Power BI của Microsoft là một công cụ BI phổ biến và được các nhà phân tích cũng như chuyên gia kinh doanh tin tưởng lựa chọn. Mặc dù được sử dụng hàng ngày bởi các chuyên gia, nền tảng này còn phù hợp cho những đối tượng không có nhiều kiến thức chuyên môn về dữ liệu. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn bức tranh tổng quan nhất về công cụ Power BI này, cũng như tìm hiểu về một số ứng dụng thực tế trong môi trường doanh nghiệp.
Power BI là gì?
Microsoft Power BI là một công cụ trực quan hóa dữ liệu được sử dụng chủ yếu cho mục đích kinh doanh thông minh (business intelligence). Được thiết kế để các chuyên gia kinh doanh với mức độ hiểu biết dữ liệu khác nhau sử dụng, dashboard Power BI cung cấp khả năng báo cáo và trực quan hóa dữ liệu theo nhiều kiểu khác nhau, bao gồm biểu đồ, bản đồ, đồ thị, biểu đồ phân tán,…Trong khi đó, chức năng AI Insights của công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tìm thông tin chi tiết trong bộ dữ liệu người dùng.
Power BI bao gồm một số ứng dụng có liên quan tới nhau, gồm Power BI Desktop, Pro, Premium, Mobile, Embedded và Report Server. Mặc dù một số ứng dụng này được cung cấp không tính phí, nhưng việc đăng ký trả phí cho phiên bản cao cấp và chuyên nghiệp sẽ mang đến cho doanh nghiệp khả năng phân tích tốt hơn.
Power BI là một phần trong Power Platform của Microsoft với sự góp mặt của Power Apps, Power Pages, Power Automate và Power Virtual Agents. Được tạo ra dưới dạng công cụ low-code, các ứng dụng này hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân tích và trực quan hóa dữ liệu, thiết kế giải pháp kinh doanh, tự động hóa quy trình và tạo chatbot no-code.
Đối tượng sử dụng Power BI
Người dùng Power BI không giới hạn ở các chuyên gia dữ liệu, chẳng hạn như nhà khoa học dữ liệu hay kỹ sư dữ liệu, mà còn phù hợp cho nhiều người dùng doanh nghiệp khác nhau. Trên thực tế, nền tảng này được thiết kế có chủ ý để những người không rành về kỹ thuật có thể dễ dàng tạo báo cáo, thao tác dữ liệu và thực hiện các hoạt động phân tích data chuyên sâu.
Tuy nhiên, một số vị trí phân tích phổ biến nhất sử dụng nền tảng Power BI hàng ngày bao gồm:
- Nhà phân tích kinh doanh
- Nhà phân tích BI
- Chuyên gia chịu về phân tích các chuỗi cung ứng
- Nhà phân tích dữ liệu
Mục đích của việc Power BI login
Như đã đề cập ở trên, dù là chuyên gia về dữ liệu hay là người mới bước vào thế giới kinh doanh, Power BI đều có thể hỗ trợ cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc dựa trên dữ liệu. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà nền tảng này mang đến cho người dùng:
- Tạo báo cáo và dashboard tổng quan trình bày tệp dữ liệu theo nhiều cách trực quan, dễ hiểu.
- Kết nối nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như trang tính Excel, kho dữ liệu tại chỗ và bộ nhớ lưu trữ dựa trên đám mây, sau đó chuyển đổi chúng thành thông tin kinh doanh chi tiết.
- Biến dữ liệu thành nhiều loại hình ảnh trực quan khác nhau, bao gồm biểu đồ hình tròn, cây phân rã, biểu đồ thước đo, KPI, biểu đồ kết hợp, biểu đồ thanh và cột, cũng như biểu đồ ruy băng cùng nhiều tùy chọn khác.
- Cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu trên toàn công ty, các công cụ trực quan hóa dữ liệu và thông tin chi tiết để tạo văn hóa làm việc dựa trên dữ liệu.
Chi phí các gói Power BI dành cho doanh nghiệp
Microsoft Power Bi cung cấp nhiều tùy chọn giá với các tính năng khác nhau để phục vụ nhu cầu riêng biệt của đa dạng đối tượng sử dụng, từ người dùng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ cho đến tổ chức có quy mô hoạt động lớn.
- Microsoft Power BI Desktop: Được cung cấp không tính phí, phiên bản cơ bản này cho phép bạn tạo, chia sẻ các report và visualization tương tác. Người dùng có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, tạo bảng thông tin cơ bản và cộng tác với những người dùng Power BI khác.
- Microsoft Power BI Pro ($10): Gói Pro cung cấp cho người dùng khả năng cộng tác và chia sẻ nâng cao. Bạn có thể tạo, xuất bản và chia sẻ báo cáo cũng như dashboard với đồng nghiệp, ngay cả khi họ không phải là người dùng Pro. Gói này cũng cung cấp các tính năng như báo cáo tại chỗ, cảnh báo dữ liệu và khả năng lên lịch làm mới dữ liệu.
