Chứng chỉ CodeSign là gì?

24/08/2021
2069 lượt xem
Để lại đánh giá post nếu bạn thấy hữu ích nhé
Chia sẻ qua
chung chi codesign la gi

Code signing (ký mã) là cách để các lập trình viên chứng minh tính xác thực của một phần mềm và đảm bảo rằng nó xuất phát từ một nguồn hợp pháp cũng như không hề bị giả mạo. Bài viết này HVN sẽ giúp bạn khám phá chứng chỉ CodeSign là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến. 

Chứng chỉ CodeSign là gì?

Chứng chỉ CodeSign là một loại chứng chỉ số đặc biệt được dùng để xác định một tổ chức, trong đó nêu rõ chi tiết danh tính của tổ chức phát hành phần mềm và cho phép người dùng cuối xác minh tính hợp pháp của nền tảng đó.

chứng chỉ codesign là gì

Để hiểu đầy đủ chứng chỉ CodeSign là gì, điều quan trọng đầu tiên là phải làm rõ cách thức hoạt động chung của chứng chỉ.

Khi việc sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau cho các hoạt động kinh doanh trở nên dễ dàng, thì việc đảm bảo các ứng dụng được tải xuống là an toàn trở thành một vấn đề cần quan tâm. Các lập trình viên cần phải có cơ chế thích hợp để cho phép người dùng xác định phần mềm hoàn toàn an toàn cho việc tải xuống.

Code signing là một quá trình trong đó lập trình viên ký các ứng dụng và mã thực thi trước khi phát hành. Việc này được thực hiện bằng cách đặt chữ ký số vào mã thực thi, chương trình, bản cập nhật phần mềm hoặc tệp. Chứng chỉ CodeSign đảm bảo rằng phần mềm không hề bị hack và người dùng cuối có thể tải xuống an toàn.

Chứng chỉ CodeSign đánh giá xem phần mềm được tải xuống có xuất phát trực tiếp từ nhà phát hành hay không. Ngoài ra, chứng chỉ này còn chứng minh tính xác thực và tính toàn vẹn mã của nhà phát hành, qua đó cho phép người dùng tin tưởng vào bất kỳ bản nâng cấp nào.

Lý do sử dụng chứng chỉ CodeSign là gì?

Tại thời điểm hiện tại, tất cả các cửa hàng ứng dụng, hệ điều hành phổ biến đều yêu cầu phần mềm phải được ký bằng chứng chỉ CodeSign. Nhưng lý do vì sao nó lại trở nên quan trọng như vậy, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay?

lý do sử dụng chứng chỉ codesign

Bảo vệ chống lại việc thay đổi mã

Đầu tiên, khi phần mềm được ký bằng chứng chỉ CodeSign, điều đó có nghĩa là mọi phiên bản có chữ ký đều không bị bên thứ ba thay đổi. Xác nhận rằng nội dung công việc không bị thay đổi trong quá trình truyền tải là một chức năng quan trọng của bất kỳ chứng chỉ ký mã nào. Đó là bởi vì bất kỳ thay đổi nào đối với mã phần mềm đều có thể cho thấy sự hiện diện của hoạt động độc hại.

Do đó, với mã được ký, người dùng cuối được đảm bảo những gì nhìn thấy và trải nghiệm đều chính xác là dự định của người tạo phần mềm.

Cải thiện niềm tin người dùng cuối

Như đã đề cập trong phần “Chứng chỉ CodeSign là gì?”, phần mềm được ký bằng chứng chỉ này là sự đảm bảo an toàn cho người dùng cuối. 

Sự tin cậy này rất quan trọng vì nhiều phần mềm yêu cầu người dùng nhập các thông tin quan trọng để tận dụng tối đa lợi ích của hệ thống. Nếu người dùng không chắc chắn liệu có thể tin tưởng vào nền tảng đó không hay cảm thấy không thoải mái khi cung cấp các thông tin chi tiết đó, việc này sẽ khiến phần mềm do doanh nghiệp cung cấp trở nên kém hiệu quả đáng kể.

Đặc biệt trong thế giới số hóa hiện nay khi mọi thứ được tiêu thụ trực tuyến, sự tin tưởng đến từ phía người dùng cuối càng trở nên quan trọng và cần được tổ chức phát hành phần mềm/ứng dụng quan tâm đặc biệt.

Người dùng luôn lo lắng về việc liệu dữ liệu cá nhân và tài chính của mình có bị đánh cắp bởi tội phạm mạng không, điều này trở nên tồi tệ hơn khi nhận được cảnh báo bảo mật do hệ điều hành đưa ra. Một cách để thông báo cho những người dùng cuối này rằng phần mềm hoàn toàn an toàn và không bị giả mạo là mã hóa mã của ứng dụng bằng chứng chỉ CodeSign.

Tạo chuỗi tin cậy

Việc sử dụng chứng chỉ CodeSign sẽ tạo ra một chuỗi tin cậy cho phép mang lại trải nghiệm người dùng suôn sẻ bằng cách tránh mọi cảnh báo bảo mật tiềm ẩn.

Đó là bởi vì mã được ký không chỉ tạo ra sự tin tưởng của người dùng mà còn của bất kỳ trình duyệt hoặc hệ điều hành nào chạy phần mềm đó. Điều này có nghĩa là hệ thống có thể dễ dàng xác thực phần mềm. Một ví dụ về điều này là bất kỳ phần mềm nào được ký hợp lệ bằng chứng chỉ CodeSign sẽ có quá trình tải xuống suôn sẻ mà không có cảnh báo bảo mật rằng có thể gây ra nguy hiểm cho người dùng.

Cách hoạt động của chứng chỉ CodeSign

hoạt động của chứng chỉ codesign

Việc tìm hiểu hoạt động của chứng chỉ CodeSign là gì có thể giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về loại chứng chỉ ký mã này, cũng như biết cách áp dụng hợp lý cho phần mềm. 

Việc ký mã được bắt đầu bằng việc tạo một cặp khóa công khai – riêng tư duy nhất. Sau khi được tạo, public key được gửi đến CA để xác minh nó thuộc sở hữu của nhà phát triển phần mềm. CA là một thực thể có độ tin cậy cao được giao trọng trách ký và tạo chứng chỉ số. Chứng chỉ và public key được trả về sẽ xác nhận độ tin cậy của nhà phát triển phần mềm và bất kỳ ứng dụng nào được tạo ra.

Khi public key và chứng chỉ số được trả về, mã của phần mềm được chạy qua hàm băm. Hàm băm (hash function) là hàm một chiều biến văn bản được đưa vào thành một tổ hợp các giá trị tùy ý không thể đảo ngược. Qua đó, một giá trị được cung cấp cho mục đích so sánh với thời điểm dữ liệu được gửi đến người dùng cuối. Đầu ra hoặc thông điệp sau đó sẽ được mã hóa bằng private key. 

Lý do private key được sử dụng cho việc mã hóa, hoàn toàn trái ngược với public key, là cho phép bất kỳ ai cũng có thể đọc được thông điệp của bên phát hành phần mềm nhưng không thể giả mạo nó.

Thông điệp, chứng chỉ số và hàm băm kết hợp thành một khối chữ ký và được đặt vào phần mềm để gửi đến người dùng cuối.

Khi nhận được phần mềm, trước tiên máy tính của người dùng cuối sẽ kiểm tra tính xác thực của chứng chỉ CodeSign. Khi việc xác thực hoàn tất, thông điệp sẽ được giải mã bằng public key của cặp khóa được tạo ban đầu. Hàm băm sau đó được sử dụng trên mã của phần mềm và thông điệp kết quả được so sánh với thông điệp được nhà phát hành phần mềm cung cấp. Nếu cả hai trùng khớp nhau thì phần mềm có thể cài đặt an toàn.

Các loại chứng chỉ CodeSign

các loại chứng chỉ codesign

Khi đã hiểu được chứng chỉ CodeSign là gì cũng như cách nó hoạt động, bạn có thể đã xác định được liệu chứng chỉ này có cần thiết cho việc phát hành phần mềm của doanh nghiệp mình hay không. Trong quá trình tìm hiểu, bạn sẽ được cung cấp hai tùy chọn loại chứng chỉ ký mã, bao gồm:

  • Chứng chỉ CodeSign tiêu chuẩn: Được xác thực bởi CA, quá trình này bao gồm việc xác nhận danh tính của nhà phát hành phần mềm, tên tổ chức, địa chỉ thực và số điện thoại. Khi chứng chỉ được phê duyệt, nó sẽ được cấp cho doanh nghiệp và private key có thể được lưu trữ trên máy chủ.
  • Chứng chỉ CodeSign EV: CA thực hiện xác minh toàn diện hơn về doanh nghiệp. Quá trình xác thực tuân theo các nguyên tắc do CA/Browser Forum đặt ra.

Chứng chỉ CodeSign EV cung cấp một một số tính năng bảo mật nâng cao, bao gồm dấu thời gian cho người dùng biết rằng mã đã được ký bằng chứng chỉ hợp lệ và chữ ký số vẫn hợp lệ ngay cả khi chứng chỉ hết hạn. Hơn nữa, private key sẽ được lưu trữ trong USB token mã hóa  để xác thực hai yếu tố, khiến kẻ tấn công khó có thể truy cập vào khóa này.

Phần kết

Như vậy, bạn đã được cung cấp một số thông tin cơ bản nhất về chứng chỉ ký mã như chứng chỉ CodeSign là gì, cách hoạt động như thế nào và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chứng chỉ này hoặc có nhu cầu được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – thông qua Hotline: 024.9999.7777 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ ngay lập tức.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận