Trong môi trường hybrid work hiện nay, việc thiết lập kết nối an toàn giữa các thiết bị của nhân viên làm việc từ xa và miền công ty đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các rủi ro bảo mật của datacenter, đồng thời giúp việc quản lý và tuân thủ bảo mật trở nên dễ dàng. Đây là lúc Domain Controller xuất hiện và phát huy tiềm năng của mình. Vậy Domain Controller là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và cách cài đặt được thực hiện như thế nào? Tìm hiểu chi tiết bên dưới bài viết này cùng HVN ngay.
Domain Controller là gì?
Domain Controller (DC) hay bộ điều khiển miền là một loại máy chủ (server) cần thiết để tập trung dữ liệu người dùng và bảo vệ an ninh mạng. Chức năng quan trọng nhất của nó là đảm bảo chỉ những người dùng liên quan và đáng tin cậy mới có thể truy cập vào tài nguyên mạng bằng cách xử lý các yêu cầu xác thực và xác minh người dùng.
Domain Controller giống như một người gác cổng, cho phép truy cập vào tài nguyên miền và thực thi các giao thức bảo mật, đồng thời lưu trữ thông tin tài khoản của người dùng và chạy ADDS (Active Directory Domain Services). Các tổ chức thường có một số DC và mỗi DC đều sử dụng một bản sao của Active Directory.
Domain Controller có thể là một hệ thống duy nhất, nhưng nó thường được cài đặt theo cụm để nâng cao tính khả dụng và độ tin cậy. Khi chạy với Windows Active Directory, mọi cụm sẽ có bộ Primary Domain Controller (PDC). Nó cũng cần có bộ Backup Domain Controller (BDC) trong khi chạy trên môi trường Linux có DC sao chép cơ sở dữ liệu từ PDC.
Đối tượng phù hợp với sử dụng Domain Controller là gì?
Việc một doanh nghiệp có yêu cầu về Domain Controller hay không phụ thuộc nhiều vào quy mô và độ phức tạp của network. Các công ty quan tâm đến xác thực tập trung, quản lý tài nguyên và người dùng hiệu quả, cũng như các chính sách bảo mật nhất quán, chính là những ứng cử viên lý tưởng nhất cho việc sử dụng bộ điều khiển miền.
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp điển hình dưới đây, thì hãy nhanh chóng tìm hiểu về Domain Controller là gì và cách cài đặt:
- Các tổ chức có số lượng người dùng, máy tính và tài nguyên mạng từ trung bình đến lớn, hoạt động theo cùng một bộ quy tắc.
- Các công ty yêu cầu hệ thống xác thực tập trung cho phép người dùng đăng nhập bằng một bộ thông tin xác thực duy nhất.
- Các doanh nghiệp có tài sản CNTT đa dạng mong muốn sử dụng DC để tổ chức và kiểm soát quyền truy cập vào tài nguyên mạng.
- Các tổ chức muốn thực thi các cài đặt, cấu hình và chính sách bảo mật thống nhất trên một network rộng.
- Các doanh nghiệp có nhiều văn phòng chi nhánh muốn tối ưu hóa lưu lượng mạng, độ trễ thấp hơn và cung cấp dịch vụ xác thực cục bộ.
- Các tổ chức sử dụng hoặc muốn bắt đầu sử dụng các dịch vụ và công nghệ mạng của Microsoft (ví dụ Exchange Server hoặc SharePoint).
- Các công ty hoạt động trong ngành nghiêm ngặt muốn DC thực thi các biện pháp bảo mật và duy trì các quy trình kiểm toán.
- Các nhóm đang tìm cách triển khai hybrid cloud và sử dụng Domain Controller để tích hợp AD tại chỗ với các dịch vụ đám mây.
