Tên miền phụ là cấu trúc trong Google Apps domain cung cấp cho người dùng địa chỉ email hoàn toàn khác với địa chỉ trong miền chính. Để hiểu rõ hơn về loại domain này cũng như cách để thêm trên Google Workspace, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Tổng quan về tên miền phụ
Nhiều doanh nghiệp và tổ chức xây dựng chiến lược sử dụng tên miền phụ và tên miền gốc để có thể đảm bảo uy tín thương hiệu cũng như tiếp cận được khách hàng mục tiêu ở mức tối đa.
Tên miền phụ là gì?
Trước khi đi vào giải thích tên miền phụ là gì, hãy cùng tìm hiểu đôi nét về miền.
Miền (domain) là một cách xác định trang web độc đáo và dễ đọc đối với mọi người. Thông thường, đây được gọi là root domain. Phía sau đó, tên miền được kết nối với một địa chỉ IP duy nhất thông qua các bản ghi DNS, nhưng việc ghi nhớ một bộ bốn số khó hơn nhiều so với việc nhớ tên domain.
Tên miền phụ (subdomain) là tiền tố đứng trước root domain, thường được sử dụng trên các website có mục đích gửi traffic đến một địa chỉ IP khác trong khi vẫn giữ người đùng trên cùng một tên miền gốc.
Vậy điều này liên quan đến email?
Tên miền email là cách phổ biến mà mọi người gửi và nhận email một cách chuyên nghiệp. Doanh nghiệp sẽ trông chuyên nghiệp hơn rất nhiều với tên miền @domain.com thay vì địa chỉ @gmail.com. Nhiều doanh nghiệp thích sử dụng root domain cho các email chuyên nghiệp vì đó là cách để dễ dàng xác minh email được gửi từ công ty hoặc tổ chức có uy tín.
Trong khi đó, tên miền phụ email gửi thư từ subdomain thay vì root domain, ví dụ username@marketing.domain.com.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng tên miền phụ?
Nhà cung cấp dịch vụ email lớn như Google hay Microsoft quan tâm đến danh tiếng của email, đây là điểm đánh giá mức độ người dùng tương tác với email doanh nghiệp. Nếu Gmail thấy rằng người dùng tương tác cao với địa chỉ mail thì rất có thể doanh nghiệp đang tuân theo các phương pháp tốt liên quan đến email.
Nhưng nếu người dùng gửi tín hiệu tiêu cực đến Gmail chẳng hạn như đánh dấu email là spam, thì điều đó không tốt cho doanh nghiệp. Danh tiếng email của tổ chức dựa trên cả danh tiếng tên miền và danh tiếng địa chỉ IP, tên miền phụ có danh tiếng khác với root domain.
Đây là điều có lợi cho doanh nghiệp, bởi vì nếu không danh tiếng của các chiến dịch email marketing có thể ảnh hưởng đến việc khách hàng có nhận được email từ nhóm bán hàng hay không.
Khi nào cần sử dụng tên miền phụ?
Nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều tên miền phụ cho các đối tượng email khác nhau. Không cần thiết phải sử dụng nhiều subdomain, nhưng ít nhất bạn nên có một để bảo vệ danh tính cho root domain của mình.
Dưới đây là một số trường hợp phổ biến mà bạn có thể cần sử dụng tên miền phụ email:
- Email quảng cáo: Người đăng ký có thể đánh dấu email của bạn là spam nếu họ không hài lòng với số lượng email quảng cáo hoặc đơn giản là không quan tâm. Đây là lý do tạo sao bạn nên tạo một tên miền phụ riêng biệt cho các email quảng cáo để danh tiếng của domain đó không ảnh hưởng đến các loại email khác được gửi từ root domain.
- Tiếp cận khách hàng và PR: Các email được gửi cho các thương hiệu khác để tìm cơ hội hợp tác có thể không có cùng mức độ tương tác như các email giao dịch. Nếu mail PR của bạn có danh tiếng thấp hơn, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng gửi của các loại thư khác. Do đó, bạn có thể muốn giới hạn các email tiếp cận của mình trong một tên miền phụ riêng biệt.
- Email giao dịch: Những email này có tỷ lệ tương tác cao nhất vì chúng được tạo bởi hành động của người dùng (yêu cầu đặt lại mật khẩu, biên nhận thanh toán). Điều quan trọng là các email đó cần lọt được vào inbox của người đăng ký vì sẽ không tốt cho trải nghiệm người dùng nếu thư thông báo đặt lại mật khẩu bị chôn trong spam folder.
Cách thêm tên miền phụ trên Google Workspace
– Bước 1: Tiến hành thêm subdomain trong nền tảng Google Workspace
Đầu tiên, hãy truy cập vào trang quản trị Google Workspace bằng tài khoản có quyền cao nhất của mình và đi đến Domains.
Điền vào tên miền phụ bạn cần tạo và chọn Tiếp tục và xác minh quyền sở hữu miền để tiếp tục cấu hình.
– Bước 2: Cấu hình việc xác thực domain
Phương thức xác minh mặc định được sử dụng tại đây là TXT. Sau đó, người dùng hãy bấm vào Tiếp tục.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một cách xác minh khác bằng cách bấm vào Hoặc chuyển phương thức xác minh.
Sau đó tiếp tục chọn kiểu xác minh mong muốn và nhấp vào Tiếp theo.
Thao tác tiếp theo là Sao chép lại mã xác thực của bạn.
Tiến hành làm theo cách thêm mã xác minh được Google hướng dẫn như bên dưới.
Đăng nhập vào Cloudflare, thêm bản ghi TXT và điền các thông tin như trong hình >> bấm Save.
*Lưu ý: Tùy vào nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tên miền, không nhất thiết lúc nào cũng mặc định là Cloud Flare.
Sau khi hoàn thành việc thêm mã xác minh, hãy trở lại giao diện hướng dẫn >> kéo xuống cuối trang bấm Xác minh miền của tôi và đợi 5 phút để quá trình xác minh tên miền hoàn tất.
– Bước 3: Tiến hành cấu hình gửi/nhận cho tên miền phụ
Đầu tiên, hãy truy cập lại vào Quản lý miền.
Đi đến tên miền vừa thêm ở bước trên >> chọn vào Thiết lập bản ghi MX của Google.
Tích vào 2 ô vuông như hình dưới >> chọn Tiếp tục.
Sau đó, bạn thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của Google.
Thao tác này có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty lưu trữ tên miền mà công ty của bạn hiện đang sử dụng. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đăng nhập vào Cloud Flare để thêm bản ghi.
Type | Name | Mail Server | Time to Live (TTL) | Priority |
---|---|---|---|---|
MX | @ hoặc tên subdomain | ASPMX.L.GOOGLE.COM | Auto | 1 |
MX | @ hoặc tên subdomain | ALT1.ASPMX.L.GOOGLE.COM | Auto | 5 |
MX | @ hoặc tên subdomain | ALT2.ASPMX.L.GOOGLE.COM | Auto | 5 |
MX | @ hoặc tên subdomain | ALT3.ASPMX.L.GOOGLE.COM | Auto | 10 |
MX | @ hoặc tên subdomain | ALT4.ASPMX.L.GOOGLE.COM | Auto | 10 |
Sau đó, điền lần lượt các thông tin trong bảng vào các trường tương ứng.
Sau khi thêm bản ghi 5 MX đầy đủ >> quay lại phần hướng dẫn của Google và kéo xuống cuối trang >> bấm chọn Kích hoạt Gmail và đợi quá trình xác minh hoàn tất.
Lưu ý: Trường hợp cần tạo thêm bí danh cho tài khoản đang sử dụng, bạn có thể truy cập vào Người dùng như bên dưới.
Tiếp tục chọn người dùng muốn thêm bí danh >> chọn tiếp Thông tin người dùng.
Tìm mục Địa chỉ email thay thế (email đại diện) => Thêm email thay thế.
Như vậy là bạn đã hoàn thành việc tạo tên miền phụ trên nền tảng Google Workspace. Nếu quá trình gặp rắc rối hoặc vấn đề khó giải quyết, bạn có thể nhấp vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhân viên kỹ thuật của chúng tôi có mặt hỗ trợ kịp thời.
Bạn có thể đăng ký Google Workspace ở đâu?
Với tư cách là đối tác ủy quyền cấp cao của Google Cloud tại thị trường Việt Nam, HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – đem đến cho doanh nghiệp đa dạng các gói giải pháp Google Workspace chất lượng cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình, chuyên nghiệp đến từ đội ngũ nhân viên.
Chúng tôi cam kết:
- Hỗ trợ tư vấn giải pháp phù hợp nhất dựa trên nhu cầu và tình hình phát triển của doanh nghiệp hiện tại
- Đa dạng tùy chọn với các mức chi phí khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi quy mô
- Đội ngũ kỹ thuật túc trực 24/7 sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhằm mang đến cho bạn trải nghiệm sử dụng dịch vụ tốt nhất
- Tư vấn chiến lược áp dụng Google Workspace và cách sử dụng tên miền phụ hiệu quả nhất
- Hỗ trợ khách hàng dùng thử dịch vụ trong vòng 14 ngày không mất phí để có đánh giá khách quan về mức độ phù hợp của gói với tổ chức của mình
Chúng tôi không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ Google Workspace uy tín và đáng tin tưởng tại Việt Nam, mà còn là người bạn đồng hành luôn hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các giải pháp cho hành trình phát triển của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo Subdomain cho hosting trên DirectAdmin
Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết bạn đã được giới thiệu về subdomain và cách tạo tên miền phụ trên Google Workspace. Nếu trong quá trình thực hiện, bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc vấn đề cần được hỗ trợ, hãy kết nối với HVN thông qua Hotline: 024.9999.7777 để gặp gỡ các chuyên gia của chúng tôi.