Chuyển đổi số được đánh giá là một quá trình quan trọng và cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, thay vì triển khai một cách vội vàng, việc xây dựng chiến lược và trả lời các câu hỏi quan trọng liên quan đến số hóa có thể giúp cho các tổ chức vừa thu về kết quả đáng mong đợi vừa tiết kiệm chi phí đáng kể.
Chuyển đổi số là gì?
Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, cũng như tình trạng tạm ngừng hoạt động kinh tế ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, đã khiến các doanh nghiệp cần có một phương pháp mới để tồn tại và giữ cho hoạt động được diễn ra suôn sẻ. Trước tình hình đó, quá trình chuyển đổi số đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ, biến đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp để linh hoạt với bối cảnh.
Chuyển đổi số có thể liên quan đến nhiều thứ, từ hiện đại hóa CNTT, tối ưu hóa kỹ thuật số, đến phát triển các mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới. Tất cả nhằm mục đích cải thiện đáng kể hoặc phát triển các quy trình kinh doanh mới.
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là quá trình phân tích nhu cầu của khách hàng và sử dụng công nghệ để cải thiện trải nghiệm của người dùng cuối. Người dùng cuối ở đây có thể là khách hàng hoặc nhân viên.
Công nghệ chuyển đổi số phổ biến dành cho doanh nghiệp
Công nghệ chuyển đổi số là công nghệ cho phép doanh nghiệp chuyển đổi cách mọi người tương tác với nhau và với môi trường xung quanh vì những mục đích nhất định.
Mobile
Kể từ khi đánh dấu sự ra mắt đầu tiên vào năm 1973, điện thoại di động đã thay đổi xã hội của chúng ta rất nhiều, do đó đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu trong danh sách các công nghệ chuyển đổi số của mọi thời đại.
Công nghệ di động dường như có mặt ở khắp mọi nơi, từ doanh nghiệp đến cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Ví dụ, với khả năng của công nghệ 5G, công nghệ di động đã tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và các bộ phận khác của nền kinh tế.
Cloud
Điện toán đám mây về cơ bản là việc phân phối các dịch vụ điện toán theo yêu cầu, chẳng hạn như ứng dụng, lưu trữ và xử lý, thông qua Internet và trên cơ sở dịch vụ trả phí. Công nghệ chuyển đổi số này có khả năng mở rộng theo quy mô doanh nghiệp nhờ tính linh hoạt của mình.
Những thách thức và vấn đề từ các hệ thống cũ hoặc vấn đề bảo mật có thể được giải quyết nhanh gọn thông qua các phát triển mới trong công nghệ đám mây. Theo nghiên cứu, việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây có thể sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới.
IoT
Trong thời đại hiện nay, cụm từ “IoT” (Internet of Things) không còn là một khái niệm xa lạ. Về cơ bản, công nghệ này đề cập đến một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích hợp với phần mềm và các công nghệ khác cho mục tiêu kết nối và trao đổi dữ liệu trên các thiết bị, hệ thống khác qua Internet.
Do có nhiều lợi ích, IoT được coi là một trong những công nghệ chuyển đổi số quan trọng nhất mà các tổ chức nên nghiêm túc xem xét. Các doanh nghiệp trang bị IoT có thể có được kiến thức tốt hơn và sâu hơn về hoạt động của mình từ cả khía cạnh bên trong và bên ngoài.
Trong khi đó, nguồn dữ liệu khổng lồ, thông tin chuyên sâu và phân tích cho công nghệ IoT cung cấp cho phép doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chuyển đổi số quan trọng như hiệu quả, tính linh hoạt và trải nghiệm khách hàng.
AI và Machine learning
AI và Machine learning đã mở ra nhiều tiềm năng cho các tổ chức bằng cách đẩy nhanh tốc độ gia tăng theo cấp số nhân của dữ liệu và quyền truy cập dữ liệu, cũng như sức mạnh tính toán và khả năng kết nối cho doanh nghiệp.
Các công nghệ chuyển đổi số này mở ra những cách tiếp cận mới và đề xuất các giải pháp khả thi hơn cho những câu hỏi chưa được trả lời của các doanh nghiệp. Do đó, AI và Machine learning được coi là những khoản đầu tư xứng đáng và cần thiết.
05 câu hỏi về chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp
Tốc độ số hóa đang có những dấu hiệu của sự tăng tốc. Để không bị thụt lùi so với đối thủ và tăng cường sức cạnh tranh trên thương trường, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện nghiên cứu chuyển đổi số và tìm câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng có tính liên quan, nhằm đem lại tỷ lệ chuyển đổi thành công cao.
Để giúp công việc này trở nên dễ dàng hơn, hãy cùng nhìn qua danh sách 5 câu hỏi quan trọng nhất và thường gặp nhất về số hóa.
Tại sao doanh nghiệp nên tiến hành quá trình chuyển đổi số?
Chuyển đổi số là một tấm vé đảm bảo về sự tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp và giúp bạn có thể vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ, đối thủ cạnh tranh của bạn đang tạo ra một số lượng lớn khách hàng tiềm năng, thiết lập cuộc gọi và tiếp cận khách hàng trước giờ ăn trưa. Trong khi đó, doanh nghiệp của bạn vẫn sử dụng phương pháp giới thiệu cũ để thu hút khách hàng tiềm năng và tiến hành cách cuộc gọi cold-call.
Gắn bó với hình thức làm việc truyền thống sẽ không thể mang đến cho doanh nghiệp lợi thế trong bối cảnh hiện nay. Để duy trì tính cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng kinh doanh, hãy lên chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp bằng cách kết hợp các công cụ kỹ thuật số mới nhất.
Với tốc độ đổi mới nhanh chóng trong công nghệ và kinh doanh, chiến lược chuyển đổi số khó có thể phù hợp sau một vài năm. Do đó, tổ chức cần thực hiện đánh giá lại chiến lược sau 2-3 năm, để tránh đầu tư vào chiến lược có thể đã trở nên lỗi thời do sự gián đoạn đột ngột trong quy trình công nghệ hoặc quy trình làm việc của tổ chức.
Làm thế nào để biết được chuyển đổi số có hiệu quả với doanh nghiệp?
Nhắm mục tiêu thực hiện chuyển đổi số để mang tới động lực làm việc cho công ty, cơ hội thành công cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào nhân tố con người. Số hóa được xem như “chất xúc tác” tác động đến nhân viên để học hỏi và áp dụng các công nghệ mới. Do đó, tổ chức cần phải có số liệu để theo dõi được hiệu suất nhân viên trong và sau khi chuyển đổi, như vậy có thể đánh giá được mức độ hiệu quả.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể tính toán thời gian trung bình cần thiết để hoàn tất giao dịch với khách hàng và số lượng dự án đã hoàn thành trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Sau khi chuyển đổi, hãy thực hiện lại phép tính. Nếu kết quả tốt hơn, điều đó có nghĩa là nhân viên của bạn có thể làm việc hiệu quả hơn trong khi thực hiện dự án số hóa. Nếu mất nhiều thời gian hơn, thì công cụ được triển khai không mang lại hiệu quả.
Làm cách nào để có kế hoạch truyền đạt sự chuyển đổi tốt?
Giao tiếp là cách hiệu quả nhất để thay đổi tư duy, kích thích suy nghĩ và khuyến khích hành vi mới. Là một lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần truyền đạt các mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng và đảm bảo nhân viên của mình có thể hiểu đúng mục tiêu đó.
Bằng cách này, nhân viên hiểu được giá trị mà quá trình chuyển đổi số có thể mang lại và tham gia vào quá trình số hóa một cách chuyên nghiệp, hiệu quả nhất.
Giám đốc Assertive, Daniel Foley Carter, từng nói rằng các nhà lãnh đạo cấp cao phải thiết lập các điều kiện phù hợp để chuyển đổi số thành công. Nếu các cá nhân không học hỏi công nghệ mới, đó là do ban lãnh đạo không thúc đẩy bầu không khí học tập đó.
Nên đầu tư vào những công nghệ chuyển đổi số nào?
Mặc dù chuyển đổi số là một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh, nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp đột nhiên áp dụng cho hệ thống làm việc mà không có nghiên cứu và chiến lược cụ thể.
Mỗi doanh nghiệp đều những đặc điểm khác nhau và có nhu cầu khác nhau cũng như kế hoạch riêng cho khả năng mở rộng trong tương lai. Bạn phải đảm bảo chỉ đầu tư vào các công nghệ có thể phát triển cùng với doanh nghiệp của mình.
Các tổ chức cần phải biết mục tiêu hướng đến của mình là ở đâu, các yêu cầu cho sự phát triển trong tương lai, để từ đó có sự đầu tư thích hợp và hiệu quả vào các công cụ và công nghệ có thể thích ứng theo lộ trình.
Sự đầu tư vào chuyển đổi số có mang lại lợi nhuận không?
Cùng với năng suất của nhân viên, tăng trưởng doanh thu là một trong những thước đo rõ ràng nhất cho sự thành công của chuyển đổi số.
Cuộc khảo sát PwC Global Digital IQ năm 2020 chỉ ra rằng ⅔ công ty cho biết tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng nếu không thực hiện chuyển đổi số đủ nhanh. Cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy các công ty có quá trình số hóa hiệu quả có mức tăng trưởng biên lợi nhuận cao hơn 17% so với các công ty cùng ngành trong 3 năm.
Khi đánh giá quá trình chuyển đổi số, các công ty không nên chỉ kiểm tra sự tăng giảm của doanh thu, mà còn nên so sánh số liệu bán hàng trước và sau khi chuyển đổi, tính chi phí dự án và các yếu tố khác. Điều này sẽ cung cấp một bức tranh chính xác về tác động của quá trình số hóa đối với lợi nhuận doanh nghiệp.
Ngoài 5 câu hỏi trên, chắc chắn bạn sẽ còn nhiều thắc mắc liên quan đến chuyển đổi số cần được giải đáp trong quá trình tìm hiểu. Vì thế, hãy bấm ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để gặp gỡ nhân viên có chuyên môn cao của chúng tôi để hỗ trợ gỡ rối giúp bạn.
HVN – Hệ sinh thái kiến tạo doanh nghiệp 4.0 – được biết đến là địa chỉ cung cấp các giải pháp chuyển đổi số uy tín và nhận được nhiều đánh giá cao từ khách hàng. Nếu trong quá trình tìm hiểu về số hóa doanh nghiệp và gặp bất kỳ vấn đề nào cần được giải quyết hoặc có nhu cầu tư vấn chuyên sâu hơn về các giải pháp, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 024.9999.7777, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ nhanh chóng giúp bạn xử lý vấn đề hoặc tư vấn chi tiết nhất về giải pháp chuyển đổi phù hợp nhất với tổ chức.