Phân loại Domain Controller
Về các loại điều khiển miền, phần “Domain Controller là gì?” cũng đã đề cập khái quát đến 02 loại cơ bản: Primary Domain Controller và Backup Domain Controller. Mỗi loại sở hữu những đặc điểm, tính năng và quy trình sử dụng khác nhau. Cụ thể:
- Primary Domain Controller (PDC): Đối với loại DC này, mọi tài nguyên, video, hình ảnh hay thông tin cần được bảo mật đều sẽ được lưu trữ cẩn thận. Việc lưu trữ sẽ diễn ra bên trong database ở các thư mục chính, cụ thể ở đây là Windows Server của cá nhân, công ty hay doanh nghiệp.
- Backup Domain Controller (BDC): Khi một PDC gặp sự cố hoặc bị lỗi và không thể hoạt động được nữa, một PDC mới sẽ được hình thành thể tiếp nối công việc. Nó đóng vai trò cân bằng lại khối lượng công việc và tự động sao chép database trong mỗi chu kỳ của BDC. Điều này góp phần đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa những thiệt hại trong các thư mục chính.
Để có thể tận dụng một cách tốt nhất các loại DC cho công việc, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về vai trò và cách cài đặt Domain Controller là gì. Các vấn đề này sẽ được giải quyết chi tiết hơn trong phần sau của bài viết.
Một số vai trò cốt lõi của Domain Controller là gì?
Phần giới thiệu Domain Controller đã đề cập đôi nét đến chức năng chính của bộ điều khiển miền trong việc xác thực người dùng và cấp quyền truy cập tài nguyên. Chẳng hạn, DC trong miền Windows AD sẽ lấy chi tiết xác thực từ Active Windows.
Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu hơn về các vai trò cốt lõi của Domain Controller.
Xác thực
Bộ điều khiển miền trước tiên hỗ trợ xác thực người dùng để xem họ có đủ điều kiện truy cập mạng hay không. Danh tính của người dùng được xác thực bằng cách kiểm tra thông tin tài khoản của họ, chẳng hạn như tên người dùng và mật khẩu, so sánh các thông tin đó với những gì được lưu trữ trong Active Directory.
Quy định về quyền truy cập
Nhiều tổ chức mong muốn nghiên cứu Domain Controller là gì bởi vì chức năng quản lý hệ thống phân cấp tổ chức của người dùng được tích hợp trong bộ điều khiển này. DC sử dụng Active Directory để xác định xem người dùng có được phép truy cập tài nguyên miền hay không, sau đó xác định quyền của họ để kiểm tra xem có quyền truy cập vào tài nguyên nào.
Thực hiện các chính sách nhóm
Domain Controller chịu trách nhiệm thực hiện các giao thức và quy tắc bảo mật. Một số ví dụ về các quy tắc này để giúp bạn hiểu chức năng của Domain Controller là gì:
- Yêu cầu nhập mật khẩu phức tạp
- Yêu cầu về tần suất cập nhật mật khẩu
- Cấp quyền truy cập tài nguyên cho người dùng cụ thể
- Định cấu hình các thiết bị trong miền để chuyển sang trạng thái khóa sau một khoảng thời gian không hoạt hoạt động cụ thể
Các bước triển khai Domain Controller
Với những hiểu biết về Domain Controller là gì, bạn có thể mong muốn thực hiện cài đặt hệ thống này ngay để bảo vệ dữ liệu và tài nguyên an toàn. Trước khi tiến hành các bước cài đặt dưới đây, người dùng cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các tài nguyên như máy chủ cài đặt.
– Bước 1: Thực hiện cài đặt Active Directory Domain Services.
– Bước 2: Nâng cấp server của bạn lên máy chủ domain bằng cách:
- Truy cập vào Promote this server to a domain controller >> nhấp vào chọn Add a new forest >> tiến hành nhập domain mong muốn cài vào.
- Thực hiện thao tác nhấp chọn Next cho đến khi màn hình chuyển sang phần cài đặt.
- Tiến hành Check máy tính để xem đã lên domain hay chưa.
– Bước 3: Truy cập vào Tool và chọn Active Directory User and Computer để cài đặt OU, Group và User.
– Bước 4: Thực hiện tạo OU bằng cách nhấp chuột phải vào Domain và chọn New >> tiếp tục chọn Organizational Unit.
– Bước 5: Đặt tên cho OU và tab Group trong tab New >> đặt tên tiếp cho Group.
– Bước 6: Tiến hành tạo User và thêm User vào trong Group.
– Bước 7: Cho User vào Domain bằng cách trỏ DNS máy chủ về IP của server, sau đó nhập Domain vào máy client. Lúc này, nhấp vào Check để kiểm tra toàn bộ Domain Controller.
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong việc cài đặt Domain Controller là gì, nếu có vấn đề trong quá trình thực hiện, hãy kết nối với chuyên gia bằng cách nhấp vào LIÊN HỆ NGAY.
HVN được biết đến là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ tên miền và Domain Controller cho các khách hàng doanh nghiệp. Do đó, khi kết nối với chúng tôi, bạn sẽ không chỉ được hỗ trợ nhiệt tình cách cài đặt và sử dụng hiệu quả hệ thống này, mà còn được cung cấp các dịch vụ chất lượng để nâng cấp chất lượng của website và sự chuyên nghiệp của tổ chức kinh doanh.
Một số FAQ về vấn đề Domain Controller là gì
Bên cạnh vấn đề Domain Controller là gì, các cá nhân và doanh nghiệp có thể gặp khó khăn với một số vấn đề liên quan khác. Chúng tôi đã tổng hợp các câu hỏi thường gặp và cung cấp lời giải đáp từ các chuyên gia để bạn có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình tìm hiểu.
1. Domain Controller và Active Directory có giống nhau không?
Không, Active Directory là dịch vụ thư mục lưu trữ thông tin, trong khi Domain Controller là máy chủ chạy Active Directory và chịu trách nhiệm xác thực người dùng cũng như thực thi các chính sách bảo mật trong miền.
2. Một network có thể có nhiều DC không?
Có, một network có thể có nhiều bộ điều khiển miền để có tính sẵn sàng cao. Việc có nhiều Domain Controller sẽ cung cấp khả năng chịu lỗi và đảm bảo tính khả dụng của network ngay cả khi một bộ điều khiển miền bị lỗi. Các thay đổi đối với Active Directory được sao chép giữa các DC để giữ thông tin nhất quán.
3. Domain Controller xử lý xác thực người dùng như thế nào?
Bộ điều khiển miền sử dụng giao thức xác thực Kerberos để xác minh danh tính của người dùng và máy tính trong miền. Khi người dùng cố gắng đăng nhập, bộ điều khiển miền sẽ kiểm tra thông tin xác thực dựa trên cơ sở dữ liệu Active Directory trước khi cấp quyền truy cập vào tài nguyên mạng.
4. Global Catalog trong Domain Controller là gì?
Global Catalog là khi lưu trữ dữ liệu phân tán trong bộ điều khiển miền chứa bản sao một phần của tất cả các đối tượng từ tất cả các miền trong Active Directory forest. Nó cho phép tìm kiếm và xác thực hiệu quả trên toàn khu vực.
5. Làm cách nào để theo dõi tình trạng của Domain Controller?
Người dùng có thể giám sát bộ điều khiển miền bằng các công cụ như Event Viewer và Performance Monitor của Windows Server. Hãy thường xuyên kiểm tra các sự kiện quan trọng, số liệu hiệu suất và đảm bảo sao chép giữa các bộ điều khiển miền hoạt động chính xác. Một số tổ chức cũng sử dụng SIEM (Security information & event management) và các dịch vụ bảo mật khác.
Kết luận
Thông qua bài viết này, HVN Group – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – đã cung cấp cho bạn bức tranh tổng quát nhất về Domain Controller là gì cũng như các thông tin về vai trò, phân loại và cách cài đặt. Trong trường hợp có câu hỏi liên quan cần được giải đáp nhanh chóng từ góc độ chuyên gia, hãy để lại thông tin liên hệ với chúng tôi qua Livechat sẽ có đội ngũ tư vấn hỗ trợ trong vòng 1h.