Subdomain là một phần phụ của website trong cùng một tài khoản tồn tại dưới dạng một site riêng biệt mà không cần đăng ký tên miền mới. Người dùng có thể tạo subdomain cho trang web của mình trong cPanel bằng một vài bước đơn giản. Bài viết này sẽ hướng dẫn tạo Subdomain cho Hosting cPanel chi tiết để bạn thiết lập tên miền phụ cho trang web của mình. Khám phá chi tiết cùng HVN Group ngay.
Subdomain là gì?
Subdomain hay tên miền phụ là phần bổ sung cho domain chính của bạn với nội dung độc đáo. Nó là một phần riêng biệt của website hoạt động dưới cùng một tên miền chính mà không cần mua miền mới. Bạn cũng có thể tạo subdomain không giới hạn cho mọi domain đang sở hữu.
Việc tạo subdomain có thể khá hữu ích cho việc phân vùng hoạt động và sự hiện diện của website. Chẳng hạn việc sử dụng tên miền phụ marketing.site.com, hoạt động marketing có thể có web riêng với nội dung của riêng mình. Mặt khác, khách truy cập vẫn có thể thấy mối quan hệ với trang mẹ.
Khi nào nên tạo subdomain?
Có rất nhiều lý do khác nhau để bạn sử dụng subdomain, Tuy nhiên, dưới đây là những tình huống phổ biến nhất khi sử dụng tên miền phụ:
Tạo trang tài nguyên hoặc hỗ trợ
Nếu website của bạn yêu cầu hỗ trợ mở rộng, tài liệu hoặc section hướng dẫn, việc tạo subdomain có thể là một thao tác hữu ích.
Giải sử, website của bạn có site “Câu hỏi thường gặp” (FAQ), khách truy cập sẽ dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm hơn, doanh nghiệp cũng dễ dàng tạo một trang có nhiều thông tin hơn trong khi vẫn liên kết với trang chính của mình.
Hosting blog công ty
Một số chủ sở hữu website có thể muốn tách biệt blog công ty khỏi phần còn lại của website. Thông thường, điều này được thực hiện khi trang web chính không được trang bị các tính năng hoặc phần mềm phù hợp để quản lý blog hiệu quả.
*Ví dụ, có thể website chính được xây dựng xoay quanh việc cố gắng thu hút mọi người tải xuống ứng dụng. Tuy nhiên, bạn muốn tạo một blog công ty với mục đích content marketing. Vấn đề duy nhất là bạn không muốn thiết kế lại trang web với một khuôn khổ mới.
Trong trường hợp này, tạo subdomain là hoàn toàn hợp lý. Chỉ cần tạo tên miền phụ blog.site.com và bạn có thể cài đặt một CMS như WordPress trên miền phụ mới. Sau đó, mục tiêu duy nhất chính là cố gắng sao chép thiết kế hiện tại càng tương tự càng tốt.
Đây là một cách tiếp cận phổ biến mà rất nhiều công ty startup thực hiện. Blog không phải là trọng tâm chính của công ty, vì vậy họ vận hàng nó như một phần riêng biệt.
Tạo cửa hàng e-Commerce
Các cửa hàng e-Commerce yêu cầu các nguyên tắc và giao thức bảo mật nghiêm ngặt hơn để bảo vệ thông tin tài chính quan trọng. Điều này có thể yêu cầu doanh nghiệp cài đặt phần mềm cụ thể hoặc thậm chí nâng cấp chứng chỉ SSL của mình.
Bạn có thể lưu trữ cửa hạng e-Commerce của mình trên một subdomain, chẳng hạn như store.site.com. Bằng cách này, bạn cũng tạo cho mình cơ hội thiết kế mặt tiền cửa hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao thông qua chọn chọn một theme dành riêng cho Thương mại điện tử, như vậy cửa hàng đó được xây dựng từ đầu để bán được nhiều sản phẩm hơn.
Thiết kế lại website
Khi bạn đang tiến hành thiết kế website, sẽ khá hữu ích nếu có thể xem phiên bản live của nó. Để làm điều này, bạn có thể tạo subdomain cho phép xây dựng một website mới hoàn toàn từ đầu.
Thông qua đó, bạn có thể chèn liên kết, hình ảnh, video,…và xem cách trang hoạt động hoàn toàn trong thời gian thực. Doanh nghiệp thậm chí có thể gửi traffic đến tên miền phụ của mình để xem cách người dùng tương tác với website mới. Nhận phản hồi của người dùng theo thời gian thực có thể là có giá trị và giúp bạn tránh khỏi việc khởi chạy một trang web mới không phù hợp với nhu cầu và mong đợi.
