Hướng dẫn quản lý đơn hàng và khách hàng trên WEB NET
Việc quản lý đơn hàng một cách chuyên nghiệp để có thể đáp ứng nhanh chóng và an toàn chính là chìa khóa để khiến khách hàng luôn hài lòng và sẵn sàng quay lại mua hàng tiếp. Khám phá toàn nội dung hướng dẫn quản lý đơn hàng và khách hàng trên WEB NET ở bên dưới ngay
Tổng quan về quản lý đơn hàng và khách hàng trên website bán hàng
Quy trình quản lý sẽ trở nên chặt chẽ và hiệu quả hơn nếu bạn hiểu rõ bản chất và vai trò của việc quản lý đơn hàng, cũng như khách hàng. Dưới đây là một số thông tin để doanh nghiệp có thể hình dung ra bức tranh tổng thể về chúng và đưa ra chiến lược phù hợp.
Quản lý đơn hàng là gì?
Quản lý đơn hàng được bắt đầu từ thời điểm khách hàng đặt hàng từ website và kết thúc khi sản phẩm đã được giao đến tay người mua. Theo báo cáo của Omnichannel Retail:
- 54% người tiêu dùng tăng cường mua sắm trực tuyến vào năm 2021, so với 49% vào năm 2020
- 92% nhà bán lẻ cho biết doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng trong năm 2021
- 95% nhà bán lẻ tin rằng doanh số bán hàng trực tuyến sẽ giữ nguyên hoặc tăng trong 12 tháng tiếp theo so với 68% vào năm 2020
Vì vậy, để làm hài lòng những người tiêu dùng đó, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý đơn hàng.
Hệ thống quản lý đơn hàng là nền tảng theo dõi doanh số bán hàng, đơn đặt hàng, hàng tồn kho và fulfillment. Nó cho phép nhân viên phụ trách và các đối tác cần thiết cho quá trình có thể đưa ra những phương pháp giao hàng hiệu quả cho khách hàng.
Ngày nay, quản lý đơn hàng yêu cầu một hệ thống đa chiều chạm đến gần như mọi khía cạnh về cách thức hoạt động kinh doanh, bao gồm:
- Khách hàng
- Kênh bán hàng
- Thông tin sản phẩm
- Mức tồn kho và vị trí
- Các nhà cung cấp
- Dịch vụ khách hàng (liên quan đến trả hàng và hoàn tiền)
- In đơn hàng, lấy hàng, đóng gói, xử lý và vận chuyển
Quản lý khách hàng là gì?
Quản lý khách hàng được biết đến là phương pháp để doanh nghiệp có thể tiếp cận, giao tiếp và tương tác với khách hàng hiệu quả, đồng thời nắm bắt được các thông tin cần thiết của người mua để có phương án chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.
Bên cạnh quản lý đơn hàng, việc quản lý khách hàng là nhiệm vụ quan trọng với hầu hết các tổ chức vì nó ảnh hưởng tới công việc kinh doanh trên nền tảng website kinh doanh. Mục đích rõ ràng của việc này chính là thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại.
Tùy theo lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô, mỗi doanh nghiệp có quy trình quản lý khách hàng của riêng mình. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả đều được tiến hành theo một khung quy trình cụ thể:
- Thu thập và tổng hợp đầy đủ thông tin của khách hàng.
- Tiến hành xây dựng database khách hàng
- Phân tích và phân ra các nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể.
- Quản lý dữ liệu trong môi trường an toàn và bảo mật.
- Sử dụng một cách hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàng cho việc xây dựng quy trình bán hàng.
Để hỗ trợ tốt nhất cho nhiệm vụ quan trọng này, doanh nghiệp cần đầu tư hệ thống quản lý khách hàng trọng yếu, tương tự quản lý đơn hàng. Hay còn được biết đến như CRM, hệ thống hỗ trợ tối đa các nhân viên kinh doanh trong việc tìm kiếm, quản lý và theo dõi khách hàng. Đồng thời, bạn cũng nhận được các công cụ hữu ích cho việc thống kê, phân tích, đánh giá tình hình và xác định hiệu quả công việc của mỗi nhân viên.
Tip để quản lý đơn hàng và khách hàng hiệu quả
Không phải ngẫu nhiên doanh nghiệp có thể quản lý và vận hành một cách suôn sẻ trên website bán hàng của mình, tất cả đều cần đến những biện pháp phù hợp. Hãy cùng điểm qua một số mẹo sử dụng hệ thống quản lý đơn hàng và khách hàng một cách hiệu quả.
- Tìm kiếm hệ thống theo dõi đơn hàng phù hợp: Một hệ thống quản lý đơn đặt hàng của khách hàng hợp lý sẽ theo dõi đầy đủ mọi khía cạnh của đơn, từ đó cho phép bạn xác định được công việc bán hàng có đang hiệu quả hay không. Đối với quản lý khách hàng cũng tương tự, hệ thống sẽ tập hợp đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng để từ đó doanh nghiệp đưa ra chiến lược thu hút thích hợp.
- Tự động hóa nhiều nhất có thể: Tự động hóa quy trình như quản lý quan hệ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, cũng như dành nhiều thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng như phát triển tổ chức. Xét cho cùng, mục đích của các hệ thống quản lý là tự động hóa quy trình thủ công để giảm sai sót và tiết kiệm thời gian – giúp khách hàng hàng hài lòng hơn.
- Thiết lập quy trình làm việc cho từng bước của chu trình quản lý đơn hàng: Nếu hiểu rõ về quy trình, bạn hoàn toàn có thể tự động hóa từng bước, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Việc giao hàng trễ có thể khiến khách hàng khó chịu, do đó việc lập kế hoạch và theo dõi lộ trình hoàn toàn quan trọng trong việc giảm thiểu khiếu nại của khách hàng.
- Làm việc với một số hệ thống tích hợp: Quản lý đơn hàng trên website không phải là thành phần duy nhất của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý nên tích hợp với các phương pháp và đối tác khác chẳng hạn CRM để quản lý quan hệ khách hàng, POS hay ERP.
Hướng dẫn chi tiết về quản lý đơn hàng và khách hàng với WEB NET
Khi khách hàng hoàn thành đặt đơn trên website bán hàng, bạn cần quản lý đơn hàng đó cũng như các thông tin khách đặt hàng để có thể giao đúng hàng cho đúng người. Dưới dây là hướng dẫn giúp bạn có thể quản lý hiệu quả trên WEB NET.
Quản lý đơn hàng
Hiểu về quy trình xử lý và quản lý đơn hàng là một phần quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp. Sau khi khách hàng đặt hàng, đơn hàng sẽ xuất hiện trong phần Danh sách đơn hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo đơn đặt hàng theo cách thủ công trong quản trị hoặc gửi hóa đơn qua email cho khách hàng của mình.
Khi khách hàng đặt hàng trên website, ngay lập tức có một đơn hàng mới được tạo ra, khi đó:
- Bạn sẽ nhận được thông báo có đơn hàng mới được gửi qua email
- Tại trang quản lý Đơn hàng, các đơn mới sẽ hiển thị ngay trên phần đầu trang
- Đơn hàng sẽ được xử lý như đã được thiết lập trong cấu hình thanh toán và cấu hình vận chuyển
Quản lý khách hàng
Tại trang quản lý khách hàng, bạn có thể lưu lại các thông tin về khách hàng như tên, email, đơn hàng và tổng chi tiêu của khách hàng. Từ danh sách khách hàng này, bạn có thể theo dõi được sức mua của khách hàng tiềm năng, cũng như hiểu được nhu cầu của người mua hàng.
Tại trang danh sách đơn hàng bạn có thể:
- Tìm kiếm và tiến hàng lọc danh sách khách hàng
- Chỉnh sửa thông tin khách hàng
- Thêm khách hàng
- Thực hiện các thao tác hàng loạt với danh sách khách hàng
Thêm mới khách hàng
Khi một khách mới đặt hàng trên website bán hàng, tên và thông tin của họ sẽ được tự động cập nhật vào danh sách khách hàng để doanh nghiệp có thể quản lý khách hàng cá nhân dễ dàng, bên cạnh việc quản lý đơn hàng.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể thêm mới khách hàng theo cách thủ công để lưu lại thông tin, phục vụ cho việc quản lý danh sách khách hàng, quảng cáo, gửi email marketing hoặc gửi email tài khoản cho khách hàng…
– Bước 1: Tại trang quản trị website, hãy click vào Khách hàng.
– Bước 2: Sau đó, tại giao diện trang khách hàng, nhấp chọn Thêm mới.
– Bước 3: Khi giao diện thêm mới khách hàng hiện lên, bạn hãy điền đầy đủ các trường thông tin về khách hàng.
– Bước 4: Cuối cùng nhấp vào Lưu để hoàn tất thông tin.
Nếu quy trình quản lý khách hàng của bạn có bất kỳ vấn đề khó giải quyết, hãy bấm vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.
Tổng kết
Việc thiết lập hệ thống thông tin quản lý đơn hàng và khách hàng là điều doanh nghiệp cần ưu tiên khi lập website bán hàng. Mọi hoạt động sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn khi được quản lý chuyên nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hoặc cần tìm hiểu hơn về cách làm việc hiệu quả hơn với website bán hàng, hãy kết nối với Công ty Cổ phần Tập đoàn HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – thông quá số Hotline: 024 9999 7777 để gặp gỡ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi.