Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với nền kinh tế thế giới hiện nay là không thể phủ nhận khi có ngày càng nhiều doanh nghiệp thành công nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong giai đoạn bùng phát Covid–19 khiến mọi hoạt động bị đình trệ, chuyển đổi số đã chứng minh được sức mạnh của mình. Sớm nhận ra điều này, thương hiệu Nike đã tận dụng ưu thế của công nghệ để đứng vào hàng ngũ doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp giày.
Chiến lược chuyển đổi mạnh tay nhất của Nike được thể hiện rõ nhất khi Mark Parker – cựu Giám đốc điều hành Nike, thông báo rằng thương hiệu sẽ tiến hành cắt giảm danh sách đối tác phân phối từ hơn 30.000 xuống chỉ còn 40.
Mô hình lỗi thời kìm hãm sự phát triển của Nike
Đội ngũ lãnh đạo của Nike đã nắm bắt được bản sắc thương hiệu: Không chỉ sở hữu mức giá tốt nhất trên thị trường, sản phẩm giày của họ sở hữu những đặc điểm gắn liền với phong cách sống của cả các vận động viên và nghệ sĩ nổi tiếng, từ đó khơi dậy được khao khát sở hữu của người tiêu dùng.
Dẫu vậy, thương hiệu cho phép kinh doanh hàng hóa của mình trong các cửa hàng bách hóa hoặc các địa điểm bán lẻ khác, nơi những đôi giày xếp chồng lên nhau lẫn lộn với sản phẩm của nhiều thương hiệu khác. Các nhà lãnh đạo của thương hiệu đã nhanh chóng nhận ra vấn đề này và nhận định đây là một bước đi sai lầm.
Trước khi đưa ra quyết định chuyển mình với công nghệ tư vấn chuyển đổi số, Nike dù là một gã khổng lồ trong lĩnh vực cung cấp giày và quần áo thể thao, nhưng vì áp dụng mô hình kinh doanh truyền thống, không có sự gắn kết mạnh mẽ với công nghệ, nên dần bị chậm lại và thụt lùi so với các nhãn hàng đối thủ như Adidas.
Điển hình nhất cho sự thụt giảm đáng báo động của nhãn hàng là doanh thu chỉ đạt 33,5 tỷ USD trong khi giá cổ phiếu rơi vào khoảng 52 USD vào năm 2017.
Với tầm nhìn về áp dụng chuyển đổi số vào hành trình kinh doanh, Nike đã giảm dấu ấn trong các cửa hàng, thay vào đó là tập trung vào chiến lược kỹ thuật số đầu tiên liên kết thương mại điện tử với trải nghiệm tại cửa hàng, đồng thời tập trung vào mô hình Data Driven.
Nỗ lực chuyển mình với chuyển đổi số để đương đầu với Covid-17
Như đề cập ở trên, Nike không chỉ giảm thiểu sự hiện diện của mình tại các cửa hàng đối tác, mà còn tập trung vào chiến lược chuyển đổi số khi quyết định hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba. Nỗ lực áp dụng công nghệ vào kinh doanh đã mang đến cho thương hiệu sự thay đổi tích cực, vượt xa cả mong đợi của ban lãnh đạo.
Nike Live
Tuy đây không phải là một concept mới mẻ trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng sự góp mặt của Nike Live tại địa điểm bán lẻ Melrose Avenue, LA là một “nước cờ” không hề tầm thường trong chiến lược kinh doanh của hãng.
Kinh doanh giày và quần áo thể thao chỉ là thứ yếu, mục đích chính của cửa hàng là thu thập dữ liệu khách hàng, với đầy đủ thông tin về sản phẩm đang cung cấp, đối tượng mua hàng,… Trải nghiệm tập trung vào khách hàng mà Nike đang tiến hàng với cửa hàng này cho phép chuyển đổi người mua hàng thành Nike Plus member nhanh hơn 6 lần so với bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào trong mạng lưới của thương hiệu.
Thành viên Nike Plus cũng có xu hướng chi nhiều hơn 30% cho lần mua hàng trực tuyến tiếp theo với thương hiệu so với những người chưa ghé thăm cửa hàng. Chiến lược này đã chứng minh tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng đối với các nhãn hàng.
Các lãnh đạo cấp cao của Nike gọi kế hoạch chuyển đổi số lần này là “chiến lược nhân đôi 3 lần”. Năm 2017, Nike đã lên kế hoạch cho năm năm tới của thương hiệu là tăng gấp đôi sự đổi mới, cải thiện tốc độ tung sản phẩm ra thị trường và tạo ra các điểm kết nối trực tiếp với khách hàng.
Trên thực tế, thương hiệu đã thành công hoàn thành các mục tiêu này, nếu không muốn nói là vượt ngoài mong đợi, cụ thể: Kế hoạch cho thấy mức tăng 33% doanh số bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng cho tới năm 2022, tuy nhiên mục tiêu này đã đạt được vào năm 2019 và còn tiếp tục tăng trưởng.
Có hai vấn đề trọng tâm cần lưu ý ở đây là:
- Cần hiểu rõ điểm nổi bật của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng
- Việc áp dụng chuyển đổi số là một điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp để phát triển trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay
Ứng dụng SNKRS
Chính thức được tung ra thị trường vào tháng 2/2015, ứng dụng SNKRS là một công cụ marketing tuyệt vời dành cho Nike khi cho phép khách hàng cập nhật mẫu giày xu hướng và mới nhất, lựa chọn đôi giày yêu thích và tiến hành thanh toán một cách dễ dàng. Bước đi này của Nike đã cho thấy tầm nhìn của thương hiệu về sự bùng nổ smartphone – đồ vật nhanh chóng trở thành vật bất ly thân của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ trong thời đại công nghệ số.
Là một trong những nỗ lực chuyển đổi số đầu tiên của Nike, SNKRS cung cấp cho người sử dụng sự tương tác và bức tranh chi tiết nhất về sản phẩm với các thông tin như thông số hay giá cả, đồng thời hiển thị địa chỉ của cửa hàng.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn là một kênh marketing hiệu quả đến khách hàng mục tiêu của thương hiệu, phát huy tối đa công dụng của bộ công cụ Reminder – một công cụ tự động gửi tin nhắn cho khách hàng để nhắc nhở sản phẩm đang “hot” hoặc sản phẩm sắp ra mắt.
Hơn nữa, nhờ ứng dụng SNKRS, Nike nhanh chóng tạo ra được một cộng đồng bao gồm những người yêu thích sneaker đến từ khắp nơi trên thế giới. Thông qua cộng đồng này, thương hiệu sẽ theo dõi và lắng nghe những điều sneakerhead đang quan tâm cũng như ghi nhận những đóng góp của họ cho sản phẩm.
Chỉ trong tháng đầu tiên áp dụng, ứng dụng SNKRS đã ghi nhận hơn 2 triệu lượt download. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid–19, khi mọi người đều bị hạn chế đi lại, ứng dụng đã chứng tỏ được sức hút và tiềm năng của mình khi giúp Nike đạt được lượng truy cập và doanh thu tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước khi đại dịch bùng phát.
Cửa hàng trực tuyến Nike iD
Một nỗ lực chuyển đổi số ấn tượng được Nike triển khai chính là Nike iD – dịch vụ cho phép khách hàng tự mình thiết kế ra đôi giày của riêng mình ngay trên website của thương hiệu. Khi khách hàng hoàn thành việc thiết kế và thanh toán, giày sẽ được đặt làm riêng và gửi đến tận tay khách hàng.
Theo thống kê, dịch vụ đã nhanh chóng giúp Nike thu về hơn 100 triệu đô la chỉ trong năm đầu tiên áp dụng. Động thái này của Nike đã cho thấy niềm tin vào một thương hiệu được xây dựng từ chính phía khách hàng. Phương châm tập trung vào việc cá nhân hóa đã giúp nhãn hàng sở hữu cho riêng mình một lượng lớn khách hàng trung thành so với các đối thủ khác.
Ứng dụng Nike Fit
Nike Fit được nhiều người đánh giá là một ứng dụng mang tính bùng nổ và cách mạng của Nike, đặc biệt là trong giai đoạn thương hiệu đang chuyển mình với chuyển đổi số. Ứng dụng đã đưa thương hiệu lên một tầm cao mới trong ngành công nghiệp giày dép.
Với Nike Fit, khách hàng có thể thực hiện chọn size giày thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) với phương pháp thu thập dữ liệu khuôn bàn chân của người dùng. Từ đó, hệ thống sẽ kết hợp hình ảnh sản phẩm, data, Machine learning, trí tuệ nhân tạo AI và đề xuất size giày cũng như mẫu giày phù hợp với người dùng.
Khi việc mua hàng online đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng, ứng dụng Nike Fit đã giúp khách hàng giải đáp nỗi băn khoăn liên quan đến việc lựa chọn size giày. Theo nghiên cứu của The College of Podiatry, có tới một phần ba trong số 2000 người thực hiện khảo sát mang sai cỡ giày.
Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến các sản phẩm giày bị trả lại nhiều nhất là do kích thước. Việc hoàn trả lại sản phẩm này có thể khiến các nhà bán lẻ tiêu tốn nhiều tiền và khiến uy tín của thương hiệu bị sụt giảm. Chính vì thế, trong làn sóng hưởng ứng chuyển đổi số hiện nay, Nike Fit đã được “trình làng” để cung cấp tư vấn size giày tốt nhất cho từng khách hàng.
Một số lợi ích tuyệt vời mà ứng dụng Nike Fit đem đến cho cả người mua hàng và các nhà bán lẻ có thể kể đến là:
- Nâng cao giá trị của thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng
- Giải quyết tốt mặt hạn chế khi khách hàng lựa chọn mua hàng qua hệ thống online
- Khi áp dụng Nike Fit cho việc mua hàng trực tiếp tại cửa hàng, nhân viên bán hàng có thể cắt giảm thời gian phải di chuyển ra vào kho để chọn giày cho khách, thay vào đó là tập trung nỗ lực vào việc tư vấn loại giày phù hợp cho khách hàng.
Sự chuyển mình của Nike đã giúp khách hàng được trải nghiệm cách thức mua hàng thông minh và hiện đại hơn. Việc áp dụng chuyển đổi số đã giúp thương hiệu giải đáp được câu hỏi hóc búa trong bán hàng và mua hàng trên không gian trực tuyến: size giày không chuẩn, nỗi lo về chi phí đổi/trả hàng,…
Đồng thời, mức độ uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng đã được cải thiện đáng kể khi dành nhiều thời gian cho việc lắng nghe mong muốn, đề cao tính cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Áp dụng chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là điều bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn thích nghi với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ trong những năm gần đây. Nike là một mình chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của việc áp dụng phương pháp này. HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam khi cung cấp các giải pháp chuyển đổi số tốt nhất. Bạn sẽ nhanh chóng nhận được sự tư vấn chuyên sâu nhất đến từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ngay khi liên hệ với chúng tôi qua Hotline 024.9999.7777.