Chứng chỉ SSL doanh nghiệp (OV) là gì?

Chứng chỉ OV là sự lựa chọn hợp lý dành cho một website thông tin (không phải e-Commerce) nhằm nâng cao uy tín thông qua xác thực doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn OV là gì và khi nào doanh nghiệp nên đăng ký chứng chỉ SSL này.

Chứng chỉ OV là gì?

ov là gì

Chứng chỉ OV hay được biết đến là chứng chỉ xác thực tổ chức (Organization Validation) là certificate SSL có độ đảm bảo cao được sử dụng để xác thực một công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Mục đích chính của loại này là mã hóa website và các thông tin quan trọng mà người dùng đang sử dụng để truy cập trang.

OV đi kèm với chữ ký 2048 bit và mã hóa 256 bit mạnh mẽ, đồng thời cho phép hiển thị tên của tổ chức trong con dấu của website – môt chỉ số đáng tin cậy cho thấy rằng doanh nghiệp là tổ chức hợp pháp và những thông tin cá nhân sẽ được giữ bí mật.

Do đó có thể nói, chứng chỉ SSL OV giúp doanh nghiệp cải thiện niềm tin của khách truy cập, từ đó tăng rõ rệt tỷ lệ truy cập và chuyển đổi. Certificate này còn hỗ trợ bảo vệ các trang web khỏi các cuộc tấn công lừa đảo và ngăn chặn tin tặc cũng như những kẻ tấn công trên không gian mạng.

Khi định nghĩa OV là gì, bạn có thể nhận thấy chứng chỉ này là lựa chọn đáng tin cậy hơn dành cho doanh nghiệp trực tuyến khi so sánh với DV (Domain Validation).

Tại sao cần đăng ký chứng chỉ OV?

Khi tìm hiểu OV là gì, bạn có thể đã phần nào hiểu được chức năng của loại chứng chỉ này đối với website doanh nghiệp. Để cụ thể hơn, hãy cùng điểm qua một số lý do khiến bạn nên cân nhắc đến việc đầu tư cho phí cho loại SSL này.

tại soa doanh nghiệp cần đăng ký ssl ov

  • Nâng cao niềm tin và sự tín nhiệm: Chứng chỉ OV cung cấp mức độ tin cậy cao hơn DV SSL, vì chúng yêu cầu nhà phát hành chứng chỉ xác minh danh tính và sự tồn tại hợp pháp của tổ chức trước khi được cấp. Điều này góp phần vào xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng và khách truy cập.
  • Mã hóa mạnh hơn: Chứng chỉ cung cấp lớp mã hóa mạnh mẽ hơn đối với dữ liệu được truyền giữa website và trình duyệt của người dùng, từ đó giúp bảo vệ thông tin quan trọng như mật khẩu, số thẻ tín dụng và dữ liệu cá nhân. 
  • Biểu tượng ổ khóa an toàn: Như đã đề cập khi nói về OV là gì, chứng chỉ này cho hiển thị ổ khóa an toàn trên thanh địa chỉ của trình duyệt, điều này có thể giúp trấn an khách truy cập rằng trang web an toàn và dữ liệu người dùng được bảo mật.
  • Cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm: Các website có chứng chỉ OV có thể được xếp hạng cao hơn trong kết quả trên công cụ tìm kiếm vì các công cụ này thường ưu tiên các trang web an toàn.
  • Hỗ trợ nhiều tên miền: OV có thể hỗ trợ nhiều tên miền, cho phép bảo mật nhiều trang web bằng một chứng chỉ duy nhất.
  • Khả năng tương thích với hầu hết các trình duyệt: Chứng chỉ này tương thích với hầu hết các trình duyệt hiện đại, được sử dụng phổ biến hiện nay, đảm bảo rằng trang web được an toàn và có thể truy cập bởi nhiều người dùng.
  • Tùy chọn để xác nhận mở rộng: Một số OV cung cấp cả xác thực mở rộng (EV), mang lại mức độ tin cậy cao hơn bằng cách yêu cầu quy trình kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Chứng chỉ EV hiển thị tên của tổ chức trên thanh địa chỉ, giúp người dùng dễ dàng xác minh tính xác thực của website.
  • Hỗ trợ thiết bị di động: SSL loại này được sử dụng để bảo mật các website được truy cập từ thiết bị di động, từ đó giúp bảo vệ thông tin quan trọng truyền qua mạng di động.
  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: Bằng cách cung cấp môi trường an toàn và đáng tin cậy cho khách hàng, OV có thể cải thiện trải nghiệm chung của khách truy cập trên website và khuyến khích họ tiếp tục quay lại.

Ai cần đăng ký chứng chỉ OV?

ai cần đăng ký chứng chỉ ov

Chứng chỉ OV là một sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang kinh doanh trực tuyến có liên quan đến việc thu thập thông tin quan trọng từ người dùng của mình. Các nền tảng mạng xã hội, nền tảng ngân hàng, trò chơi và ứng dụng Facebook, tiện ích bổ sung Firefox, tiện ích mở rộng Google Chrome được khuyến áp dụng chứng chỉ Xác thực tổ chức vì mục đích bảo mật.

OV cũng cung cấp các tính năng tương tự như Wildcard và Multi-domain SSL. Wildcard cho phép doanh nghiệp xác thực hoạt động kinh doanh và bảo mật số lượng tên miền phụ không giới hạn. Trong khi đó, Multi-domain cho phép người dùng bảo mật tới 100 tên miền đủ điều kiện.

Với sự tiện lợi như đề cập trong phần “Chứng chỉ OV là gì?”, hầu hết các cơ quan cấp chứng chỉ (CA) đều cung cấp OV với số lượng máy chủ không giới hạn để người dùng có thể cài đặt nó trên bất kỳ số lượng máy chủ nào và có thể cấp lại nhiều lần.

Quy trình xác thực chứng chỉ OV

Để có được chứng chỉ SSL xác thực tổ chức từ cơ quan cấp chứng chỉ (CA), người dùng/doanh nghiệp cần gửi tài liệu kinh doanh cho bên phát hành. Các loại tài liệu được yêu cầu tùy thuộc vào yêu cầu của CA. Nếu bên phát hành tìm thấy các tài liệu phù hợp với yêu cầu, việc phê duyệt sẽ được thực hiện và chứng chỉ được cấp cho bạn.

Trước khi xác minh tài liệu, CA sẽ xác minh quyền sở hữu tên miền của tổ chức. Để thực hiện việc này, bên phát hành có thể xác minh qua email, xác minh dựa trên tệp hoặc có thể xác minh trực tiếp từ thông tin của nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền.

Lưu ý: Đảm bảo thông tin của nhà đăng ký tên miền được công khai.

CA có thể yêu cầu bạn một số tài liệu sau trước khi cấp chứng chỉ OV cho doanh nghiệp:

  • Thư chứng thực được CA phê duyệt
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp của tổ chức
  • Xác thực danh tính cá nhân của người đại diện hợp pháp cho tổ chức
  • Chứng chỉ xuất xử, chẳng hạn đăng ký thuế, giấy pháp pháp nhân
  • Thông tin liên hệ thực tế

Toàn bộ quá trình cấp OV có thể mất tới 2-3 ngày tùy thuộc vào CA.

Tip lựa chọn chứng chỉ OV cho doanh nghiệp

Bạn đã hiểu rõ lợi ích của chứng chỉ SSL khi đi sâu vào tìm hiểu OV là gì, vậy làm cách nào để đưa ra lựa chọn loại phù hợp cho doanh nghiệp của mình? Điều quan trọng là phải nghiên cứu và so sánh cẩn thận các chứng chỉ OV khác nhau để đảm bảo rằng có thể chọn được loại có thể đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu và ngân sách.

tip lựa chọn chứng chỉ ssl

Dưới đây là một số phương pháp hay nhất giúp bạn lựa chọn chứng chỉ SSL OV phù hợp.

Xác định nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp

Hãy xem xét hầu hết các nhu cầu cụ thể của website và đối tượng mục tiêu của mình. Ví dụ, nếu bạn đang điều hành một trang web thương mại điện tử (e-Commerce), hãy lựa chọn chứng chỉ SSL OV có xác thực mở rộng (EV) để mang lại mức độ tin cậy và độ tin tưởng cao hơn.

Cơ quan cấp chứng chỉ (CA)

Nghiên cứu các cơ quan cấp chỉ khác nhau và so sánh danh tiếng, biện pháp bảo mật và giá cả họ cung cấp cho bạn. Hãy chọn một CA đáng tin cậy và có uy tín, đồng thời có lịch sử cung cấp chứng chỉ SSL OV chất lượng cao cho khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra các chính sách của CA về vấn đề cấp, thu hồi và thay thế chứng chỉ để đảm bảo mức độ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Mức độ hỗ trợ của CA cũng là một yếu tố bạn cần lưu ý, trong đó bao gồm dịch vụ khách hàng và hỗ trợ 24/7. Điều này có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào với chứng chỉ của mình.

Trên đây là giải thích OV là gì và một số thông tin cần thiết liên quan đến chứng chỉ SSL để bạn có bức tranh toàn diện hơn. Nếu bạn đang phân vân liệu đây có phải lựa chọn phù hợp cho website của mình hay không, hãy kết nối với HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – thông qua Hotline 024.9999.7777 để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận