu suất tốt với các ứng dụng yêu cầu tài nguyên cao và bảo mật tốt. | Hiệu suất tốt cho nhiều ứng dụng và người dùng cùng lúc. | Phụ thuộc vào mô hình đám mây được sử dụng. |
Đa dạng ứng dụng | Lý tưởng cho các ứng dụng có yêu cầu cao về bảo mật và khả năng tùy chỉnh. | Phù hợp cho nhiều loại ứng dụng, từ đơn giản đến phức tạp. | Phù hợp cho các ứng dụng linh hoạt, có thể chạy trên cả đám mây công cộng và đám mây nội bộ. |
Đăng ký dịch vụ điện toán đám mây tại HVN Group
HVN Group được biết đến là một trong những địa chỉ cung cấp dịch vụ điện toán đám mây uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam. Bên cạnh việc tư vấn khách hàng về các vấn đề như Private Cloud là gì và cách thiết lập cho tổ chức một cách hiệu quả dưới góc nhìn của chuyên gia, chúng tôi còn hỗ trợ cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây nổi bật hiện nay như dịch vụ Hosting, Cloud Server, Cloud VPS,…
Khi đến với HVN Group, bạn sẽ được:
- Nhận sự tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ chuyên gia để xác định được giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu, ngân sách và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Thoải mái lựa chọn các gói dịch vụ với mức giá cả cạnh tranh.
- Đảm bảo cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, nền tảng bảo mật tốt nhất và cam kết uptime lên đến 99,99%.
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365 để đảm bảo hệ thống ổn định và giải quyết kịp thời các sự cố nếu có, nhằm giúp hoạt động của doanh nghiệp suôn sẻ.
Một số câu hỏi liên quan đến Private Cloud
Để có cái nhìn toàn diện hơn về Private Cloud là gì, chúng tôi đã thu thập một số câu hỏi thường gặp liên quan đến môi trường điện toán đám mây này.
1. Private Cloud phù hợp với ngành nào nhất?
Private Cloud là lựa chọn phù hợp cho các ngành có yêu cầu cao về tính bảo mật cao, khả năng chia sẻ nội dung nội bộ nhanh và khả năng tùy chỉnh linh hoạt, chẳng hạn như ngân hàng, tài chính, y tế – chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm, vận tải hàng không, chính phủ,…Một số doanh nghiệp trong ngành dược phẩm, y học và công nghệ thông tin cũng có thể sử dụng Private Cloud cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
2. Nên sử dụng Private Cloud hay Public Cloud?
Private Cloud và Public Cloud đều mang lại những lợi ích cụ thể cho người dùng. Public Cloud nhìn chung phù hợp cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm khả năng mở rộng, tính linh hoạt và mô hình định giá theo mức sử dụng mà không phải chịu gánh nặng quản lý phần cứng.
Ngược lại, Private Cloud phù hợp với các doanh nghiệp có khối lượng công việc có thể dự đoán được, yêu cầu khả năng kiểm soát và tính minh bạch cao hơn, đồng thời có thể thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo hiệu suất và bảo mật dữ liệu ở cấp độ cao.
3. Để thiết lập một Private Cloud, cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng nào?
Có một số thành phần tạo nên Private Cloud không thể thiếu, bao gồm:
- Máy chủ vật lý và bộ lưu trữ chuyên dụng để chứa tất cả dữ liệu và ứng dụng trên đám mây riêng
- Nền tảng ảo hóa, máy chủ lưu trữ và hypervisor để quản lý, kiểm soát và phân phối tài nguyên máy tính
- Bảng điều khiển quản lý dành cho bộ phận kỹ thuật để giảm sát, vận hàng và duy trì đám mây
- Service catalog đóng vai trò như menu gồm các ứng dụng và dịch vụ có sẵn trên đám mây
- Cổng thông tin tự phục vụ để người dùng cuối truy cập tài nguyên và dữ liệu từ Private Cloud
- Công cụ đo mức sử dụng và hệ thống thanh toán để đo lường thời điểm sử dụng private Cloud và các khoản phí cần trả
4. Những cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp Private Cloud là gì?
Bạn có thể tự xây dựng Private Cloud hoặc chọn từ nhà cung cấp bên thứ ba. Dưới đây là một số cân nhắc khi tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp Private Cloud:
- Vị trí của nhà cung cấp
- Các giao thức được sử dụng
- Kiến thức chuyên sâu của đội ngũ
- Nền tảng tự động hóa vững chắc
- Dịch vụ hỗ trợ
5. Sự khác biệt giữa Virtual Cloud và Private Cloud là gì?
Sự khác biệt chính nằm ở việc phân bổ tài nguyên và khả năng tiếp cận. Private Cloud là môi trường dành riêng cho một tổ chức, trong khi Virtual Cloud có thể được nhiều người thuê truy cập.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Private Cloud là gì và xác định được liệu đây có phải giải pháp phù hợp với tổ chức của mình hay không. Trong trường hợp bạn có câu hỏi liên quan hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn về mô hình điện toán đám mây này, vui lòng gửi yêu cầu vào phần Livechat để đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của HVN Group cung cấp sự hỗ trợ nhanh nhất có thể.