Sự cố luôn có thể xảy ra. Thế giới HTTPS cũng không khác. Đôi khi người dùng sẽ cần đến việc phát hành lại chứng chỉ SSL do sự cố hoặc vấn đề gì đó xảy ra trong suốt thời gian hoạt động khiến certificate của bạn cần được thay thế. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về việc phát hành lại chứng chỉ SSL khi cần thiết. Tìm hiểu tổng quát ngay.
Đôi nét về chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL xác minh danh tính của website, đồng thời bảo vệ kết nối giữa web page và web browser. Nếu bạn đang điều hành một website thương mại điện tử và yêu cầu mọi người đăng nhập thông tin như số thẻ tín dụng hoặc thu thập một số thông tin nhạy cảm khác, SSL như một tấm vé bảo đảm rằng các thông tin được truyền đến và từ website đều được mã hóa an toàn.
Bạn biết rằng một website đã được cài đặt chứng chỉ SSL khi HTTPS xuất hiện trước một URL. Nhiều trình duyệt giúp người truy cập xác định xem website có SSL hay không bằng cách hiển thị một hình ảnh khóa nhỉ theo URL.
Mặt khác, nếu một website không mã hóa dữ liệu, bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu cảnh báo và dòng chữ “not secure”.
Lợi ích của chứng chỉ SSL đối với doanh nghiệp
Trong cuộc đua giành lợi thế trên nền tảng trực tuyến, việc giữ an toàn và chiếm được niềm tin khách hàng là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Điều đó thôi thúc các tổ chức phải tìm hiểu và đầu tư cho chứng chỉ SSL nếu có định hướng về xây dựng website.
Hãy cùng điểm qua một số lợi ích nổi bật của chứng chỉ này đối với website doanh nghiệp.
Bảo vệ dữ liệu người dùng
Việc sử dụng chứng chỉ SSL cung cấp sự bảo đảm cho bất kỳ ai truy cập vào trang web. Bất cứ khi nào người dùng nhập thông tin cá nhân vào website, SSL sẽ chặn bất kỳ ai bên ngoài truy cập vào thông tin đó.
Khi thiết lập SSL, bạn có thể chỉ định ai có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm, cung cấp cho những cá nhân đó các tùy chọn để xem dữ liệu an toàn.
Cung cấp nhiều sự bảo vệ hơn trước tin tặc
Nếu doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ SSL, thông tin của bạn sẽ ít có khả năng bị tấn công hơn. Việc áp dụng hoàn toàn hữu ích nếu website có liên quan đến tên người dùng, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin cá nhân vì đây thường là thông tin mà tin tặc tìm kiếm.
Nếu chúng tấn công vào website, chứng chỉ SSL sẽ biến dữ liệu thành dạng khó hiểu và gần như không thể giải mã được.
Cải thiện thứ hạng của trang web
Nhiều trình duyệt quảng cáo các website có SSL để người dùng có thể truy cập an toàn. Sử dụng chứng chỉ là cách tốt cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website và từ đó tăng lượng traffic.
Một số trình duyệt gắn nhãn website không có chứng chỉ SSL là “not secure”, điều này có thể khiến người dùng ít có khả năng truy cập hơn so với các địa chỉ web khác.
Tạo niềm tin với khách hàng
Chứng chỉ SSL có thể giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với những cá nhân sử dụng website. Các chứng chỉ này bảo vệ thông tin và giúp họ yên tâm hơn khi mua sắm. Bạn có thể thông báo cho khách truy cập về cách thông tin được bảo mật trên website nhờ SSL.
Yêu cầu nhận dạng bảo mật
SSL yêu cầu người dùng xác minh danh tính trước khi nhập thông tin vào website, điều này làm giảm nguy cơ bị đánh cắp danh tính hoặc mua hàng gian lận. Nó cũng yêu cầu xác thực trước khi gửi thông tin cá nhân cho bên thứ ba.
Ví dụ, nếu người dùng thực hiện thanh toán qua website và sau đó gửi số tiền đó vào tài khoản ngân hàng, thì SSL yêu cầu ngân hàng xác định danh tính để đảm bảo bạn đang gửi tiền đến đúng cơ sở.
Phát hành lại chứng chỉ SSL là gì?
Phát hành lại chứng chỉ (đôi khi còn được gọi là tạo lại khóa) là khi người dùng tạo khóa riêng và CSR mới cho chứng chỉ hiện có. Theo đó, người đăng ký có thể tiến hành quy trình cấp lại nếu làm mất hoặc xóa khóa riêng, mong muốn thay đổi bất kỳ thông tin chứng chỉ nào hoặc muốn thay đổi cấp độ mã hóa của certificate. Sau khi hoàn thành, quy trình cấp lại sẽ tạo ra một chứng chỉ mới.
Quy trình phát hành lại chứng chỉ SSL cho phép bạn sửa đổi certificate đã được cấp. Một số sửa đổi cho phép bạn xây dựng trên chứng chỉ gốc, điều này dẫn tới có hai hoặc nhiều phiên bản. Ví dụ, khi cấp lại, bạn có thể thêm domain vào.
Các sửa đổi khác cũng cho phép tạo version mới và yêu cầu bên phát hành thu hồi bản gốc cũng như bất kỳ bản sao hoặc bản cấp lại nào. Ví dụ, việc xóa SAN hoặc thay đổi SAN trên multi-domain certificate sẽ tạo ra phiên bản mới, thu hồi bản gốc cũng như mọi bản sao và bản phát hành lại trước đó.
Tại sao cần phát hành lại chứng chỉ SSL?
Việc phát hành lại chứng chỉ SSL được thực hiện để giữ cho certificate của người dùng an toàn và riêng tư nếu nó bị di chuyển hoặc một số thông tin trên SSL bị thay đổi. Việc phát hành lại cho phép người đăng ký nhận được mã chứng chỉ hoàn toàn mới như đã đề cập ở trên.
Cụ thể, việc cấp lại hoàn toàn cần thiết vì một số nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn:
- Thay đổi thư người phê duyệt
- Khóa riêng bị mất, xóa hoặc bị xâm phạm
- Thay đổi thuật toán hash từ SHA1 thành SHA2
- Website được chuyển đến một web hosting khác
- Phần mềm máy chủ web thay đổi
- Áp dụng cho các thay đổi CSR (yêu cầu ký chứng chỉ): Thay đổi tên thường gọi trong certificate và thay đổi tên tổ chức được liệt kê trong certificate
- Một số sự cố ngừng hoạt động hoặc lỗi xảy ra ảnh hưởng đến chứng chỉ SSL hiện đang hoạt động
- Tổ chức CA yêu cầu phát hành lại SSL do những thay đổi quan trọng trong ngành hoặc các lý do nghiêm trọng khác
Điều kiện cần trước khi phát hành lại chứng chỉ SSL
Cũng giống như quy trình cài đặt chứng chỉ SSL ban đầu, điều đầu tiên người dùng cần thực hiện khi có nhu cầu phát hành lại là nhận yêu cầu chứng chỉ CSR. Có hai cách để người đăng ký có thể giải quyết vấn đề này:
- Nhận CSR gốc – Truy cập vào dashboard lưu trữ web của bạn, sau đó, đi tới phần TLS/SSL Manager để tìm CSR ban đầu của mình.
- Tạo mới – Các chuyên gia khuyên người dùng nên truy cập vào TLS/SSL và tạo một CSR mới khi đánh giá đây là phương pháp an toàn vì public key và private key cả bạn sẽ được tạo trong quá trình này. Đặc biệt, đây là cách tốt nhất nếu người dùng có nhu cầu cấp lại chứng chỉ SSL do khóa cá nhân bị xâm phạm.
Hướng dẫn chi tiết cách phát hành lại chứng chỉ SSL
Để tiến hàng việc phát hành lại chứng chỉ SSL, bạn cần thực hiện theo các bước hướng dẫn cơ bản dưới đây:
– Bước 1: Tạo CSR
Để phát hành lại, bạn cần tạo một CSR mới – điều này đã được nhắc đến trong phần trước của bài viết. Việc tạo một CSR mới sẽ đem đến cho bạn một cặp khóa mới (public/private) và duy nhất cho chứng chỉ được cấp lại.
– Bước 2: Bạn tiến hành đăng nhập vào tài khoản trên trang chủ nhà phát hành chứng chỉ
– Bước 3: Điền thông tin vào mẫu phát hành lại
Trong menu thanh bên, bạn hãy nhấp vào Certificates >> Orders >> click vào số thứ tự của chứng chỉ cần phát hành lại. Tùy thuộc vào những thay đổi thực hiện, chứng chỉ SSL gốc và các version trước đó (cấp lại và trùng lặp) có thể cần phải được thu hồi.
– Bước 4: Hoàn thành các thực kiểm tra miền (DCV)
Nếu bạn đã thêm bất kỳ domain mới và chưa hợp lệ vào yêu cầu phát hành lại chứng chỉ SSL. hãy chứng minh quyền kiểm soát đối với tên miền đó trước khi bên CA cấp lại.
– Bước 5: Phát hành lại chứng chỉ SSL/TLS
Sau khi được phê duyệt, bên CA tiến hành phát hành lại và gửi chứng chỉ đó cho người liên hệ trong email. Bạn cũng có thể tiến hành tải xuống từ tài khoản của mình.
– Bước 6: Cài đặt chứng chỉ SSL/TLS đã phát hành lại
*Lưu ý: Nếu có yêu cầu thu hồi chứng chỉ, bạn có 48 – 72 giờ kể từ thời điểm chứng chỉ được cấp lại để thay thế bất kỳ chứng chỉ nào sắp bị thu hồi.
Như vậy, bạn đã được giới thiệu các bước cơ bản khi có nhu cầu phát hành lại chứng chỉ SSL. Trong quá trình thực hiện, nếu bạn gặp sự cố hoặc vấn đề khó giải quyết, hãy nhấp vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.
Như vậy, chứng chỉ SSL là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp nếu muốn nâng tầm thương hiệu trên nền tảng trực tuyến cũng như cải thiện mức độ tin tưởng của khách hàng đối với website. Hiện tại, HVN luôn có đội ngũ CSKH sẵn sàng hỗ trợ bạn trong hành trình nghiên cứu loại SSL phù hợp với định hướng của tổ chức. Nhanh tay kết nối với chúng tôi bằng Hotline: 024.9999.7777 để đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn.
[/ux_text]