Việc sử dụng chứng chỉ SSL để bảo mật các trang web, giao dịch tài chính,… ngày càng phổ biến, có thể thấy SSL đang đóng vai trò rất quan trọng đến bảo mật trang web. Nhưng vẫn có nhiều người vẫn chưa thể phân biệt UCC, SAN, Multi-domain SSL, bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này. Khám phá chi tiết ngay.
UCC, SAN, Multi-domain SSL là gì?
Chứng chỉ Subject Alternative Name (SAN), còn được gọi là Unified Communication Certificates (UCC), Multi-Domain SSL, tên thường gọi là Chứng chỉ SSL UCC/SAN được phát triển đặc biệt để bảo mật nhiều miền và đôi khi là các tên miền phụ bằng cách sở hữu chỉ một chứng chỉ SSL duy nhất.
Loại chứng chỉ này đảm bảo tính bảo mật cho cả miền chính/miền phụ bên trong (internal) và bên ngoài (external) website của bạn và hoàn toàn tương thích với các sản phẩm Microsoft Exchange và Microsoft Office Communications Server.
Chứng chỉ SSL UCC/SAN không chỉ giúp người dùng dễ dàng quản lý mà còn là lựa chọn hiệu quả nhất về chi phí. Một số chứng chỉ SSL cũng cho phép bạn bảo mật các tên miền, phụ thuộc vào tên miền chính mà bạn đang bảo mật. Không giống như chứng chỉ Wildcard SSL, chứng chỉ UCC/SAN hỗ trợ cả ba phương thức xác thực: Xác thực tên miền (DV), Xác thực doanh nghiệp (BV) và Xác thực mở rộng (EV).
Tại sao nên chọn UCC/SAN SSL?
- Bảo mật tối đa lên tới 250 tên miền chính/ tên miền phụ
Chứng chỉ SSL UCC/SAN là “chứng chỉ liên kết” cho phép bạn kết hợp nhiều Chứng chỉ Basic SSL và Wildcard SSL thành một siêu chứng chỉ có thể bảo mật tối đa 250 mục nhập Subject Alternative Name (SAN).
Với bản Multi-domain thì tùy từng hãng sẽ đảm bảo cho 3 tên miền ban đầu. Tức là 3 tên miền ban đầu sẽ không mất phí, còn 247 tên miền còn lại, bạn đăng ký thêm bao nhiêu tên miền thì tính tiền bấy nhiêu SAN.
- Chuyển đổi bán hàng đạt hiệu quả hơn
“Niềm tin mang lại kết quả” nên việc sử dụng chứng chỉ SSL cho khách hàng thấy rằng có thể tin tưởng giao thông tin và doanh nghiệp của họ cho bạn.
- Hoạt động trên MS Exchange hoặc OWA (Outlook Web Access)
Chứng chỉ SSL hoạt động với Microsoft Exchange hoặc Outlook Web Access (OWA), nghĩa là người dùng MS Exchange có thể yên tâm khi biết chứng chỉ này hoạt động với công nghệ hiện đại nhất.
- Khả năng tương thích với trình duyệt lên tới 99%
Khả năng tương thích luôn là mối quan tâm khi mua chứng chỉ SSL. May mắn thay, chứng chỉ SSL của HVN được tin cậy hàng đầu, bao gồm:
- Google Chrome
- Mozilla Firefox
- Microsoft Edge và IE
- AppleSafari
- Opera
- Cung cấp giấy phép máy chủ không giới hạn, phát hành lại
Khi bạn mua chứng chỉ của HVN, bạn sẽ có quyền truy cập vào cổng thông tin người dùng để quản lý chứng chỉ của bạn và các yếu tố quan trọng khác. Nếu bạn cần cấp lại mật khẩu hoặc cấp lại chứng chỉ, bạn có thể bắt đầu sửa trên cổng thông tin của mình.
- Cải thiện SEO
Search Engine Optimization (SEO) là phương pháp tối ưu hóa website của bạn, thông qua nội dung hướng tới khách hàng cũng như sử dụng kỹ thuật phụ trợ, để xếp hạng website cao hơn trên Google và các công cụ tìm kiếm khác. Có thứ hạng cao là điều quan trọng để mang lại lượng truy cập vào trang web của bạn và tăng chuyển đổi và bán hàng.
Sự khác nhau SSL Multi-Domain và Wildcard
Định nghĩa
- Chứng chỉ SSL Wildcard cho phép người dùng có thể bảo mật số lượng tên miền phụ không giới hạn, mỗi tên miền sẽ cần một chứng chỉ.
- Chứng chỉ SSL SAN/UCC cho phép người dùng bảo mật nhiều tên miền hoàn toàn đủ điều kiện Fully Qualified Domain Name (FQDN) trên một chứng chỉ.
Hạn chế
- Wildcard SSL có thể đảm bảo số lượng tên miền phụ không giới hạn ở một cấp cụ thể. Hay nói cách khác, trong trường hợp bạn cần phủ sóng tên miền phụ không giới hạn ở nhiều cấp độ, bạn sẽ cần phải mua thêm chứng chỉ bổ sung.
- SAN/UCC có thể bảo mật cho nhiều tên miền với số tiền cụ thể tùy vào tổ chức phát hành chứng chỉ đó.
Nhu cầu sử dụng
- Nếu bạn có từ 5 tên miền phụ nhưng cùng domain trở lên thì bạn nên chọn chứng chỉ SSL Wildcard vì lý do tiện lợi và đặc biệt là nếu bạn muốn bổ sung nhiều hơn trong tương lai gần.
- Trường hợp bạn đang có 2 hoặc nhiều tên miền đủ điều kiện (FQDN) thì chứng chỉ SSL Multi-domain sẽ phù hợp hơn với bạn.
Một số lưu ý khác
- Nếu bạn đang sử dụng chữ ký đại diện thì bạn sẽ không thể sử dụng tên miền SAN.
- Wildcard SSL chỉ khả dụng với xác thực domain (DV) và tổ chức (OV) và xác thực mở rộng (EV)
- Người dùng có thể thêm, xóa hoặc chỉnh sửa các tên miền bổ sung trong suốt thời gian sử dụng.
Nên đăng ký chứng chỉ Multi-domain SSL ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Trước khi đưa ra quyết định bạn nên xem xét các tiêu chí sau đây:
- Khả năng bảo mật
- Chi phí bảo hành
- Thời gian chứng chỉ phát hành
- Chính sách hoàn tiền/ đổi trả
- Độ tin cậy của dấu trang web
Theo đó, nếu đơn bị nào đáp ứng được các tiêu chí trên hoặc có các chính sách phù hợp với nhu cầu của bạn thì bạn nên lựa chọn.
HVN là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ vô cùng tuyệt vời. Tính tới thời điểm hiện tại, chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Vậy nên chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà chúng tôi cung cấp là điều mà mọi người hoàn toàn có thể tin tưởng.
Đội ngũ nhân viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất và giải đáp các thắc mắc của bạn 24/7. Khi sử dụng dịch vụ của HVN các bạn có thể thoải mái lựa chọn chứng chỉ SSL từ rất nhiều thương hiệu uy tín. Chúng tôi cung cấp các chứng chỉ SSL với mức giá đa dạng vì thế bạn hoàn toàn có thể tìm được loại chứng chỉ phù hợp với nhu cầu của mình.
Đoạn kết
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn có thể phân biệt UCC, SAN, Multi-domain SSL từ đó giúp bạn có thể lựa chọn cho mình gói dịch vụ chứng chỉ SSL phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cần được tư vấn, giải đáp thì liên hệ ngay với HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – qua Hotline: 024.9999.7777.