Khi đã sẵn sàng để làm cho website mới hoạt động, bạn chỉ cần chuyển trang web được thiết kế lại sang tên miền chính. Bạn thậm chí có thể bảo vệ subdomain đang sử dụng để thiết kế lại web bằng mật khẩu để khách truy cập không thể vô tình xem trang web chưa hoàn thành.
Thử nghiệm sản phẩm hoặc tính năng mới
Doanh nghiệp có một thị trường mới muốn mở rộng, một sản phẩm mới muốn thử nghiệm hay một ý tưởng mới cho web của mình, nhưng muốn kiểm tra nó trước? Tạo subdomain cho phép bạn thực hiện tất cả những điều này.
Khi tạo một subdomain, bạn đang tạo cho mình một phương tiện rõ ràng. Về cơ bản, bạn có một trang web hoàn toàn mới để làm việc mà không gặp rắc rối khi thiết lập một domain mới. Giờ đây, chủ sở hữu website có thể tạo một trang nhỏ hơn để thử nghiệm ý tưởng mới của mình. Sau đó, nếu nó hoạt động, bạn có thêm phần này vào web hiện tại của mình.
Như vậy, subdomain mang lại cho bạn sự tự do sáng tạo mà không cần phải đánh đổi trải nghiệm người dùng hiện có.
Cách tạo subdomain cho hosting trong cPanel
Như đã đề cập đến, subdomain là phần phụ của trang web có thể tồn tại dưới dạng site mới mà không cần tên miền mới. Bạn có thể sử dụng chúng để tạo các URL đáng nhớ cho các content area trên web của mình, chẳng hạn tạo subdomain cho blog của mình để truy cập thông qua blog.domain.com.
Về cách thêm trên cPanel, bạn hãy thực hiện từng các bước đơn giản được hướng dẫn từ HVN Group như dưới đây:
– Bước 1: Login tài khoản admin vào hosting cPanel
Thông tin đăng nhập sẽ được gửi qua email sau khi bạn đăng ký thành công với nhà cung cấp dịch vụ hosting.
– Bước 2: Click vào chọn section Subdomains.
– Bước 3: Tiến hành tạo Subdomains.
Trường Domain nêu chi tiết về tên miền mà bạn đang tạo subdomain. Bằng cách nhấp vào trường này, bạn có thể chọn các miền khác trên tài khoản của mình từ danh sách tải xuống. Nếu miền đang tìm kiếm không được liệt kê, trước tiên hãy quay lại và thêm nó thông qua tính năng Addon Domain trên cPanel.
- Subdomain: Là subdomain thực tế mà bạn muốn tạo, chẳng hạn như muốn tạo tên miền phụ cho dev thì bạn điền “dev”. Lưu ý rằng bạn không phải nhập domain mà subdomain này sẽ được liên kết với, vì thao tác đó sẽ được thực hiện trong trường tiếp theo.
- Domain: Tên miền thực mà subdomain sẽ được liên kết với. Cần lưu ý rằng bạn sẽ phải chọn miền từ danh sách domain thực tế hiện được liên kết với tài khoản cPanel Web Hosting. Đây có thể là domain, addon domain hoặc thậm chí subdomain khác.
- Document Root: Tại đây, bạn tiến hành điền tên thư mục chứa code của subdomain, hoặc có thể để mặc định. Thư mục bạn đặt cần phải liên quan đến folder public_html.
Sau khi điền xong, bạn nhấp vào chọn Create.
Sau đó, bạn vào đi tới section File Manager và nhận thấy có thêm thư mục dev đã được tạo trước đó. Thao tác tiếp theo là upload code vào bên trong thư mục này và tiến hành cài đặt website.
*Lưu ý: Subdomain sẽ trong khoảng 5 -10 phút. Do đó, bạn có thể thấy trang 404 nếu tạo một subdomain và ngay lập tức cài đặt gì đó, chẳng hạn như WordPress. Nếu cố gắng truy cập website một vài phút sau khi tạo subdomain, bạn có thể nhận được lỗi 404.
Đoạn kết
Hy vọng bài viết của HVN về chủ đề hướng dẫn tạo Subdomain cho hosting cPanel giúp bạn quản lý hiệu quả các page trên website của mình. Nếu có những lỗi phát sinh hoặc không thể thực hiện theo, hãy liên hệ với HVN Group bằng cách gửi Ticket hoặc nhắn trực tiếp vào phần Livechat để nhận hỗ trợ từ chúng tôi ngay.