- Microsoft Power BI Premium per user ($20): Người dùng Premium được cung cấp mức hiệu suất và khả năng mở rộng cao hơn so với Pro. Gói được thiết kế cho đối tượng người dùng cá nhân có yêu cầu phân tích nâng cao và khả năng tạo bộ dữ liệu lớn. Các tính năng bổ sung khác trong gói có thể kể đến như báo cáo được phân trang, AI Insights và kích thước dataset lớn hơn.
- Microsoft Power BI Premium ($4,995): Được thiết kế dành cho các tổ chức có nhu cầu tiêu thụ dữ liệu cao, Premium cung cấp tài nguyên đám mây chuyên dụng, tăng tốc độ làm mới dữ liệu và khả năng xuất bản report cho lượng người dùng lớn hơn. Gói này cũng cung cấp các tính năng nâng cao khác như Power BI Report Server cho báo cáo tại chỗ và các tùy chọn bảo mật nâng cao.
- Power BI Embedded: Giải pháp này dành cho các lập trình viên muốn nhúng report và dashboard trong ứng dụng của mình. Khi đăng ký gói Embedded, bạn sẽ được trải nghiệm tính năng phân tích tùy chỉnh và có thương hiệu dành cho người dùng.
Một số keyterm sử dụng trong Power BI
Hành trình Power BI tutorial không thể bỏ qua việc tìm hiểu về các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nền tảng phân tích dữ liệu này. Hãy cùng tham khảo bảng liệt kê dưới đây để nắm rõ hơn về một số term thông dụng:
Cụm từ | Mô tả |
Visualization | Hiển thị thông tin trực quan để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu, visualization cung cấp cho bạn màn hình hiển thị các thông tin, cảnh báo về các vấn đề liên quan đến hoạt động, hiệu suất, cá nhân,… |
Datasets | Dataset chính là dữ liệu mà bạn nhập vào hoặc kết nối với. Bạn có thể thay đổi tên, làm mới, xóa hoặc khám phá đối với bộ dataset này. |
Dashboard | Là tập hợp không chứa hoặc chứa nhiều tile và widget, dashboard được sử dụng để thể hiện chế độ xem tùy chỉnh của một số subset nằm trong dataset cơ bản. |
Reports | Report của Power BI là một hoặc nhiều trang trực quan hóa. Nó có thể được tạo từ đầu, được nhập vào dashboard hoặc được tạo bằng dataset. |
Tile | Đây là hình ảnh trực quan duy nhất được tìm thấy trong báo cáo hoặc trên hộp dashboard hình chữ nhật có chứa từng hình ảnh. |
Top 04 Power BI use cases cho doanh nghiệp tham khảo
Khi dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động hàng ngày của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, thì các nền tảng BI cũng có khả năng biến data đó thành thông tin chi tiết, báo cáo và trực quan hóa.
Ví dụ, một công ty quảng cáo đang thực hiện chiến dịch marketing có thể theo dõi hiệu quả của chiến dịch bằng cách kết nối nhiều nguồn dữ liệu khác nhau với Power BI và tạo dashboard làm nổi bật các số liệu chính. Khi đó, các marketer sẽ có thể hiểu rõ kênh tiếp thị nào là tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu.
Với tư cách là chủ của doanh nghiệp, bạn có thể tự hỏi làm cách nào để có thể sử dụng Power BI online một cách dễ dàng hoặc thiết kế các dashboard và báo cáo bắt mắt, dễ hiểu nhằm phục vụ cho việc đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt dựa trên dữ liệu.
Trước khi đầu tư tham gia vào các Power BI courses để đào sâu hơn vào nền tảng, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cần thiết, cụ thể là các trường hợp thực tế để áp dụng các dashboard và báo cáo Power BI.
Quản lý nguồn tài nguyên
Hãy lấy ví dụ về một doanh nghiệp sản xuất với nhiều địa điểm, cơ sở sản xuất ở các vùng địa lý khác nhau. Trong trường hợp này, dashboard tùy chỉnh là cách tốt nhất để quản lý việc phân bổ nguồn lực và đưa ra các quyết định mang tính đột phá. Tại đây, khả năng trực quan hóa của Power BI được phát huy một cách mạnh mẽ.
Các doanh nghiệp có thể tạo báo cáo bằng Power Query và Power Pivot trong Excel. Tuy nhiên, để có được bức tranh toàn cảnh và hiệu quả về nhu cầu cũng như phân bổ nguồn lực, Power BI có thể hỗ trợ giám sát các KPI quan trọng như:
- Số lượng dự án đang hoạt động và nguồn lực được phân bổ
- Các nhiệm vụ và tác vụ đang được thực hiện
- Đặc điểm và kỹ năng của nguồn lực
- Tỷ lệ hoàn thành dự án
Dashboard báo cáo tài chính
Cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào, KPI chính của doanh nghiệp sẽ là tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Việc theo dõi chi phí thông qua bảng tính Excel dài hạn hoặc logbook có thể trở nên tẻ nhạt và nặng nề. Khi bạn cập nhật các số trong ô theo các thủ công, chắc chắn việc bỏ lỡ thông số là điều không thể tránh khỏi. Do đó, các tổ chức trong thời đại số hóa hiện nay đã chuyển sang chương trình trực quan hóa dữ liệu mạnh mẽ được gọi là Power BI.
Ví dụ, đối với một doanh nghiệp bán một thiết bị cụ thể, việc tạo PoC (Proof of Concept) cho dashboard báo cáo tài chính là một cách lý tưởng để đơn giản hóa. Nhờ có một dashboard duy nhất, nên các bảng tính tài chính phức tạp của công ty cũng trở nên dễ hiểu.
Đó là bởi vì dashboard Power BI cung cấp cái nhìn toàn cảnh về báo cáo doanh thu của doanh nghiệp nên tổ chức có thể đưa ra phán đoán nhanh chóng dựa trên thông tin về dòng tiền và tóm tắt doanh số bán hàng cụ thể của sản phẩm.
Thẻ điểm bán hàng (Sales scorecard)
Cách đơn giản nhất để theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Đó là thông qua thẻ điểm bán hàng. Thẻ điểm hoặc dashboard Power BI cung cấp cho nhân viên bán hàng cái nhìn tổng thể về những gì đã xảy ra với doanh nghiệp vào ngày hôm trước và mọi việc đang diễn ra như thế nào. Người quản lý có thể so sánh hiệu suất của đội ngũ bán hàng theo khu vực và kiểm tra toàn bộ thẻ điểm của đội mình.
Người dùng có thể xem xét báo cáo chuyên sâu bằng cách kiểm tra thẻ điểm của từng thành viên trong nhóm, hiệu suất sản phẩm hay thậm chí là doanh số bán hàng theo yếu tố địa lý hoặc thời gian. Hầu như tất cả các loại hình kinh doanh đều sử dụng thẻ điểm bán hàng và marketing, vì thế việc điều chỉnh thẻ điểm này theo nhu cầu của người dùng cũng vô cùng quan trọng để tạo ra kết quả như mong muốn.
Bất cứ lúc nào, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thêm cũng như có quyền truy cập vào dashboard Power BI.
Báo cáo về khiếu nại và thanh toán
Nền tảng của việc quản lý khách hàng xuất sắc là xử lý khiếu nại nhanh chóng và hiệu quả. Bất kỳ ngành nào khi xử lý khiếu nại đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng Power BI nhằm nâng cao quy trình quản lý khiếu nại – thông qua việc phân tích để hỗ trợ xác định xu hướng khiếu nại và mô hình tổn thất, đồng thời giảm khả năng gian lận và kém hiệu quả.
Nhóm xử lý khiếu nại có thể tối ưu hóa các yêu cầu bồi thường và quy trình thanh toán bằng cách đẩy nhanh toàn bộ quy trình, giảm tổn thất và nâng cao sự hài lòng nơi khách hàng. Bên cạnh đó, việc hủy yêu cầu bồi thường và chậm trễ thanh toán là hai thách thức lớn cần được giải quyết ngay để làm hài lòng khách hàng và mang lại hiệu quả cần thiết cho quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, nếu bạn đang dự tính tích hợp nền tảng BI trong tổ chức của mình, Microsoft Power BI là một sự lựa chọn lý tưởng. Các trường hợp sử dụng Power BI được trình bày ở trên đã giúp bạn có thể hiểu hơn về cách nền tảng này hoạt động trong thực tế.
Để khám phá thêm về các trường hợp sử dụng Power BI, vui lòng bấm vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.
Tại HVN, chúng tôi cung cấp các giải pháp chuyển đổi số thông minh, nổi bật trong số đó là Microsoft 365. Không chỉ cung cấp các gói giải pháp ở mức chi phí phù hợp doanh nghiệp Việt Nam với tư cách đối tác ủy quyền của Microsoft, chúng tôi còn hỗ trợ bạn trong tất các các giai đoạn của quy trình, từ nghiên cứu đến triển khai.
Hơn nữa, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn mọi thông tin liên quan đến Power BI và hướng dẫn cách ứng dụng vào trong doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả.
Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch tìm hiểu về Power BI và cần được tư vấn bởi các chuyên gia, hãy kết nối ngay với HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – bằng cách gọi đến số Hotline: 024.9999.7777 ngay.